Đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố vĩnh long (Trang 95)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các

6.2.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước

- Tiếp tục lộ trình sắp xếp, cải cách mạnh mẽ lại các DNNN để có thể phân loại, đánh giá chính xác về năng lực quản lý và kinh doanh của doanh nghiệp.

- Nâng cao hiệu quả thực thi của Luật Phá sản để góp phần tạo ra cơ chế sàng lọc các doanh nghiệp yếu kém ra khỏi thị trường.

- Bên cạnh đó, tạo điều kiện cho các NHTM chủ động đóng góp ý kiến, tham gia vào quá trình hoạch định chính sách của Nhà nước có liên quan đến hoạt động ngân hàng để sao cho các chính sách này không mâu thuẫn hoặc ít ra không hạn chế các hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong quá trình hội nhập.

- Cần tổ chức thiết lập hệ thống các tiêu chuẩn để đánh giá về hiệu quả kinh tế của các ngành kinh tế, tạo cơ sở thuận lợi cho ngân hàng thẩm định, đánh giá khách hàng, chu trình đầu tư,.... một cách thích đáng.

6.2.2. Đối với Ban lãnh đạo NHN0&PTNT Hội sở chính và Ngân hàng Trung Ương

- Ngân hàng Hội sở cần tăng cường công tác nghiên cứu và dự báo trong thời

gian tới, đặc biệt là đối với các chính sách tài chính tiền tệ, kinh tế trên phạm vi Việt Nam và thế giới. Sau đó đưa ra các dự báo, chính sách phù hợp phổ biến đến các chi nhánh để phòng ngừa và hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra cho ngân hàng.

- Coi trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực tại chổ, cần có những buổi gặp gỡ giao lưu giưa các chi nhánh với ngân hàng Hội sở để cùng nhau chia sẽ kinh nghiệm.

- Trong những năm tới Hiệp hội các ngân hàng Việt Nam nên hợp tác với các Hiệp hội ngân hàng các nước trong khu vực và trên thế giới nhằm hỗ trợ cho các hội viên tăng cường công tác đào tạo, trao đổi kinh nghiệm để nâng cao kĩ năng, trình độ quản lí và kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng, đồng thời tạo điều kiện để hội viên tìm đối tác, mở rộng hợp tác kinh doanh với thị trường tài chính tiền tệ nước ngoài.

6.2.3. Đối với chính quyền địa phương

- Việc xây dựng cầu Cần Thơ đã tạo nhiều tiềm năng phát triển và mở ra nhiều cơ hội kinh doanh mới cho kinh tế trên địa bàn tỉnh. Vì vậy, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long và các cấp ban ngành cần có nhiều chính sách quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm, tạo hành lang pháp lý thông thoáng nhằm thu hút nhiều nhà đầu tư. Đây là cơ sở để phát triển kinh tế địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của hoạt động ngân hàng.

- Chính quyền địa phương cần phát huy tốt vai trò hỗ trợ cho Ngân hàng trong việc cung cấp thông tin về khách hàng trong hồ sơ cho vay vốn của khách hàng, cũng như công tác thu hồi và xử lý nợ giúp hoạt động tín dụng của Ngân hàng được thuận lợi hơn.

- Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh, thị xã cần xem xét và quản lý chặt chẽ hơn khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để thế chấp xin vay vốn của Ngân hàng. - Khi xác nhận hồ sơ xin vay, Uỷ Ban Nhân Dân các cấp cần đòi hỏi có đủ hai người gồm: Người uỷ quyền và người được uỷ quyền để tránh xảy ra tranh chấp về sau. Bởi vì hiện nay thường xảy ra hiện tượng giả mạo chữ kí của người uỷ quyền để đi vay, bảo lãnh và thế chấp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. ThS. Thái Văn Đại (2005). Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Trường Đại học

Cần Thơ.

2. Thái Văn Đại, Nguyễn Thanh Nguyệt (2007). Bài giảng Quản trị Ngân hàng

thương mại, tủ sách Trường Đại học Cần Thơ.

3. PGS.TS Nguyễn Thị Mùi (2006). Quản trị Ngân hàng, Nxb Tài chính, Hà Nội.

4. PGS.TS Lê Văn Tề, ThS Nguyễn Thị Xuân Liễu (2003). Quản trị Ngân hàng

thương mại, Nxb Thống kê, Tp. HCM.

5. TS Nguyễn Văn Tiến (2003). Đánh giá và Phòng ngừa rủi ro trong kinh

doanh Ngân hàng, Nxb Thống kê, Tp. HCM.

6. Trần Trung Hiếu (2010). Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân

hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam Chi nhánh Cái Khế, Luận văn tốt nghiệp.

7. Phan Hiền Giang (2011). Phân tích hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng

thương mại Nhà nước và Ngân hàng thương mại Cổ phần Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế.

8. Minh Đức ( 23/12/2009). 10 điểm nổi bật trong hoạt động ngân hàng năm

2009, Vneconomy, http://vneconomy.vn/20091223034224125P0C6/10-diem- noi-bat-trong-hoat-dong-ngan-hang-nam-2009.htm

9. Laisuat.vn (31/12/2010). 10 sự kiện, vấn đề nổi bật trong hoạt động ngân hàng

2010, http://diendan.laisuat.vn/Forum/Comments.aspx?article=627

10. DVT.vn (31/12/2011). 10 sự kiện nổi bật của ngành ngân hàng năm 2011,

http://gafin.vn/20111227105558322p0c34/10-su-kien-noi-bat-cua-nganh-ngan- hang-nam-2011.htm.

11. Hồ Bá Tình (2011). Nhìn lại kinh tế Việt Nam 2010, Phòng nghiên cứu

Vieetsstock, http://vietstock.vn/chanelid/582/tin-tuc/176093-kinh-te-viet-nam- 2010-mot-nam=nhin-lainbsp.aspx.

12. Lê Khắc (2011). Nợ xấu gia tăng, sự trả giá của các ngân hàng, Thời báo

Việt Nam, http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/41546/no-xau-gia-tang--su-tra-gia-cua- ngan-hang.html.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố vĩnh long (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)