Đối tượng và hình thức thực nghiệm

Một phần của tài liệu Luận Văn thạc sĩ MÔ HÌNH HÓA TOÁN HỌC TRONG BÀI TOÁN DI TRUYỀN MÔN SINH HỌC LỚP 12 Nguyễn Duyên An (2015) (Trang 81 - 85)

8. Nội dung nghiên cứu

3.2. Đối tượng và hình thức thực nghiệm

Đối tượng thực nghiệm: Thực nghiệm được tiến hành trên cả học sinh và giáo viên, cụ thể như sau:

+ Đối với giáo viên, chúng tôi sử dụng phiếu thăm dò ý kiến đối với giáo viên Sinh học lớp 12.

+ Đối với học sinh: Các lớp tham gia thực nghiệm đều sử dụng bộ sách giáo khoa Sinh học 12 ban cơ bản.

Thời điểm thực nghiệm: thực nghiệm được tiến hành học kì 1 của năm học 2015 – 2016, sau khi học sinh vừa học xong bài “Quy luật phân li” và “Quy luật phân li độc lập”.

Hình thức thực nghiệm: Bộ câu hỏi dành cho giáo viên và học sinh.

Tình huống 1 (dành cho giáo viên):

Chúng tôi trình bày hai khái niệm Toán học có liên quan đến bài toán Di truyền như sau:

Định nghĩa xác suất cổ điển:

Giả sử A là biến cố liên quan đến một phép thử chỉ có một số hữu hạn kết quả đồng khả năng xuất hiện. Ta gọi tỉ lệ  

 

n A

n  là xác suất của biến cố A, kí hiệu là   P A      P A n A n  

73

biến cố A, còn n  là số các kết quả có thể xảy ra của phép thử. Định nghĩa xác suất thực nghiệm:

Kí hiệu nA là số lần xuất hiện biến cố A trong một dãy n phép thử được lặp đi lặp lại (dãy các phép thử lặp). Tỉ lệ nA

n gọi là tần suất xuất hiện biến cố A.

Khi n tăng, nA

n ngày càng gần một số P A xác định. Người ta gọi số P A

đó là xác suất của biến cố A theo quan điểm thống kê.

Sách bài tập Sinh học 12, bài tập 4b, trang 20 (đã được chúng tôi trích lược) trình bày bài toán Di truyền như sau:

Ở đậu Hà Lan, màu hoa tím trội hoàn toàn so với màu hoa trắng. Trong các thí nghiệm sau đây, bố mẹ có kiểu hình đã biết nhưng chưa biết kiểu gen sinh ra đời con được thống kê như sau:

Bố mẹ Con

Tím Trắng

Tím  tím 118 39

Trong các phép lai trên có thể dự đoán bao nhiêu cây hoa tím mà khi tự thụ phấn sẽ cho cả hoa tím và hoa trắng?

Lời giải của sách bài tập Sinh học 12, trang 20:

Quy ước A xác định hoa tím trội hoàn toàn so với a xác định hoa trắng. Tím  tím  tỉ lệ 3:1 kiểu gen Aa Aa

Dự đoán trong các phép lai trên:

Ở phép lai, cây hoa tím tự thụ phấn  hoa trắng aa Sơ đồ lai:

P : Tím  Aa  Tím  Aa

1

74 3 hoa tím : 1 hoa trắng

Số cây hoa tím ở F1 có kiểu gen Aachiếm 2 / 3 số cây hoa tím  số cây hoa tím tạo ra hoa trắng khi tự thụ phấn là 118 2 / 3 78  .

Câu hỏi: Thầy Cô hãy gạch dưới những dòng có sử dụng xác suất trong lời giải

trên và ghi rõ loại xác suất mà Thầy Cô cho là đã được sử dụng ở đó?

Tình huống 2 (dành cho học sinh – thời gian 15 phút):

o Bài toán 1:

Biết một gen quy định một tính trạng, gen trội hoàn toàn, các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do. Theo lí thuyết, phép lai ♀AABBDD  ♂aabbdd khi cho F1 tự thụ phấn thu được F2. Ở thế hệ F2, hãy xác định xác suất xuất hiện kiểu gen

aabbdd bằng cách lập sơ đồ lai và bảng punnett?

o Bài toán 2:

Biết một gen quy định một tính trạng, gen trội hoàn toàn, các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do. Theo lí thuyết, phép lai ♀AABBDD  ♂aabbdd khi cho F1 tự thụ phấn thu được F2. Ở thế hệ F2, hãy xác định xác suất xuất hiện kiểu gen

aabbdd mà không cần lập sơ đồ lai?

Tình huống 3 (dành cho học sinh - thời gian 10 phút):

Cho bài toán: “Trong một phép lai giữa một dòng thuần mang hai tính trạng trội

hạt tròn, có lớp vỏ màu xám AABBvới một dòng mang hai tính trạng lặn hạt nhăn, có vỏ màu trắng aabb. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2. Hãy tính xác suất xuất hiện hạt tròn, vỏ trắng?”

Đối với bài toán Di truyền học, có nhiều cách giải: dùng sơ đồ lai, bảng punnett,… nhưng sau đây chúng tôi chỉ trình bày một cách giải dùng xác suất như sau:

75 Sơ đồ lai:    1 2 2 P : AABB aabb G : AB ab F : AaBb F : AaBb AaBb F : Aa Aa Bb× Bb    Hay 2 1 1 1 1 1 1 F : AA : Aa : aa BB : Bb : bb 4 2 4 4 2 4         

Kiểu hình hạt tròn, vỏ trắng có kiểu gen A_bb.

Xác suất xuất hiện kiểu gen AA từ phép lai Aa ×Aa là 1 4. Xác suất xuất hiện kiểu gen Aa từ phép lai Aa ×Aa là 1

2. Xác suất xuất hiện kiểu gen bb của phép lai Bb×Bblà 1

4.

Sự phân li của mỗi cặp alen là một sự kiện độc lập nên theo quy tắc nhân xác suất thì:

+ Xác suất kiểu hình hạt tròn, vỏ trắng có kiểu gen AAbblà 1 1 1 4 4 16. + Xác suất xuất hiện hạt tròn, vỏ trắng có kiểu gen Aabblà 1 1 1

2 4 8.

Vì sự xuất hiện của kiểu hình trội và lặn về một tính trạng mang tính chất loại trừ lẫn nhau, xung khắc nhau. Do đó, theo quy tắc cộng xác suất thì: xác suất xuất hiện kiểu hình hạt tròn, vỏ trắng là 1 1 3

81616.

Câu hỏi: Trong lời giải trên, theo em có cần kiểm tra điều kiện độc lập, xung

khắc của hai biến cố trước khi áp dụng công thức xác suất hay không? Giải thích tại sao?

76

Một phần của tài liệu Luận Văn thạc sĩ MÔ HÌNH HÓA TOÁN HỌC TRONG BÀI TOÁN DI TRUYỀN MÔN SINH HỌC LỚP 12 Nguyễn Duyên An (2015) (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)