Áp dụng 5S vào công tác quản lý chất lượng công trình

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng xây dựng công trình - trường hợp nghiên cứu điển hình với dự án cơ sở hạ tầng ưu tiên Đà Nẵng (Trang 123 - 128)

- Sàng lọc và Sắp xếp: Lựa chọn những vật dụng dư thừa, không cần thiết trong phòng làm việc cũng như trên công trường, sắp đặt những vật dụng cần thiết còn lại theo trật tự hợp lý để tiện cho việc lấy chúng sử dụng một cách dễ dàng. Điều này giúp cho chúng ta tiết kiệm thời gian và nâng cao năng suất lao động. Tại công trường thi công xây dựng nên áp dụng vào khâu sử dụng vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị, nhất là việc lựa chọn vị trí kho bãi vật liệu, vị trí để máy móc thiết bịtránh trường hợp phải đánh xe, máy đi lại nhiều lần mất thời gian và chi phí.

- Sạch sẽ: Một công trường sạch sẽ không chỉgiúp con người hưng phấn, sảng khoái hơn trong công việc mà còn đảm bảo được sức khỏe của cán bộ công nhân viên và cộng đồng xung quanh. Việc giữ gìn máy móc thiết bị sạch sẽ giúp cho máy móc vận hành trơn chu, tuổi thọ được nâng cao, giảm chi phí sửa chữa và nâng cao năng suất lao động.

- Sẵn sàng: Với việc sẵn sàng tuân thủ nghiêm những quy định trên công trường như an toàn lao động,… giúp cho đội ngũ công nhân tránh và hạn chế xảy ra những trường hợp đáng tiếc, đảm bảo niềm vui và hạnh phúc cho chính gia đình họ.

Vì vậy 5S là một chương trình nâng cao năng suất rất phổ biến ở Nhật Bản và dần dần trở nên phổ biến ở nhiều nước khác.

+ Thực hiện tốt 5S sẽ đóng góp cho các yếu tố PQCDSM:

- Cải tiến Năng suất (P – Productivity) - Nâng cao Chất lượng (Q – Quality)

- Giảm chi phí (C – Cost)

- Giao hàng đúng hạn (D – Delivery) - Đảm bảo an toàn (S – Safety) - Nâng cao tinh thần (M – Morale)

Khi thực hiện 5S thành công, 5S sẽ đưa lại sự thay đổi kỳ diệu. Những thứ không cần thiết sẽ được loại bỏ khỏi nơi làm việc, những vật dụng cần thiết được xếp ngăn nắp, gọn gàng, đặt ở những vị trí thuận tiện cho người sử dụng, máy móc thiết bị trở nên sạch sẽ, được bảo dưỡng, bảo quản. Từ các hoạt động 5S sẽ nâng cao tinh thần tập thể, khuyến khích sựhoà đồng của mọi người, qua đó người làm việc sẽcó thái độ tích cực hơn, có trách nhiệm và ý thức hơn với công việc.

KT LUẬN CHƯƠNG 3

Qua quá trình hoạt động, ta đã thấy được thực trạng chung của công trình và quản lý chất lượng công trình xây dựng tại Dự án cơ sở hạ tầng ưu tiên Đà Nẵng nói riêng và của Nước ta nói chung những năm gần đây. Hoạt động của các chủ thể tham gia và ảnh hưởng của chủ thể tham gia đối với chất lượng công trình xây dựng. Những thành quả về công trình và chất lượng công trình do chính những bàn tay và khối óc của con người Việt Nam, chúng ta đã xây dựng được nhiều công trình tầm cỡ Khu vực và Quốc tế, đem lại nhiều lợi ích trong sản xuất và đời sống của Nhân dân trong xã hội; bên cạnh những thành tích nỗi bật nêu trên, còn có những hạn chế, tồn tại hạn chế nhất định của việc quản lý chất lượng công trình xây dựng.

Để tiếp tục xây dựng những công trình có hiệu quả cao cần phải làm tốt công tác Quản lý chất lượng công trình xây dựng trong từng giaiđoạn của dự án, cần phải nâng cao năng lực của độingũ tham gia, cần triển khai một cách tích cực và đồng bộ ở tất cả các cấp ngành và địa phương, đồng thời phải tạo được “Cơ chế trách nhiệm” đối với từng chủ thể. Như vậy sẽ giảm được rất nhiều tình trạng khi xảy ra sự cố mà các chủ thể đổ lỗi do nguyên nhân khách quan với hàng loạt lý do được viện dẫn.

Dựa trên hiện trạng của công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng ở nước ta trong thời gian qua và việc phân tích đánh giá một cách khách quan. Trong Chương 3 Luận văn tập trung nghiên cứu đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng tại Dự án cơ sở hạ tầng ưu tiên Đà Nẵng.

Trong Chương 3, Luận văn đã đưa ra một số giải pháp liên quan đến quản lý dựán đầu tư nhằm đem lại chất lượng cho công trình xây dựng, phát huy hiệu quả đầu tư các dự án trong giai đoạn hiện nay, cần tiếp tục hoàn thiện, giải quyết một số vấn đề liên quan chủ yếu như hoàn thiện cơ chế chính sách, các tiêu chuẩn quy chuẩn, phân giao quyền hạn và trách nhiệm của các chủ thể tham gia xây dựng. Để từđó, chúng ta có thể nâng cao chất lượng công trình xây dựng ởNước ta.

KT LUN VÀ KIN NGH

1.Kết luận

Quản lý chất lượng nhằm tạo ra phẩm công trình xây dựng đảm bảo yêu cầu kỹ thuật trong suốt vòng đời một dự án đầu tư xây dựng, từkhi hình thành ý tưởng đến quá trình nghiệm thu hoàn thành, quản lý vận hành khai thác công trình. Ta thấy được vai trò, ý nghĩa quan trọng của công tác này trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng, an toàn công trình, góp phần đáng kể trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống cho nhân dân.

Giải quyết đúng đắn và khoa học là hai vấn đề đem lại tác dụng tích cực trong việc năng cao hiệu quả hoạt động quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, đó là bài học kinh nghiệm của các nước phát triển trên Thế giới. Có thể thấy ở các nước phát triển như Nga, Mỹ, Pháp, Singapor, Nhật mỗi nước lựa chọn một mô hình quản lý đầu tư xây dựng. Ở Việt Nam để đảm bảo và nâng cao chất lượng công trình xây dựng, nhằm phục vụ lợi ích cho xã hội, phát triển kinh tế nước nhà, cần chọn hình thức quản lý phù hợp, để từđó vận dụng vào thực hiện dựán đầu tư xây dựng.

Qua thực tiễn cho thấy mối quan hệ mật thiết giữa mô hình quản lý dự án và quản lý chất lượng công trình xây dựng. Hiện tại, Nước ta đã xây dựng được rất nhiều công trình Giao thông, Thuỷ lợi, Xây dựng và một số công trình công nghiệp, công trình an ninh quốc phòng ... đảm bảo chất lượng, góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế; tuy nhiên, thực tếcũng đã bộc lộ những hạn chế, tồn tại nhất định; đặc biệt là vai trò, trách nhiệm của các chủ thể trực tiếp tham gia hoạt động quản lý đầu tư xây dựng (chủđầu tư và Ban quản lý dự án).

2.Kiến nghị

Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và quản lý chất lượng công trình là lĩnh vực rộng, đòi hỏi khi thực hiện phải đảm bảo tính khoa học và chặt chẽ. Do việc nghiên cứu mới được thực hiện trong khuôn khổ Luận văn nên vẫn còn những hạn chế nhất định. Luận văn mới tập trung nghiên cứu một số nội dung chính liên quan đến mô hình quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Qua nghiên cứu, tác giả nhận thấy còn một số vấn đề cần nghiên cứu thêm để có thể đưa ra tổng kết các mô hình hoạt động trong quản lý chất lượng công trình xây dựng trên Thế giới và ở Nước ta; việc phân định trách nhiệm giữa chủđầu tư và Ban quản lý dự án trong mô hình quản lý trực tiếp hay nghiên cứu để hạn chế cao nhất khả năng thiếu chặt chẽ trong công tác quản lý.

Do thời gian và trình độ còn hạn chế nên trong quá trình nghiên cứu không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô trong hội đồng, bạn bè và đồng nghiệp để Luận văn hoàn thiện hơn./.

TÀI LIU THAM KHO

1. Ban Quảnlý dự án cơ sở hạ tầng ưu tiên thành phốĐà Nẵng.

2. Bộ Xây dựng (2013), Thông tư quy định chi tiết một số nội dung về quản lý

chất lượng công trình xây dựng, 10/2013/TT-BXD, 25/7/2013, Hà Nội. 3. Bộ Xây dựng (2013), Thông tư quy định về thẩm tra thiết kế xây dựng công

trình, 13/2013/TT-BXD, 15/8/2013, Hà Nội.

4. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2009), Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu, 63/2014/NĐ-CP, 26/6/2014, Hà Nội.

5. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2009), Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, 12/2009/NĐ-CP, 12/2/2009, Hà Nội.

6. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2013), Nghị định về quản lý chất lượng công trình xây dựng, 15/2013/NĐ-CP, 06/02/2013, Hà Nội.

7. Trần Chủng (2001). Những yêu cầu mới về quản lý chất lượng công trình xây dựng hướng tới hội nhập khu vực và quốc tế. Tuyển tập Hội nghị toàn quốc về Quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

8. Trần Chủng (2003). Quản lý chất lượng công trình xây dựng trong giai đoạn thi công xây dựng. Cục Giám định Nhà nước về Chất lượng công trình xây dựng, Hà Nội.

9. Đinh Tuấn Hải (2012) Bài giảng phân tích các mô hình quản lý Đại học kiến trúc Hà Nội.

10. Nguyễn Trọng Tư (2012) Bài giảng kế hoạch tiến độ dùng cho học viên cao học Đại học Thủy Lợi

11. Nguyễn Bá Uân (2012) Bài giảng quản lý dự án xây dựng nâng cao Đại học Thủy Lợi Hà Nội.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng xây dựng công trình - trường hợp nghiên cứu điển hình với dự án cơ sở hạ tầng ưu tiên Đà Nẵng (Trang 123 - 128)