Phân tíc ha posteriori tình huống 2

Một phần của tài liệu Luận Văn thạc sĩ MÔ HÌNH HÓA TOÁN HỌC TRONG BÀI TOÁN DI TRUYỀN MÔN SINH HỌC LỚP 12 Nguyễn Duyên An (2015) (Trang 100 - 105)

8. Nội dung nghiên cứu

3.4.2. Phân tíc ha posteriori tình huống 2

Để kiểm chứng những giả thuyết nghiên cứu và hợp đồng dạy học mà chúng tôi đưa ra. Chúng tôi tiến hành thực nghiệm trên hai lớp 12 thuộc trường THPT Lê Minh Xuân thuộc thành phố Hồ Chí Minh. Đối với Bài toán 1, chúng tôi thực nghiệm trên

41 học sinh lớp 12A1; còn Bài toán 2, chúng tôi thực nghiệm trên 42 học sinh thuộc lớp 12A2. Cả hai lớp thực nghiệm đều sử dụng bộ sách giáo khoa Sinh học cơ bản.

Phân tích a posteriori Bài toán 1:

Sau đây chúng tôi sẽ trình bày bảng thống kê số liệu thu thập được từ 41 học sinh lớp 12A1 tham gia thực nghiệm cho Bài toán 1 như sau: (bài toán yêu cầu học sinh dùng cách giải truyền thống: dùng sơ đồ lai và lập bảng punnett)

Bảng 3.2: Thống kê kết quả các chiến lược của Bài toán 1

Các chiến lược Số câu trả lời Tỉ lệ %

S21a: Chiến lược bảng hoàn chỉnh 0 0%

S21b: Chiến lược bảng chưa hoàn chỉnh 32 78%

Khác 9 22%

Tổng cộng 41 100%

Từ bảng thống kê trên, có tới 78% số học sinh (32/41) tham gia thực nghiệm không thể hoàn thành bài toán và hoàn toàn không có một học sinh nào có thể hoàn thành tình huống chúng tôi đưa ra trong thời gian được giới hạn là 15 phút.

Chúng tôi sẽ trích ra một số dẫn chứng để chứng tỏ rằng cách giải truyền thống là bất lợi cho học sinh, nhất là về thời gian:

- Học sinh HS1 chỉ mới tìm được giao tử. Còn HS2 thì đã viết được sơ đồ lai, tính được tỉ lệ các loại giao tử và chỉ ghi vào ô cần tính xác suất mà thôi, các vị trí khác thì lại bỏ trống:

92

Hình 3.8: Bài làm HS1

Hình 3.9: Bài làm của HS2

- Chúng tôi thu được phiếu bài làm của HS3: viết được sơ đồ lai, xác định được tỉ lệ các giao tử, kẻ được bảng nhưng chỉ điền vào một phần của bảng punnett và vẫn chưa đưa ra được kết quả:

93

Hình 3.10: Bài làm của HS3

Hơn nữa, như trong bảng thống kê chúng tôi trình bày ở trên có tới 9/41 học sinh (chiếm 22%) trình bày lời giải ngoài sự dự đoán của chúng tôi: mặc dù đề toán yêu cầu rất rõ rằng là “lập sơ đồ lai và bảng punnett” nhưng học sinh vẫn “cố tình” không dùng sơ đồ lai và bảng punnett. Điều đó chứng tỏ rằng các em sẽ ưu tiên dùng xác suất tường minh để giải các bài toán Di truyền học. Vài trích dẫn của các học sinh thể hiện như sau:

- HS4 thì đã hoàn thành được việc lập sơ đồ lai, tìm được tỉ lệ các giao tử và kết luận ngay xác suất cần tính:

94

Hình 3.11: Bài làm của HS4

- HS5 lại có cách làm khác hơn so với các học sinh khác: HS5 tính riêng lẻ từng cặp gen, xác định kiểu gen cần tính rồi nhân tỉ lệ của các gen đó lại với nhau:

Hình 3.12: Bài làm của HS5

Từ các kết quả thống kê trên, chúng tôi mạnh dạng đưa ra khẳng định rằng việc giải bài toán Di truyền bằng phương pháp truyền thống (dùng sơ đồ lai và bảng punnett) sẽ bất lợi cho học sinh.

95

Phân tích a posteriori Bài toán 2:

Để có thể kết luận về sự đúng đắn của giả thuyết H2 (“Khi giải bài toán Di truyền học, học sinh dùng mô hình xác suất tường minh6 sẽ thuận lợi hơn về thời gian so với cách giải truyền thống”) chúng tôi còn phải thu thập thêm kết quả thực nghiệm

Bài toán 2 (dùng các quy tắc xác suất để tính). Sau đây, chúng tôi sẽ trình bày bảng số

liệu thu được qua các bài làm của 42 học sinh tham gia làm thực nghiệm cho Bài toán 2 như sau:

Bảng 3.3: Thống kê kết quả các chiến lược của Bài toán 2

Các chiến lược Số câu trả lời Tỉ lệ %

S22a: Chiến lược tỉ lệ hoàn chỉnh 40 95,2%

S22b: Chiến lược tỉ lệ không hoàn chỉnh 2 4,8%

Tổng cộng 42 100%

Từ bảng thống kê cho thấy với 40/42 chiếm 95,2% số học sinh tham gia thực nghiệm đã hoàn thành được bài toán trong thời gian được giới hạn (cùng 15 phút như đối với Bài toán 1). Đa số lời giải từ các học sinh trình bày tương tự nhau là tính tỉ lệ cho từng cặp riêng lẻ và nhân lại với nhau. Chúng tôi trình bày một vài trích dẫn để chứng minh như sau:

Hình 3.13: Bài làm của HS6

6 Xác suất tường minh tức là xác suất được tính bằng cách dùng các công cụ như các quy tắc xác suất.

Cách giải bài toán Di truyền theo truyền thống tức là dùng sơ đồ lai và lập bảng punnett. Trong luận văn của này, chúng tôi còn gọi cách giải trên là dùng xác suất ngầm ẩn (bao gồm sơ đồ lai, bảng punnett và tỉ lệ)

96

Không có học sinh nào trình bày lời giải khác và chỉ có 2 học sinh (tỉ lệ 4,8%) không thể hoàn thành nội dung bài toán: cả hai em đều giải bằng cách đưa về phép lai đơn giản chỉ có 2 cặp gen, nhưng khi tính được tỉ lệ các giao tử thì dừng lại và không cho được kết quả bài toán:

Hình 3.14: Bài làm của HS7

Để dễ dàng so sánh sự thuận lợi của hai cách giải dùng xác suất tường minh (Bài

toán 2) và cách giải truyền thống (Bài toán 1), chúng tôi trình bày lại bảng so sánh

sau:

Bảng 3.4: So sánh các kết quả của Bài toán 1 và Bài toán 2 trong tình huống 2 Cách giải dùng

xác suất tường minh Tỉ lệ %

Cách giải truyền thống

Tỉ lệ %

Số câu trả lời hoàn

chỉnh 40 95,2% 0 0%

Số câu trả lời không

hoàn chỉnh 2 4,8% 32 78%

Khác 0 0% 9 22%

Tổng cộng 42 100% 41 100%

Từ đó, chúng tôi khẳng định giả thuyết H2 đã nêu là đúng đắn. Tức là: “Khi giải bài toán Di truyền học, học sinh dùng mô hình xác suất tường minh sẽ thuận lợi hơn về thời gian so với cách giải truyền thống”.

Một phần của tài liệu Luận Văn thạc sĩ MÔ HÌNH HÓA TOÁN HỌC TRONG BÀI TOÁN DI TRUYỀN MÔN SINH HỌC LỚP 12 Nguyễn Duyên An (2015) (Trang 100 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)