Quan niệm, vai trò của quản lý chất lượng công trình xây dựng

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng xây dựng công trình - trường hợp nghiên cứu điển hình với dự án cơ sở hạ tầng ưu tiên Đà Nẵng (Trang 46 - 48)

1) Quan niệm về quản lý chất lượng công trình xây dựng

Theo Quyết định số 17/2000/QĐ-BXD: "QLCLCTXD là tập hợp những hoạt động của cơ quan có chức năng quản lý thông qua các biện pháp như lập kế hoạch chất lượng, kiểm tra chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng công trình".

Bản chất của QLCLCTXD là nhằm vào sự phân công lao động hợp lý, tận dụng nhiều công nghệ XD mới hơn, sức lao động cơ bắp, hàm lượng khoa học trong các sản phẩm sẽcao hơn. Từ đó dẫn đến những thay đổi trong phương thức QL từ hàng dọc sang hàng ngang, từ QL trực tuyến sang QL chéo chức năng và làm việc theo nhóm.

Công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng là một phần không thể thiếu trong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình xây dựng. Nó được hình thành và thực hiện ngay từ giai đoạn lập dự án, thực hiện dự án và kết thúc dự án đầu tư xây dựng, là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực xây dựng.

Như vậy cần phải hiểu đầy đủ là các cơ quan có chức năng quản lý ở Trung ương (trực tiếp là Bộ Xây dựng), ở địa phương như các tỉnh hoặc các thành phố trực thuộc Trung ương (trực tiếp là Sở Xây dựng) thực hiện chức năng quản lý nhà nước, còn các chủ thể khác (như chủ đầu tư, nhà thầu, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát) phối hợp cùng tham gia QLCLCTXD.

Để đảm bảo chất lượng cho CTXD, nếu chỉ tập trung QLCL trong giai đoạn thi công thì chưa đủ, mà cần phải quản lý ở nhiều khâu khác, ví dụ khâu khảo sát, thiết kế... Do vậy, cần QLCLCTXD trong các giai đoạn sau:

- Giai đoạn chuẩn bị đầu tư cần quản lý trong các khâu lập báo cáo đầu tư, lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật.

- Giai đoạn thực hiện đầu tư cần quản lý các khâu như thiết kếcông trình, đấu thầu xây lắp, thi công xây dựng, tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế.

- Giai đoạn kết thúc đầu tư cần quản lý công tác bảo hành, bảo trì.

2) Vai trò của quản lý chất lượng CTXD

Đối với hoạt động xây dựng, công tác QLCL công trình xây dựng có vai trò to lớn đối với nhà nước, chủ đầu tư (các ban quản lý dự án), nhà thầu và các doanh nghiệp xây dựng, cụ thểnhư:

- Đối với nhà nước, công tác quản lý chất lượng tại các công trình xây dựng được đảm bảo sẽ tạo được sự ổn định trong xã hội, tạo được niềm tin đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia vào lĩnh vực xây dựng, hạn chế được những rủi ro, thiệt hại cho những người sử dụng công trình xây dựng nói riêng và cộng đồng nói chung.

- Đối với chủđầu tư, việc đảm bảo và nâng cao chất lượng sẽ thoảmãn được các yêu cầu của chủđầu tư, giúp cho việc đầu tư được hiệu quả.

- Đối với nhà thầu, việc đảm bảo và nâng cao chất lượng công trình xây dựng sẽ tiết kiệm nguyên vật liệu, nhân công, máy mọc thiết bị do không phải sửa chữa, xử lý công trình xây dựng, đồng thời tạo được uy tín, thương hiệu cho doanh nghiệp.

Hàng năm, vốn dành cho xây dựng rất lớn, chiếm từ 20-25% GĐP. Vì vậy quản lý chặt chẽ chất lượng công trình xây dựng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng xây dựng công trình - trường hợp nghiên cứu điển hình với dự án cơ sở hạ tầng ưu tiên Đà Nẵng (Trang 46 - 48)