8. Nội dung nghiên cứu
3.3.3. Phân tíc ha priori tình huống 3
Tình huống thực nghiệm 3 được thiết kế nhằm kiểm chứng hợp đồng didactic
R: Khi áp dụng công thức cộng và công thức nhân xác suất thì học sinh không có trách nhiệm kiểm tra điều kiện các biến cố xung khắc hay độc lập nhau. Chúng tôi đưa ra một bài toán Di truyền khá quen thuộc đối với học sinh và cung cấp sẵn một lời giải giả định có áp dụng quy tắc cộng và quy tắc nhân để tính xác suất kể cả thao tác kiểm tra điều kiện trước khi áp dụng công thức xác suất.
Lý do chúng tôi chọn cách trình bày sẵn lời giải giả định là vì chúng tôi cho rằng rất khó xuất hiện thao tác kiểm tra điều kiện trước khi áp dụng công thức xác suất từ học sinh. Chúng tôi cố tình “nhắc nhở” học sinh trong nội dung câu hỏi nhưng nếu học sinh vẫn không để ý tới điều kiện thì hợp đồng dạy học R chúng tôi đưa ra có hiệu lực khá mạnh.
Các chiến lược có thể:
S31: Chiến lược kiểm tra điều kiện. Lời giải của học sinh có quan tâm đến điều
kiện xung khắc, độc lập của các biến cố trước khi áp dụng công thức.
S32: Chiến lược không kiểm tra điều kiện. Học sinh không có thao tác kiểm tra
điều kiện.
S33: Chiến lược không chấp nhận lời giải giả định. Với lời giải được cho sẵn,
học sinh tự trình bày một lời giải khác mà các em cho là hợp lí nhất.
Trong tình huống 3, chiến lược S32 và S33 là những chiến lược chúng tôi mong đợi.
86
Biến didactic
Biến V5: Trình bày lời giải. Biến này có các giá trị như sau:
+ “Trình bày sẵn lời giải”. Giá trị này được chúng tôi lựa chọn trong tình huống 3, với giá trị biến này tạo điều kiện cho các chiến lược S31 và S32 đều xuất hiện.
+ “Không trình bày lời giải”. Giá trị này thì chiến lược S31 rất khó có khả năng xảy ra.
+ “Trình bày nhiều lời giải”. Một bài toán Di truyền học có thể có nhiều cách giải: dùng sơ đồ lai, tỉ lệ,…với giá trị này học sinh sẽ lúng túng, phân vân và làm loãng đi mục đích thực nghiệm của chúng tôi.
Tình huống thực nghiệm 3, chúng tôi cũng lựa chọn các biến như: Số cặp gen và cách đặt câu hỏi cũng giống như tình huống 2. Tuy nhiên, giá trị biến V3 (số cặp gen) chúng tôi chọn là hai cặp, biến V2 (cách đặt câu hỏi) có sự thay đổi về lí do chọn các giá trị của biến nên chúng tôi sẽ kí hiệu là biến ''
2
V và các giá trị của nó như sau:
Biến V2'': Cách đặt câu hỏi
+ “Câu hỏi trắc nghiệm”. Giá trị này không dược chúng tôi lựa chọn nhằm tránh trường hợp học sinh trả lời theo cảm tính.
+ “Câu hỏi tự luận”. Chúng tôi muốn học sinh giải thích, trình bày rõ ý kiến cá nhân về vấn đề được nêu ra. Với giá trị này, các chiến lược S31, S32 và S33 đều có khả năng xảy ra.