Chất lượng sản phẩm nói chung, chất lượng của sản phẩm xây dựng (thường thể hiện là công trình xây dựng) nói riêng gồm 8 thuộc tính:
1) Thuộc tính kỹ thuật: Nó phản ánh công dụng chức năng của sản phẩm xây dựng. Các thuộc tính này xác định chức năng tác dụng chủ yếu và được quy định bởi các chỉ tiêu như kết cấu, vật liệu, chi tiết cấu tạo, các đặc tính vềcơ lý hóa của bộ phận, hạng mục, công trình xây dựng.
2) Thuộc tính tuổi thọ: Đây là yếu tốđặc trưng cho tính chất của sản phẩm xây dựng có giữ được khả năng làm việc bình thường hay không trong một điều kiện thực hiện nghiêm túc chế độ bảo hành, bảo dưỡng theo qui định thiết kế. Tuổi thọ của sản phẩm xây dựng là cơ sở quan trọng giúp cho khách hàng quyết định lựa chọn mua hàng, làm tăng uy tín của sản phẩm xây dựng và làm cho sản phẩm xây dựng đó có khảnăng cạnh tranh cao hơn.
3) Độ tin cậy và mức độ an toàn:
Độ tin cậy được coi là một yếu tố quan trọng nhất phản ánh chất lượng của sản phẩm xây dựng. Đây chính là cơ sở cho các doanh nghiệp xây dựng có khả năng duy trì và phát triển sản phẩm của mình.
Mức độ an toàn: Những chỉ tiêu an toàn trong khai thác vận hành sản phẩm xây dựng là những chỉ tiêu cực kỳ quan trọng, đặc biệt là những chỉ tiêu an toàn tới sức khỏe của khách hàng là yếu tố bắt buộc phải có trong mỗi sản phẩm xây dựng với điều kiện tiêu dùng hiện nay.
4) Mức độ gây ô nhiễm:Cũng giống như độan toàn và nó được coi như là một yêu cầu bắt buộc mà các nhà xây dựng phải tuân thủkhi đưa sản phẩm của mình ra thịtrường.
5) Tính tiện dụng: Phản ánh những đòi hỏi về tính sẵn có, công năng sử dụng, đồng thời có khảnăng thay thế khi những bộ phận bị hỏng hóc. Tính tiện dụng còn thể hiện: Khi sử dụng sản phẩm xây dựng (là ngôi nhà, là công trình...) năng suất
lao động sẽtăng bao nhiêu, sức lao động được tái tạo nhanh hay chậm, an toàn hay nguy hiểm, thuận lợi hay khó khăn...
6) Tính kinh tế:Đây là yếu tố rất quan trọng đối với những sản phẩm xây dựng mà khi sử dụng có tiêu hao nhiên liệu và năng lượng (thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông). Tiết kiệm nhiên liệu và năng lượng ngày nay đã trở thành một trong những yếu tố phản ánh chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm xây dựng trên thịtrường.
7) Tính thẩm mỹ: Là đặc trưng cho sự truyền cảm, sự hợp lý về hình thức, kiểu dáng. Hay nói cách khác những sản phẩm xây dựng ngày nay phải đảm bảo sự hoàn thiện vềkích thước, kiểu dáng và tính cân đối.
8) Tính vô hình: Ngoài những thuộc tính hữu hình ra, thì chất lượng sản phẩm xây dựng còn có những thuộc tính vô hình khác và những thuộc tính này lại có ý nghĩa quan trọng đối với khách hàng khi đánh giá chất lượng sản phẩm xây dựng (hướng nhà, vị trí, tầng cao, phong thủy...). Đây là căn cứ tạo ra sự khác biệt, thể hiện tính chuyên nghiệp.
Trong xây dựng chất lượng công trình phụ thuộc vào chất lượng khảo sát, thiết kế, thi công và quản lý khai thác …
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công trình xây dựng
Sự hình thành của chất lượng công trình xây dựng phụ thuộc vào bốn yếu tố chính là: Tiêu chuẩn kỹ thuật, quy chuẩn xây dựng; công tác chuẩn bị đầu tư và chuẩn bị xây dựng; công tác khảo sát thiết kế và thực hiện xây dựng.
1) Tiêu chuẩn kỹ thuật, quy chuẩn xây dựng:
Tiêu chuẩn kỹ thuật, quy chuẩn xây dựng thể hiện trình độ khoa học, kỹ thuật, trình độ quản lý, trình độ công nghệ sản xuất (thiết bị công nghệ và thi công xây lắp), khảnăng thực hiện các công đoạn sản xuất riêng biệt hoặc toàn bộ công trình. Đối với mỗi bộ phận công trình, mỗi công trình đều có một hệ thống các tiêu chuẩn kỹ thuật yêu cầu cụ thể cần đạt được về chất lượng.
Việc xây dựng một cách hoàn chỉnh hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình quy phạm kỹ thuật xây dựng là thực sự cần thiết và là một trong những yếu tố quan trong tạo tiền đề cho công tác quản lý chất lượng và ảnh hưởng trực tiếp đến việc bảo đảm chất lượng công trình xây dựng.
2) Công tác chuẩn bị đầu tư và chuẩn bị xây dựng:
Để tạo cơ sở cho một dự án xây dựng có chất lương, trước hết phải thực hiện đúng đắn trình tự xây dựng, đó là thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư và chuẩn bị xây dựng. Nội dung công tác chuẩn bịđầu tư gồm có:
- Nghiên cứu về sự cần thiết phải đầu tư và quy mô đầu tư;
- Thực hiện việc tiếp xúc, thăm dò thị trường để tìm nguồn cung cấp vật tư thiết bị hoặc tiêu thu sản phẩm, xem xét khảnăng có thểhuy động các nguồn vốn để đầu tư và lựa chọn hình thức đầu tư.
- Điều tra, khảo sát, chọn địa điểm xây dựng; - Lập dựán đầu tư;
- Thẩm định dựán để quyết định đầu tư;
Sau khi dự án đầu tư được phê duyệt, công tác chuẩn bị xây dựng sẽ là bước tiếp theo phải được triển khai thực hiện, bao gồm:
- Tổ chức tuyển chọn tư vấn khảo sát, thiết kế, giám định kỹ thuật và chất lượng xây dựng;
- Chuẩn bị mặt bằng xây dựng; - Thẩm định thiết kế;
- Tổ chức đấu thầu mua sắm thiết bị thi công xây lắp;
- Xin giấy phép xây dựng và giấy phép khai thác tài nguyên (nếu có); - Ký kết hợp đồng với nhà thầu để thực hiện dự án.
Sau khi đã thực hiện đầy đủ, đúng trình tự những công việc trên, Chủ đầu tư tiến hành rà soát lại và đối chiếu với những quy định về điều kiện cho phép khởi công xây dựng công trình, căn cứ kết quả, có quyết định về việc khởi công và chuyển sang giai đoạn thực hiện xây dựng.
3) Công tác khảo sát, thiết kế:
Chất lượng khảo sát thiết kếảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình xây dựng. Đểcó được chất lượng thiết kếđảm bảo thì trước hết phải có số liệu khảo sát (báo cáo khảo sát) đầy đủ và phù hợp với điều kiện thực tế.
Thực tế cho thấy không ít những công trình giao thông chất lượng kém hoặc phát sinh kinh phí đầu tư xây dựng nhiều tỷđồng xuất phát từ nguyên nhân khảo sát không phù hợp.
Chất lượng thiết kế luôn thể hiện sự tiến bộ khoa học kỹ thuật, yêu cầu để đáp ứng mục tiêu đầu tư, đáp ứng kế hoạch phát triển nền kinh tế quốc dân. Chất lượng thiết kế thể hiện ở các mặt cụ thểnhư sau:
- Chức năng thể hiện ở việc bảo đảm yêu cầu của mục tiêu đầu tư (của khách hàng) bảo đảm độ dài thời gian (tuổi thọ) của quá trình công nghệ hoặc quá trình sử dụng công trình, loại trừ những yếu tố gây ô nhiễm môi trường, bảo đảm môi trường lao động, sinh hoạt an toàn …;
- Giải pháp kết cấu: Bảo đảm sự làm việc bền vững của bản thân kết cấu (kể cả các mối nối) cũng như của toàn bộ công trình. Bền vững, ổn định có nghĩa là bảo đảm và duy trì khả năng làm việc không xuống cấp, không suy giảm tuổi thọ quy định. Bảo đảm ổn định về hình dạng (không biến hình, biến vị). Tuy nhiên, chất lượng thiết kế thường chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau như: định mức kinh tế kỹ thuật; tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật; khả năng nghiên cứu và áp dụng tiến bộ kỹ thuật cũng như kết quả theo dõi, quan trắc sự làm việc của công trình để hoàn thiện các giải pháp của đồ án thiết kế mới;
hao tối thiểu vật tư kỹ thuật và lao động. Đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp còn phải kểđến khảnăng có thể hiện đại hóa sau này;
- Thẩm mỹ: Thể hiện được trình độ kinh tế xã hội của đất nước, thể hiện được nền kiến trúc, văn hóa, tư tưởng của xã hội, thể hiện được ở mức độ cao sự thống nhất giữa nghệ thuật và khoa học trong việc hình thành môi trường sống, lao động, tư duy thẩm mỹ của con người, bảo đảm trọn vẹn và hài hòa môi trường cảnh quan thiên nhiên và công trình.
Có thể nói việc khảo sát, thiết kế là một công đoạn vô cùng quan trọng trong toàn bộ quá trình đầu tư xây dựng một dự án, là một nhân tốảnh hưởng trực tiếp và xuyên suốt đến toàn bộ quá trình thi công xây dựng để tạo nên một sản phẩm xây dưng có chất lượng tốt.
4) Thực hiện xây dựng:
Trong quá trình thực hiện xây dựng, cần thực hiện: thi công xây lắp công trình; theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Hợp đồng; theo dõi, kiểm tra, giám sát chất lượng công tác thi công xây lắp, đánh giá chất lượng và tiến hành nghiệm thu, thanh toán Hợp đồng.
Trong quá trình thực hiện xây dựng, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng xây dựng như điều kiện năng lực của các đơn vị thi công, tư vấn quản lý dựán, tư vấn giám sát; trình độvà năng lực thực hiện quản lý dự án của chủ đầu tư; chất lượng và mức độ phù hợp của các thiết bị máy móc tham gia thi công xây dựng; chất lượng của vật liệu xây dựng và bán thành phẩm; ...; Chất lượng vật liệu xây dựng phải đáp ứng đầy đủ những tính chất (thông số kỹ thuật) đã xác định trong thiết kế và tiêu chuẩn kỹ thuật. Do thành phần các chỉ tiêu chất lượng của vật liệu xây dựng thay đổi theo thời gian, theo sự phát triển của khoa học kỹ thuật, số lượng, chủng loại sản phẩm gia công sẵn cũng phát triển tăng dần và ngày càng xuất hiện nhiều sản phẩm mới có đặc tính ưu việt hơn, cho nên, cần phải thường xuyên theo dõi, nắm bắt thông tin và hiệu chỉnh cho phù hợp nhằm đạt hiệu ích ngày càng cao hơn. Việc nâng cao chất lượng vật liệu xây dựng và bán thành phẩm luôn gắn
liền với việc hoàn thiện quy trình công nghệ trong các cơ sở sản xuất và công tác quản lý chất lượng của nhà chế tạo.
Chất lượng công tác xây lắp được thể hiện chủ yếu ở mức độ đáp ứng các chỉ tiêu kỹ thuật của thiết kế và tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành. Chất lượng công tác xây lắp chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như việc ổn định quá trình công nghệ kể cả việc chuyển dần sang tự động hóa, việc tuân thủ nghiêm ngặt trình tự công nghệ, tiến độ thi công nhịp nhàng, chất lượng và trình độ tiên tiến của thiết bị xây lắp, chất lượng của vật liệu xây dựng và bán thành phẩm sử dụng vào công trình, trình độ lành nghề của lực lượng lao động, công tác tổ chức lao động khoa học.
Ngoài ra, việc sử dụng rộng rãi những giải pháp thiết kế tiên tiến, những thành tựu khoa học kỹ thuật mới, những vật liệu xây dựng mới, ưu việt, việc không ngừng nâng cao trình độ lành nghề của người lao động và không ngừng hoàn thiện dây truyền công nghệ thi công xây lắp là những cơ sở then chốt tạo tiền đề cho công trình đạt chất lượng cao.
Ngoài những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng xây dựng công trình nêu trên thì các yếu tốliên quan đến môi trường xây dựng như thời tiết khí hậu hay các yếu tố liên quan đến chi phí và mức độ phù hợp của đơn giá xây dựng hay những đòi hỏi yêu cầu về tiến độ thi công xây dựng cũng là những yếu tố gián tiếp nhưng không kém phần quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng xây dựng công trình.
2.2. Quản lý chất lượng công trình xây dựng
2.2.1. Quan niệm, vai trò của quản lý chất lượng công trình xây dựng
1) Quan niệm về quản lý chất lượng công trình xây dựng
Theo Quyết định số 17/2000/QĐ-BXD: "QLCLCTXD là tập hợp những hoạt động của cơ quan có chức năng quản lý thông qua các biện pháp như lập kế hoạch chất lượng, kiểm tra chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng công trình".
Bản chất của QLCLCTXD là nhằm vào sự phân công lao động hợp lý, tận dụng nhiều công nghệ XD mới hơn, sức lao động cơ bắp, hàm lượng khoa học trong các sản phẩm sẽcao hơn. Từ đó dẫn đến những thay đổi trong phương thức QL từ hàng dọc sang hàng ngang, từ QL trực tuyến sang QL chéo chức năng và làm việc theo nhóm.
Công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng là một phần không thể thiếu trong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình xây dựng. Nó được hình thành và thực hiện ngay từ giai đoạn lập dự án, thực hiện dự án và kết thúc dự án đầu tư xây dựng, là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực xây dựng.
Như vậy cần phải hiểu đầy đủ là các cơ quan có chức năng quản lý ở Trung ương (trực tiếp là Bộ Xây dựng), ở địa phương như các tỉnh hoặc các thành phố trực thuộc Trung ương (trực tiếp là Sở Xây dựng) thực hiện chức năng quản lý nhà nước, còn các chủ thể khác (như chủ đầu tư, nhà thầu, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát) phối hợp cùng tham gia QLCLCTXD.
Để đảm bảo chất lượng cho CTXD, nếu chỉ tập trung QLCL trong giai đoạn thi công thì chưa đủ, mà cần phải quản lý ở nhiều khâu khác, ví dụ khâu khảo sát, thiết kế... Do vậy, cần QLCLCTXD trong các giai đoạn sau:
- Giai đoạn chuẩn bị đầu tư cần quản lý trong các khâu lập báo cáo đầu tư, lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật.
- Giai đoạn thực hiện đầu tư cần quản lý các khâu như thiết kếcông trình, đấu thầu xây lắp, thi công xây dựng, tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế.
- Giai đoạn kết thúc đầu tư cần quản lý công tác bảo hành, bảo trì.
2) Vai trò của quản lý chất lượng CTXD
Đối với hoạt động xây dựng, công tác QLCL công trình xây dựng có vai trò to lớn đối với nhà nước, chủ đầu tư (các ban quản lý dự án), nhà thầu và các doanh nghiệp xây dựng, cụ thểnhư:
- Đối với nhà nước, công tác quản lý chất lượng tại các công trình xây dựng được đảm bảo sẽ tạo được sự ổn định trong xã hội, tạo được niềm tin đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia vào lĩnh vực xây dựng, hạn chế được những rủi ro, thiệt hại cho những người sử dụng công trình xây dựng nói riêng và cộng đồng nói chung.
- Đối với chủđầu tư, việc đảm bảo và nâng cao chất lượng sẽ thoảmãn được các yêu cầu của chủđầu tư, giúp cho việc đầu tư được hiệu quả.
- Đối với nhà thầu, việc đảm bảo và nâng cao chất lượng công trình xây dựng sẽ tiết kiệm nguyên vật liệu, nhân công, máy mọc thiết bị do không phải sửa chữa, xử lý công trình xây dựng, đồng thời tạo được uy tín, thương hiệu cho doanh nghiệp.
Hàng năm, vốn dành cho xây dựng rất lớn, chiếm từ 20-25% GĐP. Vì vậy quản lý chặt chẽ chất lượng công trình xây dựng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.
2.2.2. Nguyên tắc của quản lý chất lượng công trình
a. Bảo đảm sự quản lý thống nhất của Nhà nước về chất lượng công trình.
Để thực hiện nguyên tắc này thì cơ quan được giao chức năng thống nhất quản lý nhà nước về xây dựng cơ bản có trách nhiệm thống nhất quản lý nhà nước về chất lượng công trình trong toàn ngành xây dựng bằng việc ban hành Luật, Nghị định, thông tư hướng dẫn.
Trên cơ sở đó, các ngành, các địa phương khi triển khai các văn bản, quy định phạm, quy định đối với công tác quản lý chất lượng xây dựng đều phải bám sát các