Quy định về bảo hành công trình xây dựng

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng xây dựng công trình - trường hợp nghiên cứu điển hình với dự án cơ sở hạ tầng ưu tiên Đà Nẵng (Trang 77)

1) Bảo hành công trình xây dựng

- Nhà thầu thi công xây dựng và nhà thầu cung ứng thiết bị công trình có trách nhiệm bảo hành công trình, bảo hành thiết bị. Thời hạn bảo hành công trình kể từ ngày chủđầu tư ký biên bản nghiệm thu đưa công trình, hạng mục công trình vào sử

dụng hoặc căn cứtheo quy định của Hợp đồng xây dựng, Hợp đồng cung ứng thiết bịnhưng phải tuân theo quy định: Không ít hơn24 tháng đối với công trình cấp đặc biệt và cấp I; Không ít hơn 12 tháng đối với các công trình cấp còn lại; Thời hạn bảo hành công trình nhà ở thực hiện theo quy định pháp luật về nhà ở.

- Trong thời hạn bảo hành, nhà thầu thi công xây dựng và nhà thầu cung ứng thiết bị công trình phải thực hiện việc bảo hành sau khi nhận được thông báo của chủ đầu tư. Nếu các nhà thầu nêu trên không tiến hành bảo hành thì chủ đầu tư có quyền sử dụng tiền bảo hành để thuê tổ chức, cá nhân khác sửa chữa.

- Chủ đầu tư phải thỏa thuận trong hợp đồng với các nhà thầu tham gia xây dựng công trình về quyền và trách nhiệm của các bên trong bảo hành công trình xây dựng; mức tiền bảo hành và việc lưu giữ, sử dụng, hoàn trả tiền bảo hành theo quy định của pháp luật về hợp đồng trong hoạt động xây dựng. [9, Đ34]

2) Trách nhiệm của các bên về bảo hành công trình xây dựng

a. Chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng công trình có trách nhiệm:

- Vận hành, bảo trì công trình theo đúng quy định của quy trình vận hành, bảo trì công trình;

- Kiểm tra, phát hiện hư hỏng của công trình để yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầu cung ứng thiết bị công trình sửa chữa, thay thế;

- Giám sát và nghiệm thu công việc khắc phục, sửa chữa của nhà thầu thi công xây dựng và nhà thầu cung ứng thiết bị công trình xây dựng;

- Xác nhận hoàn thành bảo hành công trình xây dựng cho nhà thầu thi công xây dựng công trình và nhà thầu cung ứng thiết bị công trình.

b. Nhà thầu thi công xây dựng công trình và nhà thầu cung ứng thiết bị công trình có trách nhiệm sau đây:

- Tổ chức khắc phục ngay sau khi có yêu cầu của chủđầu tư, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng công trình và phải chịu mọi chi phí khắc phục;

- Từ chối bảo hành trong các trường hợp hư hỏng phát sinh không phải do lỗi của nhà thầu gây ra hoặc do nguyên nhân bất khả kháng.

c. Nhà thầu khảo sát xây dựng, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình, nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầu cung ứng thiết bị công trình và các nhà thầu khác có liên quan chịu trách nhiệm về chất lượng công trình tương ứng với phần công việc do mình thực hiện kể cả sau thời gian bảo hành. [9, Đ35]

KT LUẬN CHƯƠNG 2

Xuất phát từ lý luận về quản lý chất lượng công trình xây dựng và qua phân tích nội dung, nhiệm vụ của công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng cho thấy thời gian qua bên cạnh những DAĐT XDCT đạt chất lượng và chất lượng cao còn có không ít DAĐT XDCT chất lượng chưa cao hoặc chưa đạt yêu cầu. Điều đó cho thấy, công tác quản lý dự án cần được khắc phục những hạn chế và nâng cao hơn nữa. Có 2 nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này, đó là: Hệ thống các văn bản pháp luật về quản lý DAĐT XDCT sử dụng vốn nhà nước chưa hoàn thiện, còn có những bất cập nhất định; Năng lực QLDA của một số chủ thểđược giao QLDA còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu.

Trong tất cả các tồn tại của công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng thời gian qua thì yếu tố con người là yếu tố quan trọng nhất. Do đó, theo tác giả, giải pháp được đặt lên hàng đầu là phải nâng cao năng lực quản lý cho các chủ đầu tư và các nhà QLDA. Tác giảđề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quảđầu tư và đảm bảo chất lượng công trình xây dựng tại các ban QLDA.

CHƯƠNG 3

THC TRNG CÔNG TÁC QUN LÝ CHẤT LƯỢNG VÀ ĐỀ XUT MT S GII PHÁP NÂNG CAO QUN LÝ CHẤT LƯỢNG TI D

ÁN CƠ SỞ H TẦNG ƯU TIÊN ĐÀ NẴNG 3.1. Thực trạng công tác quản lý chất lượng tại dự án

3.1.1 Giới thiệu chung về thành phố Đà Nẵng

3.1.1.1 Vị trí địa lý, diện tích

Nằm ở miền Trung Việt Nam trên trục giao thông Bắc – Nam, Thành phố Đà Nẵng là trung tâm lớn về chính trị, kinh tế, văn hóa của Việt Nam ở khu vực miền Trung. Với vị trí địa lý đặc biệt, Đà Nẵng còn là một trong những địa bàn có tầm quan trọng chiến lược về quốc phòng an ninh khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và cả nước. Đà Nẵng là thành phố trực thuộc Trung ương và lớn thứ 4 ở Việt Nam. Phía bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, phía tây và nam giáp tỉnh Quảng Nam. Thành phố có tọa độ 15055’22’’ độ vĩ bắc; 107018’20’’ đến 108020’ độ kinh đông. Là dải đồng bằng duyên hải miền Trung, thành phố Đà Nẵng được bao bọc bởi dãy núi Trường Sơn ở phía bắc, phía tây là dãy núi Phước Tường và phía đông giáp với Biển Đông. Khu vực phía đông thành phố bị tách rời trung tâm thành phố bởi Sông Hàn Quốc lộ 14B nối cảng biển Tiên Sa, Liên Chiểu đến Tây Nguyên và trong tương lai gần nối với hệ thống đường xuyên Á qua Lào, đông bắc Campuchia, Thái Lan, Myanma. Đà Nẵng là một trong các cửa ngõ quan trọng tiến ra biển của Tây Nguyên và của các nước vùng Đông Bắc Á. Tổng diện tích của Thành phốĐà Nẵng là 1.255 km2. Dân số là 858.600 người và dự kiến đến năm 2020 là 1.200.000 người. Về mặt hành chính, Đà Nẵng có 6 quận nội thành là: Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu và Cẩm Lệ. Trong đó, Cẩm Lệ là một quận mới được thành lập vào tháng 9 năm 2005. Ngoài 6 quận nội thành, Đà Nẵng còn có hai huyện ngoại thành là huyện Hòa Vang và huyện đảo Hoàng Sa. Dân cư phần lớn sống trong khu vực đô thị Điều chỉnh Quy hoạch chung Thành phốĐà Nẵng đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt tại Quyết định số465/TTg ngày 17/6/2002. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc quản lý xây dựng và phát triển thành phố.

3.1.1.2 Đặc điểm địa hình, địa chất

Địa hình của Thành phốĐà Nẵng vừa có đồng bằng, vừa có đồi núi. Vùng núi cao và dốc tập trung ở phía tây và tây bắc, từđây có những dải núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ, vùng đồng bằng ven biển hẹp. Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng 700 đến 1500m, độ dốc lớn, là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệmôi trường sinh thái. Đồng bằng ven biển là vùng thấp chịu ảnh hưởng của biển bị nhiễm mặn. Quận Hải Châu, quận Thanh Khê hầu hết là đồng bằng, không có đồi núi, địa hình tương đối bằng phẳng. Riêng quận Cẩm Lệ mới được thành lập bởi một phần của quận Hải Châu và một phần là đất của huyện Hòa Vang. Quận này địa hình bằng phẳng. Cao độ trung bình của quận Cẩm Lệ là 2m, quận Thanh Khê 3m, Hải Châu 2,5m.

Ba quận còn lại là Quận Sơn Trà địa hình vừa đồi núi vừa có đồng bằng, bán đảo Sơn Trà chiếm 3/4 là núi rừng, chủ yếu là cây cối (cao độtrung bình bán đảo là 600m). Phần còn lại của quận là địa hình bằng phẳng (cao độ trung bình là 5m). Quận Ngũ Hành Sơn, địa hình không bằng phẳng, về phía nam của quận là địa hình bằng phẳng, phía bắc địa hình cao, thấp không đều, có dãy núi cào là Ngũ Hành Sơn, có nhiều núi xen kẽ, phía dưới là các hang động (cao độ trung bình là 11m). Quận Liên Chiểu rừng núi chiếm 1/2 diện tích của quận. Núi cao chủ yếu ở phía tây bắc, còn lại là địa hình tương đối bằng phẳng (cao độ trung bình là 8m).

Đà Nẵng nằm trong vùng duyên hải có cấu tạo địa tầng là những vùng trầm tích biển và các lớp địa tầng đệ tứ do các con sông tạo lập. Vùng đồi thấp và các rặng núi cao chen lẫn đồng bằng phù sa có cấu tạo địa tầng là dải trầm tích Paleozoic xen lẫn với các lớp trầm tích trung đại Mio-Pliocene. Các tầng đá nằm ở độ sâu từ 10-15m.

3.1.1.3 Đặc điểm về khí hậu

Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình. Nhiệt độ cao và ít biến động. Chếđộ nắng, mưa và độẩm phong phú. Nhiệt độtrung bình hàng năm trên 250C. Khí hậu Đà Nẵng là vùng khí hậu đan xen và chịu ảnh hưởng của khí hậu

miền Bắc và khí hậu miền Nam với tính trội là khí hậu nhiệt đới ở phía Nam. Khí hậu Đà Nẵng có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa thường kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12 và mùa khô kéo dài từ tháng 1 đến tháng 8. Thỉnh thoảng có các đợt rét mùa đông nhưng không rét đậm và không kéo dài. Lượng bức xạ mặt trời lớn. Mưa bão thường gây nên ngập lụt. Mỗi năm có từ 1-8 cơn bão Lượng mưa trong mùa mưa chiếm khoảng 70-80% lượng mưa cả năm. Mùa hè mưa ít, nhiệt độ cao nên một số khu vực cửa sông bịnước mặn xâm nhập. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.1.4 Đặc điểm về thủy văn

Đặc điểm thủy văn của sông Cu Đê (phía Bắc) sông Yên, sông Vĩnh Điện, sông Hàn và thủy triều có tác động đến khả năng thoát nước của Thành phố Đà Nẵng.

Sông Cu Đê là một con sông nhỏ nằm ở phía Bắc thành phố Đà Nẵng, diện tích lưu vực khoảng 143km2, chiều dài sông khoảng 23km, chiều dài lưu vực 18km, đổ vào vịnh Đà Nẵng.

Thành phốĐà Nẵng nằm dọc hai bờ của sông Hàn, một cửa sông của hệ thống sông Thu Bồn – Vu Gia, có 02 sông chính đổ vào sông Hàn là sông Yên (sông Cẩm Lệ), sông Vĩnh Điện và 01 sông nhỏ là sông Cổ Cò.

Do sông Hàn là một cửa Sông của hệ thống sông Thu Bồn – Vu Gia nên chịu sự tác động của chế độ của hệ thống sông này. Mùa lũ thường bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12, mùa khô cạn bắt đầu từtháng 1 đến tháng 8.

3.1.1.5 Đặc điểm về kinh tế xã hội

Với chiến lược phát triển kinh tếtheo cơ chế thị trường có định hướng Xã hội chủnghĩa. Thành phốĐà Nẵng đã đạt được những thành tựu quan trọng trong nhiều lĩnh vực: đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện. Trong giai đoạn 2001- 2003, tỷ lệGDP trung bình đạt 13%, cao hơn mức GDP trung bình cảnước cùng kỳ là 7,5%. Thành phốĐà Nẵng có hai định hướng phát triển là: Phát triển công nghiệp bao gồm các dự án đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) và Phát triển ngành công nghiệp du lịch.

Trái ngược với sự tăng trưởng kinh tế nhanh, tình trạng mất vệ sinh và môi trường kém hiện nay với những ảnh hưởng tiêu cực có thểđe dọa tính bền vững của tăng trưởng. Thành phốĐà Nẵng đang đối mặt với những thách thức như: Đảm bảo công ăn việc làm và các dịch vụ cơ bản cho dân cư, giảm thiểu những rủi ro về sự xuống cấp của môi trường và ùn tắc giao thông; sự hoạt động hiệu quảhơn của các khu công nghiệp và cải thiện vấn đề thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Vượt qua những thách thức này là yêu cầu quan trọng để đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững và phát triển xã hội của Thành phố.

3.1.2 Tổng quan về dự án cơ sở hạ tầng ưu tiên thành phố Đà Nẵng

3.1.2.1 Giới thiệu về dự án cơ sở hạ tầng ưu tiên thành phố Đà Nẵng

Trong những năm vừa qua, Thành phố Đà Nẵng đã tập trung khai thác nhiều nguồn lực để đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng của thành phố và đầu tư cho lĩnh vực xóa đói giảm nghèo đô thị. Điều này đã giúp thành phố đạt những thành công đáng kể được Chính phủ và các Tổ chức quốc tế công nhận. Tuy nhiên do khối lượng công việc quá lớn nên nguồn ngân sách của thành phố chưa thể đáp ứng được nhu cầu đầu tư.

Chính vì lý do này, UBND thành phố Đà Nẵng mong muốn được sử dụng nguồn vốn do Chính phủ Việt Nam vay của Ngân hàng Thế giới để đầu tư vào hạ tầng của thành phố trong khuôn khổ dự án có tên “Dự án đầu tư cở sở hạ tầng ưu tiên thành phố Đà Nẵng”.

Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên thành phố Đà Nẵng là một dự án đa ngành nhằm đóng góp một phần quan trọng vào việc hoàn thành kế hoạch phát triển của thành phố giai đoạn 2006 - 2013 và chiến lược phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2020. Tổng mức đầu tư 218,471 triệu USD; trong đó, vốn vay của Ngân hàng thế giới 152,438 triệu USD, vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam 66,033 triệu USD.

- Hợp phần A. Nâng cấp đô thị (52,6 triệu USD);

- Hợp phần C. Cầu và Đường (96,2 triệu USD); - Hợp phần D. Phát triển thể chế (4,2 triệu USD). Dự án có các mục tiêu chủ yếu sau đây:

- Giảm nghèo đô thị thông qua việc nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật, điều kiện môi trường và cải thiện điều kiện sống của người nghèo thành thị;

- Cải thiện điều kiện môi trường tại các khu vực ô nhiễm liên quan đến các vấn đề về nước thải, thoát nước mưa;

- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua đầu tư phát triển các hạ tầng chiến lược, thực hiện các cải thiện và hỗ trợ kỹ thuật nhằm tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn; - Từng bước đáp ứng quy hoạch phát triển đô thị;

- Xã hội hóa công tác quy hoạch, lập kế hoạch và thực hiện đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng đô thị thông qua việc tham gia đóng góp của cộng đồng về các giải pháp kỹ thuật, đóng góp nhân lực và kinh phí;

- Thúc đẩy phương pháp chuẩn bị, thực hiện và quản lý dự án có sự tham gia của cộng đồng nhằm đáp ứng cao nhất các nhu cầu của họ;

- Hỗ trợ thể chế và tăng cường năng lực quản lý cho các cơ quan hành chính của thành phố.

Giai đoạn 1: Kinh phí đầu tư 33,9triệu USD, thực hiện từ năm 2008 đến 2010, nâng cấp 4 khu thu nhập thấp Thanh Khê 1, Thanh Khê 5, Châu Thành, Trung Tạm; xây dựng 3 khu tái định cư Thanh Khê Tây, Hòa Minh và Hòa Quý; xây dựng 2 khu chung cư Thanh Khê Tây và Hòa Minh; cải tạo môi trường sông Phú Lộc.

Hình 3.3 Dự án Khu Đô Thị Công Nghệ FPT, nơi đường Nguyễn Tri Phương nối dài sẽ đi ngang qua

Giai đoạn 2: Kinh phí đầu tư 184,6 triệu USD, thực hiện từ năm 2010 đến 2014, xây dựng hệ thống thoát nước mưa, mở rộng hệ thống thu gom nước thải tại các quận: Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, Liên Chiểu; xây dựng cầu và đường Nguyễn Tri Phương nối dài đi Hòa Quý; nâng cấp 9 khu thu nhập thấp; mở rộng hệ thống thu gom nước thải tại các quận: Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, Liên Chiểu và Cẩm Lệ; nâng cấp các Trạm xử lý nước thải Phú Lộc, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn và Hòa Cường; xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Hòa Xuân; xây dựng cầu và đường vành đai Phía Nam thành phố (quốc lộ 1A – Hoàng Sa-Trường Sa).

Cầu Nguyễn Tri Phương qua sông Cẩm Lệ, chiều dài 800m, 20 nhịp, khổ cầu 26,3m; cầu Khuê Đông qua sông Cái, chiều dài 427m, 9 nhịp, khổ cầu 26,3m và

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng xây dựng công trình - trường hợp nghiên cứu điển hình với dự án cơ sở hạ tầng ưu tiên Đà Nẵng (Trang 77)