Nguyên tắc của quản lý chất lượng công trình

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng xây dựng công trình - trường hợp nghiên cứu điển hình với dự án cơ sở hạ tầng ưu tiên Đà Nẵng (Trang 48 - 51)

a. Bảo đảm sự quản lý thống nhất của Nhà nước về chất lượng công trình.

Để thực hiện nguyên tắc này thì cơ quan được giao chức năng thống nhất quản lý nhà nước về xây dựng cơ bản có trách nhiệm thống nhất quản lý nhà nước về chất lượng công trình trong toàn ngành xây dựng bằng việc ban hành Luật, Nghị định, thông tư hướng dẫn.

Trên cơ sở đó, các ngành, các địa phương khi triển khai các văn bản, quy định phạm, quy định đối với công tác quản lý chất lượng xây dựng đều phải bám sát các văn bản luật để triển khai.

b. Chấp hành các luật pháp liên quan và tiêu chuẩn kỹ thuật.

Nguyên tắc này là sự thể hiện thống nhất từ khâu lập dự án, khảo sát thiết kế, đấu thầu, thi công và bảo hành. Đối với mỗi công trình khi được thực hiện phải theo đúng trình tự xây dựng. Các giai đoạn khi thực hiện phải tuân thủ theo đúng các văn bản, tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan.

c. Chịu trách nhiệm về quản lý chất lượng và chất lượng công trình.

Nguyên tắc này được thể hiện trong việc quản lý của các bên tham gia công trình:

Đối với tổ chức giao thầu:

- Thực hiện đúng và đầy đủ trình tự xây dựng cơ bản theoquy định của “Điều lệ quản lý xây dựng cơ bản”. Kiểm tra hồ sơ thiết kế dự toán trước khi giao tổ chức nhận thầu. Tổ chức giao mặt bằng, cọc mốc với đầy đủ biên bản và bản vẽ, Bảo vệ các cọc mốc chính. Tổ chức đủ cán bộ kỹ thuật giám sát thi công; hoặc thuê tổ chức giám sát có tư cách pháp nhân và năng lực trong trường hợp không đủ năng lực.

- Trường hợp cần thiết, hợp đồng với tổ chức thiết kế thực hiện giám sát tác giả tại hiện trường. Thường xuyên giám sát công việc thi công xây lắp. Tổ chức nghiệm thubằng văn bản các công việc xây lắp quan trọng, các bộ phận công trình.

- Bảo đảm nguyên tắc về sửa đổi hoặc bổ sung thiết kế. Tập hợp và bảo quản đầy đủ hồ sơ kỹ thuật của công trình bao gồm hồ sơ thiết kế, các văn bản pháp lý liên quan đến công trình, các tài liệu kiểm tra nghiệm thu, các tài liệu kỹ thuật khác.

- Tổ chức nghiệm thu bàn giao công trình hoàn thành. Báo cáo hội đồng nghiệm thu cấp trên (nếu có) về tài liệu nghiệm thu công trình và tiến độ nghiệm thu công trình.

- Đối với công trình lớn, quan trọng hoặc tại nơi có nền móng địa chất phức tạp, phải theo dõi sự ổn định của công trình trong thời gian thi công cũng như trong giai đoạn bảo hành.

Đối với tổ chức nhận thầu:

- Nghiên cứu kỹ thiết kế, phát hiện những sai xót hoặc bất hợp lý, những vấn đề quan trọng cần bảo đảm chất lượng.

- Làm tốt khâu chuẩn bị thi công. Lập biện pháp thi công đối với những công việc hoặc bộ phận công trình quan trọng, phức tạp về kỹ thuật. Lập các biện pháp bảo đảm và nâng cao chất lượng công tác xây lắp.

- Tìm nguồn cung cấp vật liệu xây dựng, bán thành phẩm, cấu kiện bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng. Tổ chức kiểm tra thí nghiệm vật liệu xây dựng theo quy

định. Không đưa vật liệu không đảm bảo chất lượng vào công trình.

- Bố trí cán bộ kỹ thuật, công nhân đủ trình độ và kinh nghiệm đối với công việc được giao. Tổ chức đầy đủ bộ phận giám sát, kiểm tra kỹ thuật.

- Tổ chức kiểm tra nghiệm thu công tác xây lắp theo đúng quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn thi công, đặc biệt những bộ phận khuất và quan trọng. Sửa chữa những sai xót, sai phạm kỹ thuật một cách nghiêm túc.

- Phối hợp và tạo điều kiện cho sự giám sát kỹ thuật của đại diện thiết kế và bên giao thầu.

- Thực hiện đầy đủ các văn bản quản lý chất lượng trong quá trình thi công (Sổ nhật ký, biên bản kiểm tra), nghiệm thu hoàn công và các văn bản có liên quan khác.

- Tổ chức điều hành có hiệu lực các lực lượng thi công trên hiện trường, thống nhất quản lý chất lượng đối với các bộ phận trực thuộc. Báo cáo kịp thời những sai phạm kỹ thuật, những sự cố ảnh hưởng lớn đến chất lượng công trình.

Đối với tổ chức thiết kế:

- Giao đủ hồ sơ thiết kế hợp lệ, bảo đảm tiến độ thiết kế.

- Thực hiện giám sát tác giả thiết kế định kỳ hoặc thường xuyên theo yêu cầu của bên giao thầu. Giám sát việc thi công đúng thiết kế, xử lý kịp thời những sai phạm so với thiết kế.

- Bổ sung hoặc sửa đổi những chi tiết thiết kế khi cần thiết.

d. Thanh tra, kiểm tra, giám định chất lượng xây lắp công trình của các ngành, cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng.

- Thanh tra, kiểm tra cơ quan quản lý cấp dưới về mặt tổ chức, thực hiện quản lý chất lượng.

- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành luật, các chế độ chính sách, các tiêu chuẩn về mặt chất lượng công tác xây lắp và chất lượng công trình.

- Thanh tra kiểm tra việc thực hiện các giải pháp công nghệ, thiết kế đã đượcduyệt, các quy định có tính chất bắt buộc trong thi công. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng xây dựng công trình - trường hợp nghiên cứu điển hình với dự án cơ sở hạ tầng ưu tiên Đà Nẵng (Trang 48 - 51)