Quy định về nội dung và nguyên tắc quản lý chất lượng xây dựng công

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng xây dựng công trình - trường hợp nghiên cứu điển hình với dự án cơ sở hạ tầng ưu tiên Đà Nẵng (Trang 54 - 56)

nhưng phải được ghi trong hợp đồng xây dựng với tổng thầu.

- Nghiệm thu hoàn thành công trình theo quy định.

- Yêu cầu tổng thầu tự QLCL công tác khảo sát, thiết kế và thi công XDCT ngoài các việc đã nêu trên đây.

3) Nhiệm vụ quản lý chất lượng của chủ đầu tư trong trường hợp áp dụng hợp đồng BOT, BTO, BT:

- Doanh nghiệp dựán (nhà đầu tư) thực hiện toàn bộ nhiệm vụ QLCL của chủ đầu tư theo quy định hiện hành.

- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có nhiệm vụ: Giám sát, kiểm tra thiết kế kỹ thuật; Tổ chức giám định chất lượng công trình; Phối hợp với nhà đầu tư lập hồ sơ bàn giao công trình làm căn cứ pháp lý cho việc chuyển giao công trình.

- Nhiệm vụ của doanh nghiệp dự án và của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc QLCLCTXD phải được xác định rõ trong hợp đồng dự án được ký giữa cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư.

2.3. Nội dung công tác quản lý chất lượng xây dựng công trình

2.3.1. Quy định về nội dung và nguyên tắc quản lý chất lượng xây dựng công trình trình

1) Nội dung quản lý chất lượng công trình xây dựng

Nội dung công tác QLCL công trình xây dựng gồm: - Quản lý chất lượng khảo sát xây dựng;

- Quản lý chất lượng thiết kế xây dựng công trình; - Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình;

- Quy định về bảo hành công trình xây dựng.

Trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có những quy định khác với các nội dung trên đây thì thực hiện theo các quy định tại Điều ước quốc tếđó. [9, Đ1]

2) Nguyên tắc chung trong quản lý chất lượng công trình xây dựng

- Công tác khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng công trình phải đảm bảo an toàn cho bản thân công trình và các công trình lân cận; đảm bảo an toàn trong quá trình thi công xây dựng và tuân thủcác quy định về QLCLCTXD hiện hành.

- Công trình, hạng mục công trình chỉ được nghiệm thu để đưa vào sử dụng khi đáp ứng được các yêu cầu của thiết kế, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn áp dụng cho công trình, chỉ dẫn kỹ thuật và các yêu cầu khác của chủ đầu tư theo nội dung của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.

- Tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủđiều kiện năng lực phù hợp với công việc thực hiện, có hệ thống QLCLvà chịu trách nhiệm về chất lượng các công việc xây dựng do mình thực hiện trước chủ đầu tư và trước pháp luật.

- Chủđầu tư có trách nhiệm tổ chức quản lý chất lượng phù hợp với tính chất, quy mô và nguồn vốn đầu tư xây dựng công trình trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng công trình theo quy định về QLCLCTXD hiện hành.

- Người quyết định đầu tư có trách nhiệm kiểm tra việc tổ chức thực hiện QLCLCTXD của chủ đầu tư và các nhà thầu theo quy định về QLCLCTXD hiện hành và quy định của pháp luật có liên quan.

- Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý chất lượng của các tổ chức, cá nhân tham gia XDCT; kiểm tra, giám định chất lượng CTXD; kiến nghị và xử lý các vi phạm về chất lượng công trình xây dựng theo quy định của pháp luật. [9, Đ4]

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng xây dựng công trình - trường hợp nghiên cứu điển hình với dự án cơ sở hạ tầng ưu tiên Đà Nẵng (Trang 54 - 56)