Tình hình nợ xấu

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố vĩnh long (Trang 49 - 51)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các

4.1.2.4.Tình hình nợ xấu

Từ bảng số liệu trang 39 cho ta thấy tình hình nợ xấu của ngân hàng trong thời gian qua có nhiều biến động phức tạp giảm rồi lại tăng mạnh vào năm 2011, đòi hỏi ban lãnh đạo ngân hàng phải có sự theo dõi chặt chẽ nhằm đảm bảo chất lượng tín dụng của ngân hàng.

Theo thời hạn: vvvv Ngắn hạn:

Mặc dù cho vay ngắn hạn là khoản mục cho vay trọng yếu của ngân hàng trong ba năm nhưng nợ xấu ngắn hạn lại chiếm tỷ tọng thấp hơn nợ xấu trung hạn trong tổng nợ xấu qua ba năm. Như vậy, chứng tỏ công tác thu hồi khoản nợ ngắn hạn của ngân hàng được thực hiện khá tốt. Khoản nợ xấu ngắn hạn của chi nhánh có sự sụt giảm vào năm 2010, cụ thể sụt giảm 1.049 triệu đồng tương ứng giảm 33,53% so với năm 2009. Đạt được kết quả như vậy là do ngân hàng luôn coi trọng việc tăng trưởng tín dụng đi đôi với chất lượng tín dụng do đó công tác thẩm định và kiểm soát món vay luôn đặt lên hàng đầu. Cán bộ tín dụng luôn đôn đốc, nhắc nhở khách hàng trả nợ. Sang năm 2011, lượng nợ xấu lại có xu hướng tăng mạnh, tăng đến 11.341 triệu đồng, tăng tương ứng 545% so với năm 2011

mà nguyên nhân chính của tình trạng này là do lãi suất cho vay trong năm này luôn phải duy trì ở mức cao trong khi lợi nhuận của khách hàng thì ngày càng bị thu hẹp bởi tình trạng lạm phát tăng cao dẫn đến chi phí đầu vào cũng tăng vọt trong năm này.

Bảng 7: TÌNH HÌNH NỢ XẤU CỦA NHN0&PTNT CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2009-2011

Đơn vị tính: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh NHNNo&PTNT Thành phố Vĩnh Long)

vvvv Trung và dài hạn:

Nợ xấu trung hạn là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nợ xấu của chi nhánh qua ba năm và có chung diễn biến với nợ xấu ngắn hạn qua ba năm. Chính sách thắt chặt tiền tệ đã làm cho lãi suất cho vay tăng cao, các doanh nghiệp vay vốn trung và dài hạn với lãi suất đã cao thì nay lại càng cao hơn nữa. Từ những khó khăn trong chi phí sản xuất kinh doanh lại thêm những khó khăn khi phải gánh chịu lãi suất cao như vậy đã khiến cho khả năng trả nợ của doanh nghiệp ngày càng bị sụt giảm. Chính những nguyên nhân trên đã làm cho nợ xấu trung và dài hạn tăng cao trong năm 2011. Đây là điều mà ngân hàng cần quan

CHỈ TIÊU 2009 2010 2011 CHÊNH LỆCH 2010/2009 2011/2010 Số tiền % Số tiền % I. THEO THỜI HẠN 3.128 2.079 13.420 - 1.049 -33,53 11.341 545,45 1. Ngắn hạn 550 695 695 145 26,37 - 0,00 2. Trung hạn 2.578 1.384 8.905 - 1.194 -46,31 7.521 543,35 3. Dài hạn - - 3.820 - - 3.820 - II. THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ 3.128 2.079 13.420 - 1.049 -33,53 11.341 545,45 1. Doanh nghiệp - - 6.023 - - 6.023 - 2. Công ty - - 820 - - 820 - 3. Cá nhân+ hộ gia đình 3.128 2.079 6.577 - 1.049 -33,53 4.498 216,34 III. THEO NGÀNH KINH TẾ 3.128 2.079 13.420 - 1.049 -33,53 11.341 545,45 1. Thương mại dịch vụ 1.214 819 11.784 - 395 -32,57 10.965 1339,51 2. Tiêu dùng 1.075 765 1.141 - 310 -28,81 375.276 49,04 3. Chăn nuôi trồng trọt 839 495 495 - 344 -40,97 - 0,00

tâm và có những biện pháp thích hợp để thu hồi những khoản nợ này trong thời gian tới.

Theo thành phần kinh tế:

Trong hai năm 2009 và 2010 ta thấy nợ xấu đều tập trung vào đối tượng là cá nhân và hộ gia đình, đến năm 2011 thì đối tượng doanh nghiệp và công ty cũng bắt đầu rơi nhiều vào nợ xấu. Nợ xấu và nợ nhóm 2 của nhóm khách hàng này tăng mạnh do một số khách hàng có dư nợ lớn, làm ăn khó khăn không trả được nợ. Rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh bất động sản trên địa bàn lại gặp khó khăn về đầu ra. Từ đó khả năng trả nợ sụt giảm mạnh và ngân hàng cũng đã gặp không ít khó khăn trog việc xử lí những khoản nợ xấu này.

Theo ngành kinh tế:

Khoản mục cho vay của ngân hàng tập trung chủ yếu ở đối tượng ngành thương mại dịch vụ và vì thế tỷ trọng nợ xấu của ngành này cũng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nợ xấu của chi nhánh qua ba năm. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do một số khách hàng trong lĩnh vực này đã vay những món vay lớn nhằm cố định vốn kinh doanh nhưng do chưa đủ năng lực và kinh nghiệm nên không thể cạnh tranh với các đối thủ khác cùng với việc chưa nghiên cứu kĩ thị trường. Vì vậy mà thu nhập của họ chỉ đủ để chi trả cho những khoản lãi định kì còn nợ gốc thì hầu như không có khả năng chi trả đã làm cho tình hình nợ xấu gia tăng tại ngân hàng.

Ł Qua quá trình phân tích nợ xấu cho ta thấy tình hình nợ xấu ngày càng có diễn biến phức tạp và khó lường, đặc biệt là trước những khó khăn của nền kinh tế như hiện nay thì đòi hỏi ngân hàng cần phải chú trọng nhiều hơn nữa trong công tác cho vay và thực hiện nghiêm những quy trình chặt chẽ trong quá trình cấp tín dụng cũng như thực hiện việc xếp hạng tín dụng khách hàng tại hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của ngân hàng để ngăn ngừa tối đa việc cho vay nhằm đối tượng cũng như hạn chế tối đa lượng nợ xấu của ngân hàng nhằm tăng cường hiệu quả kinh doanh trong thời gian sắp tới.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố vĩnh long (Trang 49 - 51)