Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng công trình xây dựng

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng xây dựng công trình - trường hợp nghiên cứu điển hình với dự án cơ sở hạ tầng ưu tiên Đà Nẵng (Trang 25 - 27)

Việc đánh giá CLCT xây dựng còn nhiều ý kiến khác nhau. Cho đến nay, vẫn chưa có tổ chức nào nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện về các hệ thống đánh giá cũng như các tiêu chí đánh giá CLCT xây dựng. Tuy nhiên, xuất phát từcác cơ sở lý luận, thực tiễn xây dựng và hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật và văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam, bước đầu có thể đánh giá quản lý CLCT xây dựng như sau:

Thứ nhất, cần xây dựng hệ thống đánh giá chất lượng

Hệ thống này cần quy định rõ phương pháp đo lường và đánh giá chất lượng của một CTXD dựa trên các tiêu chuẩn được chấp thuận có liên quan. Nó cho phép đánh giá chất lượng và so sánh khách quan chất lượng của công trình này so với công trình khác thông qua một hệ thống tính điểm.

Thứ hai,xây dựng hệ thống đánh giá chất lượng với các mục tiêu sau:

Xây dựng được điểm chuẩn về chất lượng đánh giá năng lực (bao gồm kinh nghiệm, năng lực thiết bị, nhân lực, tài chính…) nhà thầu thi công xây dựng. Thiết

lập hệ thống đánh giá chất lượng tiêu chuẩn về năng lực nhà thầu thi công xây dựng. Đánh giá chất lượng của một dự án xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn có liên quan được chấp thuận. Đưa ra tiêu chí đểđánh giá năng lực của các nhà thầu tham gia trong lĩnh vực xây dựng và tạo cơ sở dữ liệu đểphục vụ công tác phân tích thống kê.

Thứ ba,hệ thống đánh giá chất lượng phải bao gồm các nội dung sau:

 Đánh giá năng lực của nhà thầu tham gia xây dựng: Hệ thống đánh giá chất lượng (HTĐGCL) đặt ra các tiêu chuẩn về chất lượng năng lực nhà thầu đối với các bộ phận khác nhau của CTXD và đối với công trình có tính chất khác nhau. Chất lượng năng lực của nhà thầu thi công xây dựng được đánh giá theo yêu cầu của tiêu chuẩn có liên quan, và các tiêu chí được công nhận nếu năng lực của nhà thầu tuân thủ tiêu chuẩn. Những tiêu chí này được đánh giá trên cơ sở tính điểm theo HTĐGCL (có thể theo %) đối với dự án XDCT có nhiệm vụ và quy mô cụ thể. HTĐGCL đánh giá được thực hiện thông qua kiểm tra hiện trường và sử dụng các kết quả kiểm tra. Việc đánh giá năng lực nhà thầu theo cách này nhằm khuyến khích các nhà thầu thi công xây dựng làm tốt mọi công việc ngay từ khâu chuẩn bị và trong cả quá trình thực hiện;

 Việc đánh giá của HTĐGCL một dự án xây dựng được thực hiện dựa trên kết quả kiểm tra - đánh giá độc lập các giai đoạn khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát, kiểm định, quản lý dự án…Mọi công tác đánh giá phải thực hiện theo yêu cầu của tổ chức đánh giá, tổ chức này được cơ quan QLNN về CLCT xây dựng đào tạo. Tổ chức thực hiện đánh giá phải đăng ký với cơ quan QLNN về CLCT xây dựng mới đủ điều kiện đểđánh giá chất lượng CTXD theo HTĐGCL;

 Phương pháp đánh giá và quy trình chọn mẫu để đánh giá: Trước khi tiến hành đánh giá bộ phận công trình hay dự án cần xác định phương pháp đánh giá thông qua việc lấy mẫu và sử dụng phương pháp thống kê. Những mẫu được lấy đảm bảo tính khách quan trong suốt quá trình thực hiện dự án hay trong các giai đoạn xây dựng khác nhau. Tất cả các vị trí kiểm tra phải thuận tiện cho việc đánh giá và các mẫu được lựa chọn phải bảo đảm mang tính đại diện cho toàn bộ công trình và phải được phân tích đánh giá theo các tiêu chuẩn quy định hiện hành;

 Việc đánh giá phải thực hiện theo quy trình và dựa vào tiêu chuẩn của HTĐGCL. Tiêu chuẩn này xác định các yêu cầu về chất lượng năng lực và thủ tục đánh giá chất lượng các CTXD.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng xây dựng công trình - trường hợp nghiên cứu điển hình với dự án cơ sở hạ tầng ưu tiên Đà Nẵng (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)