Phân tíc ha priori tình huống 1

Một phần của tài liệu Luận Văn thạc sĩ MÔ HÌNH HÓA TOÁN HỌC TRONG BÀI TOÁN DI TRUYỀN MÔN SINH HỌC LỚP 12 Nguyễn Duyên An (2015) (Trang 85 - 87)

8. Nội dung nghiên cứu

3.3.1.Phân tíc ha priori tình huống 1

Để kiểm chứng giả thuyết H1 chúng tôi thiết kế tình huống thực nghiêm trên giáo viên Sinh học lớp 12 vì những lí do như sau:

+ Thứ nhất, học sinh không được giới thiệu kĩ về xác suất thực nghiệm nên việc nhận biết và phân biệt chúng là vượt quá khả năng của họ nên chúng tôi muốn tìm hiểu xem đối với giáo viên Sinh học thì sao?

+ Thứ hai, thể hiện vai trò của dạy học tích hợp liên môn trong hai lĩnh vực Toán học và Sinh học khía cạnh xác suất thống kê.

Trước khi đưa ra bài toán cho tình huống này thì chúng tôi cũng đã nhắc lại hai khái niệm xác suất cổ điển và xác suất thực nghiệm thuộc phạm vi Toán học nhằm cung cấp cho giáo viên Sinh học 12 công cụ để giải quyết tình huống của chúng tôi đưa ra.

Các chiến lược có thể:

Để ngắn gọn và thuận tiện cho việc quan sát nên chúng tôi chỉ trình bày nội dung lời giải cho sẵn và sẽ đánh dấu những vị trí trong lời giải của tình huống 3 này như sau:

Quy ước A xác định hoa tím trội hoàn toàn so với a xác định hoa trắng. Tím  tím  tỉ lệ 3:1 (1) kiểu gen Aa Aa

Dự đoán trong các phép lai trên:

Ở phép lai, cây hoa tím tự thụ phấn  hoa trắng aa

Sơ đồ lai:

P : Tím  Aa  Tím  Aa 1

77

Các chiến lược chúng tôi dự đoán có thể xuất hiện trong ứng xử của giáo viên được trình bày như sau:

S11: Chiến lược cả xác suất cổ điển và xác suất thực nghiệm đều được sử

dụng (đúng vị trí). Đây là chiến lược đúng và đầy đủ của tình huống này nên chúng

tôi không mong đợi tình huống này. Chiến lược này bác bỏ giả thuyết mà chúng tôi đưa ra, tức là giáo viên Sinh học 12 phân biệt rõ hai loại mô hình xác suất cổ điển và thực nghiệm.

Quy ước A xác định hoa tím trội hoàn toàn so với a xác định hoa trắng. Tím  tím  tỉ lệ 3:1  kiểu gen Aa Aa (xác suất thực nghiệm) Dự đoán trong các phép lai trên:

Ở phép lai, cây hoa tím tự thụ phấn  hoa trắng aa Sơ đồ lai:

P : Tím  Aa  Tím  Aa

1

F : 1AA : 2Aa : 1aa (xác suất cổ điển) 3 hoa tím : 1 hoa trắng

Số cây hoa tím ở F1 có kiểu gen Aachiếm 2 / 3 số cây hoa tím  số cây hoa tím tạo ra hoa trắng khi tự thụ phấn là 118 2 / 3 78  .

S12: Chiến lược nhầm lẫn. Đây là chiến lược chúng tôi mong đợi trong tình

huống thực nghiệm dành cho giáo viên. Tức là họ sẽ nhầm lẫn trong việc phân biệt hai loại mô hình xác suất cổ điển và xác suất thực nghiệm. Trong chiến lược này có thể có những chiến lược nhầm lẫn như sau:

3 hoa tím : 1 hoa trắng

Số cây hoa tím ở F1 có kiểu gen Aachiếm 2 / 3 (3) số cây hoa tím  số cây hoa tím tạo ra hoa trắng khi tự thụ phấn là 118 2 / 3 78  .

78

+ S12a: Chiến lược chỉ có xác suất cổ điển. Khi đó, các vị trí được giáo viên

đánh dấu (có thể dư hoặc thiếu) sẽ được ghi một loại xác suất là “xác suất cổ điển”.

+ S12b: Chiến lược chỉ có xác suất thực nghiệm. Các vị trí được giáo viên đánh

dấu (có thể dư hoặc thiếu) sẽ được ghi một loại xác suất là “xác suất thực nghiệm”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ S12c: Có cả hai mô hình xác suất cổ điển và thực nghiệm (có thể dư hoặc

thiếu). Tuy nhiên, họ vẫn chưa phân biệt được chúng.

Biến didactic:

V1: Mối quan hệ giữa thống kê và xác suất trong bài toán.

+ “Đề bài cho sẵn số liệu thống kê”. Với giá trị này của biến tạo điều kiện cho xác suất cổ điển lẫn xác suất thực nghiệm xuất hiện. Giá trị được lựa chọn là đề bài cho sẵn số liệu thống kê. Với giá trị này tạo điều kiện xuất hiện cho tất cả các chiến lược: S11S12 (S12a, S12b S12c).

+ “Bài toán không cho số liệu thống kê”. Đối với bài toán không có số liệu thống kê thường sẽ dùng xác suất tường minh (dùng các quy tắc xác suất) và xác suất ngầm ẩn thông qua sơ đồ lai, bảng punnett và tỉ lệ. Các chiến lược có thể xảy ra là S12a,

S12b S12c.

V2 :Cách đặt câu hỏi. Giá trị có thể có là: “câu hỏi trắc nghiệm” hay “câu hỏi

tự luận”. Ở đây, chúng tôi chọn giá trị là câu hỏi tự luận nhằm tránh trường hợp lựa chọn đáp án theo cảm tính, đồng thời muốn tìm hiểu xem giáo viên có nhận biết và chỉ rõ được hai mô hình xác suất hay không?

Một phần của tài liệu Luận Văn thạc sĩ MÔ HÌNH HÓA TOÁN HỌC TRONG BÀI TOÁN DI TRUYỀN MÔN SINH HỌC LỚP 12 Nguyễn Duyên An (2015) (Trang 85 - 87)