Giới thiệu chung về thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng xây dựng công trình - trường hợp nghiên cứu điển hình với dự án cơ sở hạ tầng ưu tiên Đà Nẵng (Trang 80 - 85)

3.1.1.1 Vị trí địa lý, diện tích

Nằm ở miền Trung Việt Nam trên trục giao thông Bắc – Nam, Thành phố Đà Nẵng là trung tâm lớn về chính trị, kinh tế, văn hóa của Việt Nam ở khu vực miền Trung. Với vị trí địa lý đặc biệt, Đà Nẵng còn là một trong những địa bàn có tầm quan trọng chiến lược về quốc phòng an ninh khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và cả nước. Đà Nẵng là thành phố trực thuộc Trung ương và lớn thứ 4 ở Việt Nam. Phía bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, phía tây và nam giáp tỉnh Quảng Nam. Thành phố có tọa độ 15055’22’’ độ vĩ bắc; 107018’20’’ đến 108020’ độ kinh đông. Là dải đồng bằng duyên hải miền Trung, thành phố Đà Nẵng được bao bọc bởi dãy núi Trường Sơn ở phía bắc, phía tây là dãy núi Phước Tường và phía đông giáp với Biển Đông. Khu vực phía đông thành phố bị tách rời trung tâm thành phố bởi Sông Hàn Quốc lộ 14B nối cảng biển Tiên Sa, Liên Chiểu đến Tây Nguyên và trong tương lai gần nối với hệ thống đường xuyên Á qua Lào, đông bắc Campuchia, Thái Lan, Myanma. Đà Nẵng là một trong các cửa ngõ quan trọng tiến ra biển của Tây Nguyên và của các nước vùng Đông Bắc Á. Tổng diện tích của Thành phốĐà Nẵng là 1.255 km2. Dân số là 858.600 người và dự kiến đến năm 2020 là 1.200.000 người. Về mặt hành chính, Đà Nẵng có 6 quận nội thành là: Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu và Cẩm Lệ. Trong đó, Cẩm Lệ là một quận mới được thành lập vào tháng 9 năm 2005. Ngoài 6 quận nội thành, Đà Nẵng còn có hai huyện ngoại thành là huyện Hòa Vang và huyện đảo Hoàng Sa. Dân cư phần lớn sống trong khu vực đô thị Điều chỉnh Quy hoạch chung Thành phốĐà Nẵng đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt tại Quyết định số465/TTg ngày 17/6/2002. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc quản lý xây dựng và phát triển thành phố.

3.1.1.2 Đặc điểm địa hình, địa chất

Địa hình của Thành phốĐà Nẵng vừa có đồng bằng, vừa có đồi núi. Vùng núi cao và dốc tập trung ở phía tây và tây bắc, từđây có những dải núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ, vùng đồng bằng ven biển hẹp. Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng 700 đến 1500m, độ dốc lớn, là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệmôi trường sinh thái. Đồng bằng ven biển là vùng thấp chịu ảnh hưởng của biển bị nhiễm mặn. Quận Hải Châu, quận Thanh Khê hầu hết là đồng bằng, không có đồi núi, địa hình tương đối bằng phẳng. Riêng quận Cẩm Lệ mới được thành lập bởi một phần của quận Hải Châu và một phần là đất của huyện Hòa Vang. Quận này địa hình bằng phẳng. Cao độ trung bình của quận Cẩm Lệ là 2m, quận Thanh Khê 3m, Hải Châu 2,5m.

Ba quận còn lại là Quận Sơn Trà địa hình vừa đồi núi vừa có đồng bằng, bán đảo Sơn Trà chiếm 3/4 là núi rừng, chủ yếu là cây cối (cao độtrung bình bán đảo là 600m). Phần còn lại của quận là địa hình bằng phẳng (cao độ trung bình là 5m). Quận Ngũ Hành Sơn, địa hình không bằng phẳng, về phía nam của quận là địa hình bằng phẳng, phía bắc địa hình cao, thấp không đều, có dãy núi cào là Ngũ Hành Sơn, có nhiều núi xen kẽ, phía dưới là các hang động (cao độ trung bình là 11m). Quận Liên Chiểu rừng núi chiếm 1/2 diện tích của quận. Núi cao chủ yếu ở phía tây bắc, còn lại là địa hình tương đối bằng phẳng (cao độ trung bình là 8m).

Đà Nẵng nằm trong vùng duyên hải có cấu tạo địa tầng là những vùng trầm tích biển và các lớp địa tầng đệ tứ do các con sông tạo lập. Vùng đồi thấp và các rặng núi cao chen lẫn đồng bằng phù sa có cấu tạo địa tầng là dải trầm tích Paleozoic xen lẫn với các lớp trầm tích trung đại Mio-Pliocene. Các tầng đá nằm ở độ sâu từ 10-15m.

3.1.1.3 Đặc điểm về khí hậu

Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình. Nhiệt độ cao và ít biến động. Chếđộ nắng, mưa và độẩm phong phú. Nhiệt độtrung bình hàng năm trên 250C. Khí hậu Đà Nẵng là vùng khí hậu đan xen và chịu ảnh hưởng của khí hậu

miền Bắc và khí hậu miền Nam với tính trội là khí hậu nhiệt đới ở phía Nam. Khí hậu Đà Nẵng có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa thường kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12 và mùa khô kéo dài từ tháng 1 đến tháng 8. Thỉnh thoảng có các đợt rét mùa đông nhưng không rét đậm và không kéo dài. Lượng bức xạ mặt trời lớn. Mưa bão thường gây nên ngập lụt. Mỗi năm có từ 1-8 cơn bão Lượng mưa trong mùa mưa chiếm khoảng 70-80% lượng mưa cả năm. Mùa hè mưa ít, nhiệt độ cao nên một số khu vực cửa sông bịnước mặn xâm nhập.

3.1.1.4 Đặc điểm về thủy văn

Đặc điểm thủy văn của sông Cu Đê (phía Bắc) sông Yên, sông Vĩnh Điện, sông Hàn và thủy triều có tác động đến khả năng thoát nước của Thành phố Đà Nẵng.

Sông Cu Đê là một con sông nhỏ nằm ở phía Bắc thành phố Đà Nẵng, diện tích lưu vực khoảng 143km2, chiều dài sông khoảng 23km, chiều dài lưu vực 18km, đổ vào vịnh Đà Nẵng.

Thành phốĐà Nẵng nằm dọc hai bờ của sông Hàn, một cửa sông của hệ thống sông Thu Bồn – Vu Gia, có 02 sông chính đổ vào sông Hàn là sông Yên (sông Cẩm Lệ), sông Vĩnh Điện và 01 sông nhỏ là sông Cổ Cò.

Do sông Hàn là một cửa Sông của hệ thống sông Thu Bồn – Vu Gia nên chịu sự tác động của chế độ của hệ thống sông này. Mùa lũ thường bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12, mùa khô cạn bắt đầu từtháng 1 đến tháng 8.

3.1.1.5 Đặc điểm về kinh tế xã hội

Với chiến lược phát triển kinh tếtheo cơ chế thị trường có định hướng Xã hội chủnghĩa. Thành phốĐà Nẵng đã đạt được những thành tựu quan trọng trong nhiều lĩnh vực: đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện. Trong giai đoạn 2001- 2003, tỷ lệGDP trung bình đạt 13%, cao hơn mức GDP trung bình cảnước cùng kỳ là 7,5%. Thành phốĐà Nẵng có hai định hướng phát triển là: Phát triển công nghiệp bao gồm các dự án đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) và Phát triển ngành công nghiệp du lịch.

Trái ngược với sự tăng trưởng kinh tế nhanh, tình trạng mất vệ sinh và môi trường kém hiện nay với những ảnh hưởng tiêu cực có thểđe dọa tính bền vững của tăng trưởng. Thành phốĐà Nẵng đang đối mặt với những thách thức như: Đảm bảo công ăn việc làm và các dịch vụ cơ bản cho dân cư, giảm thiểu những rủi ro về sự xuống cấp của môi trường và ùn tắc giao thông; sự hoạt động hiệu quảhơn của các khu công nghiệp và cải thiện vấn đề thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Vượt qua những thách thức này là yêu cầu quan trọng để đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững và phát triển xã hội của Thành phố.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng xây dựng công trình - trường hợp nghiên cứu điển hình với dự án cơ sở hạ tầng ưu tiên Đà Nẵng (Trang 80 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)