Phân tích tình hình nguồn vốn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố vĩnh long (Trang 35)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các

4.1.1.Phân tích tình hình nguồn vốn

4.1.1.1. Cơ cấu nguồn vốn

Nguồn vốn là cơ sở cần thiết cho sự tồn tại và hoạt động của ngân hàng. Bất kì một ngân hàng nào muốn tiến hành các hoạt động cho vay hay cung cấp các dịch vụ đều phải có một số lượng vốn đủ lớn để đảm bảo. Đối với NHN0&PTNT chi nhánh TP Vĩnh Long, trong 3 năm qua với những lợi thế và chiến lược riêng trong huy động vốn đã đạt được những thành tựu khả quan, nguồn vốn của Ngân hàng có những biến động tương đối ổn định được thể hiện trong bảng số liệu sau:

Bảng 2: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NHN0&PTNT CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2009-2011

Đơn vị tính : Triệu đồng

(Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh NHNNo&PTNT Thành phố Vĩnh Long)

Qua bảng số liệu ta thấy tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng luôn chiếm một tỉ lệ rất cao, trên 95% tổng nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm. Đây là một kết quả khả quan của ngân hàng vì vốn huy động là nguồn vốn rất có ý nghĩa đối với ngân hàng trong việc tạo lập nguồn vốn kinh doanh. Vốn huy động chiếm tỉ trọng càng cao thì ngân hàng càng có lợi trong việc tạo lập nguồn vốn cho vay và

CHỈ TIÊU

2009 2010 2011 Chênh lệch

Số tiền Số tiền Số tiền 2010/2009 2011/2010 Số tiền % Số tiền % 1. Vốn điều chuyển 751 8.005 8.443 7.254 965,9 438 5,5

2. Vốn huy động 401.400 453.701 544.000 52.301 13,0 90.299 19,9

3. Vốn khác 9.128 12.672 10.899 3.544 38,8 -1.773 -14,0

dần qua 3 năm và tốc độ tăng năm sau đều cao hơn năm trước mà góp phần vào khoản tăng này chính là vốn huy động và vốn điều chuyển. Để hiểu rõ hơn cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng ta đi vào phân tích từng khoản mục chi tiết:

+ Vốn điều chuyển:

Là lượng vốn chiếm tỉ trọng nhỏ nhất trong tổng nguồn vốn của chi nhánh. Vốn điều chuyển của chi nhánh có xu hướng tăng qua 3 năm mà đặc biệt là tốc độ tăng của năm 2010 so với năm 2009 đến 965%, đến năm 2001 thì tốc độ tăng đã bắt đầu chậm lại chỉ còn khoảng 6%. Sỡ dĩ năm 2010 lượng vốn điều chuyển của chi nhánh cao như vậy là vì đi cùng với diễn biến lãi suất trong năm 2010 đã có nhiều lần đột ngột đảo chiều khiến không ít lần hệ thống ngân hàng phải điêu đứng thì niềm tin của người dân vào đồng nội tệ ngày càng sụt giảm và gây ra tình trạng đầu cơ, tích trữ vàng cũng như USD. Chính vì vậy mà công tác huy động trở nên ngày càng khó khăn đối với toàn hệ thống ngân hàng nói chung và chi nhánh NHN0&PTNT nói riêng và buộc ngân hàng phải tăng lượng vốn điều chuyển từ hội sở.

Chi phí nguồn vốn điều chuyển cao hơn so với chi phí huy động từ khách hàng và tạo sự phụ thuộc vào nguồn vốn từ hội sở cũng như chi nhánh chưa thể chủ động trong việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh của mình. Do đó việc hạn chế vay vốn từ hội sở là một trong những mục tiêu trong công tác nguồn vốn của chi nhánh. Tốc độ tăng lượng vốn điều chuyển năm 2011 chỉ còn 6% so với năm 2010 cho thấy sự cố gắng trong mục tiêu kinh doanh của chi nhánh đồng thời nó cũng là kết quả của việc ban hành trần lãi suất huy động của ngân hàng nhà nước đã góp phần làm giảm nhiệt trong cuộc đua cạnh tranh lãi suất giữa các ngân hàng và giúp cho công tác huy động vốn của ngân hàng cũng dễ dàng hơn.

+Vốn huy động:

Lượng vốn huy động của chi nhánh năm 2010 tăng 52.301 triệu đồng so với năm 2009 với tỉ lệ là 13% và năm 2011 tăng 90.299 triệu đồng với tỉ lệ là 20% so với năm 2010. Đây là một tín hiệu rất khả quan của chi nhánh vì hầu hết các chi nhánh trên địa bàn đều gặp khó khăn trong công tác huy động vốn do tỉ lệ lạm phát tăng rất nhanh khiến cho người dân có tâm lí không muốn giữ tiền mặt và chuyển sang các tài sản có tính an toàn cao hơn như USD hay vàng. Năm 2010

là năm chứng kiến sự hồi phục rõ rệt của nền kinh tế Việt Nam, tuy nhiên, những vấn đề kinh tế vĩ mô như lạm phát, lãi suất thị trường và sự biến động mạnh của thị trường vàng - ngoại tệ đã gây nên những ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sống người dân. Thêm vào đó, khách hàng dễ dàng thay đổi sự lựa chọn của mình đối với các sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng do các định chế tài chính khác nhau cung cấp (bao gồm ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty cho thuê tài chính,…). Do đó, hoạt động huy động vốn cũng như cho vay của ngân hàng đã gặp không ít khó khăn. Ngoài ra, bằng việc ban hành Luật các tổ chức tín dụng 2010 và các văn bản dưới Luật, vai trò của NHNN ngày càng được nâng cao trong việc giám sát, theo dõi hoạt động của các định chế tài chính, đảm bảo an toàn và hiệu quả hoạt động của toàn hệ thống. Trong đó, phải kể đến Thông tư 01 yêu cầu các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp phải chấm dứt mọi hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài, Thông tư 13, Thông tư 19 quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn, Thông tư 22 thắt chặt hoạt động huy động và cho vay vốn bằng vàng. Lãi suất huy động cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng làm cho lãi suất cho vay cũng cao ngất ngưỡng có lúc lên đến kịch trần 25% làm cho các khách hàng lại càng e dè và cân nhắc kĩ và càng làm cho công tác huy động vốn lẫn cho vay gặp nhiều khó khăn.Với sự nổ lực của chi nhánh trong việc đa dạng hóa các hình thức huy động vốn từ khách hàng đồng thời là sự cải thiên trong công tác phục vụ khách hàng và sự duy trì các mức lãi suất ổn định, hợp lí...nên ngân hàng đã tạo được uy tín và luôn thu hút được một lượng lớn khách hàng qua ba năm. Năm 2011, nguồn vốn huy động kém ổn định. Do cạnh tranh về lãi suất, nguồn vốn huy động 6 tháng đầu năm giảm so với năm 2010, chỉ khi có chủ trương quyết liệt xử lý các trường hợp vượt trần lãi suất huy động vốn của NH Nhà nước thì mức huy động vốn của chi nhánh mới tăng trở lại.

+Vốn khác:

Là số vốn còn lại ngoài những nguồn vốn kể trên, nó được hình thành từ những khoản bổ sung vào kết quả kinh doanh do được biếu, tặng, tài trợ từ các TCKT khác hoặc phần chênh lệch do đánh giá lại tài sản của ngân hàng. Nguồn vốn này chiếm tỉ trọng tương đối nhỏ trong tổng nguồn vốn và có xu hướng giảm

tính đến năm 2011.

4.1.1.2. Tình hình huy động vốn

Với phương châm khai thác tối đa nguồn vốn tại chỗ, NHN0&PTNT Vĩnh Long đã thực hiện đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt, nên nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng lên một cách rõ rệt và ổn định thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 3: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHN0&PTNT CHI NHÁNH TP VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2009-2011

Đơn vị tính: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh NHNNo&PTNT Thành phố Vĩnh Long)

+ Tiền gửi của các TCTD khác:

Là khoản mục chiếm tỷ trọng không đáng kể, chưa đến 1% trong tổng nguồn vốn huy động và có xu hướng tăng giảm không đồng nhất qua các năm. Đây không phải là nguồn vốn thiết yếu của ngân hàng. Vì đó thường là các khoản tiền

CHỈ TIÊU

2009 2010 2011 Chênh lệch

Số tiền Số tiền Số tiền 2010/2009 2011/2010 Số tiền % Số tiền % 1. Tiền gửi của các TCTD khác 209 40 492 -169 -80,86 452 1130,00 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Không kì hạn 209 40 492 -169 -80,86 452 1130,00

2. Tiền gửi tiết kiệm 174.376 241.957 230.815 67.581 38,76 -11.142 -4,60

- Không kì hạn 6.897 2.147 1.935 -4.750 -68,87 -212 -9,87 - Có kì hạn 166.468 239.810 228.880 73.342 44,06 -10.930 -4,56 + Kì hạn <=12 tháng 149.052 224.816 219.632 75.764 50,83 -5.184 -2,31 + Kì hạn>=12 tháng 17.416 14.994 9.248 -2.422 -13,91 -5.746 -38,32

3. Tiền gửi của các TCKT 208.908 189.584 290.256 -19.324 -9,25 100.672 53,10

- Không kì hạn 137.138 68.367 120.551 -68.771 -50,15 52.184 76,33 - Có kì hạn 71.770 121.217 169.705 49.447 68,90 48.488 40,00 + Kì hạn <=12 tháng 65.844 115.747 169.692 49.903 75,79 53.945 46,61 + Kì hạn>=12 tháng 5.926 5.470 13 -456 -7,69 -5.457 -99,76 4. Tiền kí quỹ 421 736 517 315 74,82 -219 -29,76 5. Phát hành GTCG 17.486 21.386 21.920 3.900 22,30 534 2,50 TỔNG NVHĐ 401.400 453.701 544.000 52.301 13,03 90.299 19,90

gửi ngắn hạn của các TCTD khác trong địa bàn, nhằm đáp ứng mục tiêu thanh khoản nhanh và giải quyết nhu cầu thừa vốn nhàn rỗi tạm thời.

+ Tiền gửi của các TCKT:

Đây là lượng tiền chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh trong 2 năm 2009 và 2011 và chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong tổng NVHĐ vào năm 2010.

Tiền gửi KKH: là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tiền gửi của các TCKT do đa phần các doanh nghiệp gửi tiền vào ngân hàng là để được cung cấp các dịch vụ tiện cho việc thanh toán, giao dịch với các đối tác hơn là nhằm mục đích sinh lời. Sỡ dĩ có sự giảm trong tiền gửi của các TCKT trong năm 2010 là do sự sụt giảm của tiền gửi không kì hạn trong tổng tiền gửi của các TCKT. Sang năm 2011, lượng tiền gửi không kì hạn này đã tăng mạnh trở lại đến 52 tỷ, tương ứng với tỷ lệ 76% so với năm 2010. Nguyên nhân chủ yếu là do nhu cầu thanh toán của các doanh nghiệp ngày càng tăng cao, thêm vào đó ngân hàng ngày càng nâng cao chất lượng thanh toán, mở rộng các dịch vụ và sản phẩm công nghệ mới như ATM, nhận thanh toán tiền điện, nước và điện thoại, trả lương qua tài khoản ngân hàng,…

Tiền gửi CKH: Qua bảng số liệu ta thấy lượng tiền gửi này tăng dần qua ba năm trong đó lượng tiền gửi có kì hạn dưới 12 tháng luôn chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng liên tục với tốc độ trên 40% qua 3 năm. Để làm được điều này, ngân hàng đã không ngừng đổi mới phong cách giao dịch, đẩy mạnh công tác tiếp thị quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là thông qua internet và thông qua các chương trình hỗ trợ cộng đồng như chương trình “ Ủng hộ trẻ em nghèo đến trường”, “Chấp cánh cho những trẻ em khuyết tật” cùng những phong trào tài trợ cho các hoạt động văn hóa thể dục thể thao....nên thu hút được nhiều khách hàng mới và giữ vững được khách hàng truyền thống.

+ Tiền kí quỹ:

Đây là khoản mục được hình thành từ việc tổ chức thanh toán cho doanh nghiệp và cá nhân, ngân hàng đã huy động được bộ phận vốn đáng kể từ những quy định kí quỹ trong thanh toán do chênh lệch giữa thời điểm trích tài khoản của người phải trả và thời điểm ghi có cho người thụ hưởng. Tuy đây là khoản mục

tương đối nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động nhưng đó là một nguồn vốn “giá rẻ” giúp ngân hàng tăng cường hiệu quả hoạt động. Lượng tiền kí quỹ năm 2010 tăng 315 tỷ tương đương với 75% so với năm 2009, sang năm 2011 lượng vốn này giảm 219 tỷ tương đương với 30% so với năm 2010.

+ Phát hành giấy tờ có giá:

Chi nhánh phát hành chủ yếu chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn và kì phiếu ngắn hạn qua ba năm, đây là một khoản mục có thể giúp ngân hàng thu hút một lượng vốn vào ngân hàng trong một thời gian ngắn, tuy khoản mục này khá ổn định nhưng ngân hàng thường phải trả một mức lãi suất lớn hơn nhiều so với lãi suất tiền gửi nên khoản mục này thường chiếm tỷ trọng khá thấp trong NVHĐ. Năm 2009 ngân hàng đã phát hành 17,5 tỷ và năm 2010 lượng phát hành đã tăng lên 21 tỷ, sang năm 2011 lượng phát hành chỉ vượt hơn 2010 1 tỷ là 22 tỷ.

4.1.2. Phân tích hoạt động tín dụng

4.1.2.1. Doanh số cho vay

Cho vay là hoạt động sử dụng vốn chủ yếu của ngân hàng, vừa trực tiếp phục vụ nhu cầu vốn cho nền kinh tế vừa mang lại thu nhập thường xuyên cho ngân hàng. Phân tích doanh số cho vay giúp ngân hàng đánh giá được tình hình sử dụng vốn qua ba năm cũng như tìm ra những hạn chế và những ưu thế trong công tác cho vay của ngân hàng để từ đó có thể nâng cao thu nhập cho ngân hàng trong thời gian tới. Doanh số cho vay của ngân hàng có thể được phân chia thành nhiều tiêu chí và được thể hiện ở bảng trang 31.

Theo thời hạn:

Qua bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn doanh số cho vay trung và dài hạn, nếu như doanh số cho vay ngắn hạn năm 2010 là 390,5 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2009 thì sang năm 2011 nó đã đạt 466 tỷ đồng (tăng 19% so với 2010). Nguyên nhân cho vay chủ yếu ở chi nhánh qua ba năm chủ yếu là ngắn hạn xuất phát từ nền kinh tế sau biến động. Sau khi nền kinh tế rơi vào khủng hoảng và trượt dài trong năm 2008 thì nền kinh tế chỉ mới bắt đầu phục hồi trong năm 2009, tâm lí của khách hàng đi vay vẫn còn e dè trước sự biến động liên tục của lãi suất nên vẫn ưu tiên chọn vay với kì hạn ngắn để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động tạm thời thiếu hụt trong quá trình sản xuất kinh

doanh. Doanh số cho vay ngắn hạn năm 2010 giảm do các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu huy động vốn mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt và quyết liệt hơn vì ngày càng có nhiều ngân hàng hoạt động trên địa bàn, cạnh tranh về lãi suất cho vay, nhiều ngân hàng sẵn sàng cho vay tín chấp đối với khách hàng. Bên cạnh đó, chi nhánh luôn thận trọng trong việc cấp tín dụng nhằm đảm bảo an toàn tín dụng vì trong tình trạng có ít khách hàng để lựa chọn thì rủi ro tiềm ẩn là rất cao. Mặt khác, việc phát hành cổ phiếu huy động vốn của các công ty cổ phần làm giảm nhu cầu vay vốn tín dụng.

Bảng 4: DOANH SỐ CHO VAY CỦA NHN0&PTNT CHI NHÁNH TP VĨNH LONG

Đơn vị tính: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh NHNNo&PTNT Thành phố Vĩnh Long)

Theo thành phần kinh tế:

v v v

v Doanh nghiệp: là đối tượng có tỷ trọng cho vay thấp nhất tại chi nhánh qua 3 năm, lượng cho vay doanh nghiệp chỉ chiếm 106 tỷ trong số 580 tỷ cho vay năm 2009, chiếm 97 tỷ trong 448 tỷ cho vay năm 2010 và chiếm 142 tỷ trong

CHỈ TIÊU 2009 2010 2011 CHÊNH LỆCH 2010/2009 2011/2010 Số tiền % Số tiền % I. THEO THỜI HẠN 579.569 447.633 510.835 (131.936) -22,76 63.202 14,12 1. Ngắn hạn 371.173 390.549 466.076 19.377 5,22 75.526 19,34 2. Trung hạn 207.496 57.083 44.759 (150.413) -72,49 (12.324) -21,59 3. Dài hạn 900 - - (900) -100,00 - - II. THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ 579.569 447.633 510.835 (131.936) -22,76 63.202 14,12 1. Doanh nghiệp 106.023 96.448 141.839 (9.575) -9,03 45.391 47,06 2. Công ty 119.431 118.874 104.267 (558) -0,47 (14.607) -12,29 3. Cá nhân+ hộ gia đình 354.114 232.311 264.729 (121.803) -34,40 32.417 13,95 III. THEO NGÀNH KINH TẾ 579.569 447.633 510.835 (131.936) -22,76 63.202 14,12 1. Thương mại dịch vụ 363.393 334.545 363.393 (28.849) -7,94 28.849 8,62 2. Tiêu dùng 87.949 79.763 87.949 (8.186) -9,31 8.186 10,26 3. Chăn nuôi trồng trọt 128.226 33.325 59.492 (94.901) -74,01 26.167 78,52

511 tỷ cho vay năm 2011. Trong doanh số cho vay doanh nghiệp thì lượng cho vay đối với doanh nghiệp quốc doanh có xu hướng giảm dần trong khi lượng cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh lại có xu hướng tăng dần. Nguyên

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố vĩnh long (Trang 35)