Nghĩa của việc quản lý chất lượng công trình xây dựng

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng xây dựng công trình - trường hợp nghiên cứu điển hình với dự án cơ sở hạ tầng ưu tiên Đà Nẵng (Trang 31 - 32)

Quản lý CLCT xây dựng là một vấn đề sống còn được Nhà nước và cộng đồng hết sức quan tâm. Nếu công tác quản lý CLCT xây dựng thực hiện tốt sẽkhông xảy ra sự cố, tuổi thọ công trình đáp ứng thời gian quy định trong hồ sơ thiết kế, phát huy hiệu quả dự án, đáp ứng đầy đủ nhiệm vụ theo quyết định phê duyệt. Do vậy, việc nâng cao công tác quản lý CLCT xây dựng không chỉ là nâng cao CLCT mà còn góp phần chủ động phòng chống tham nhũng, ngăn ngừa thất thoát trong xây dựng. Theo thực tế, ở đâu tuân thủ nghiêm ngặt những quy định của Nhà nước về quản lý CLCT thì ở đó CLCT tốt và hạn chế được tiêu cực trong xây dựng. CTXD khác với sản phẩm hàng hoá thông thường khác vì CTXD có phạm vi ảnh hưởng tương đối rộng, được thực hiện trong một thời gian dài, do nhiều người tham gia, gồm nhiều vật liệu tạo nên thường xuyên chịu tác động bất lợi của thời tiết và điều kiện tựnhiên. Cũng vì đặc điểm đó, việc nâng cao công tác quản lý CLCT xây dựng là rất cần thiết, bởi nếu xảy ra sự cố thì sẽ gây ra tổn thất rất lớn vềngười và của, tác động xấu đến môi trường vùng hưởng lợi, đồng thời cũng rất khó khắc phục hậu quả.

Nâng cao công tác quản lý CLCT xây dựng là góp phần nâng cao chất lượng sống cho con người. Mỗi công trình được xây dựng có CLCT bảo đảm, tránh được xảy ra những sự cố đáng tiếc thì sẽ tiết kiệm được đáng kể cho ngân sách quốc gia.

Số tiền đó sẽ được dùng vào công tác đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, hoặc dùng cho công tác xóa đói giảm nghèo.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng xây dựng công trình - trường hợp nghiên cứu điển hình với dự án cơ sở hạ tầng ưu tiên Đà Nẵng (Trang 31 - 32)