Phân tích chi phí

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố vĩnh long (Trang 60 - 66)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các

4.2.1.2. Phân tích chi phí

39,544 14,511 38,997 10,135 55,544 18,970 0 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000 80,000 2009 2010 2011 2. Chi phí ngoài lãi 1. Chi từ lãi

Hình 3: Cơ cấu chi phí của NH giai đoạn 2009-2011

Phân tích hoạt động kinh doanh của NHTM không chỉ là vấn đề phân tích chi phí phát sinh trong quá trình tìm kiếm lợi nhuận của ngân hàng, mà hơn thế nữa là việc kiểm soát chi phí cũng rất quan trọng để duy trì hoặc nâng cao khả năng sinh lời, là một yếu tố chính yếu nhất để phân biệt giữa các định chế tài chính có sinh lời và không có sinh lời.

Đi cùng với diễn biến của thu nhập của chi nhánh trong ba năm qua, chi phí của chi nhánh cũng có sự sụt giảm vào năm 2010 so với năm 2009 và lại tăng vào năm 2011. So với tốc độ giảm của thu nhập năm 2010 là 3% thì tốc độ giảm của chi phí năm này là 9%, cao hơn tốc độ giảm của thu nhập 6%. Điều này cho thấy ngân hàng đã quản lý chi phí tốt hơn qua các thời kì bằng cách như tối thiểu hóa chi phí đầu vào, hạn chế chi phí không cần thiết và gia tăng những khoản chi đem lại nhiều lợi nhuận. Nhưng sang năm 2011 tốc độ tăng của chi phí lại cao hơn tốc độ tăng của thu nhập, trong khi tốc độ tăng của thu nhập năm 2011 là 40,71%, tăng 23.809 triệu so với năm 2011 thì tốc độ tăng của chi phí năm này là 51,66%, tăng 25.381 triệu đồng so với năm 2010. Chi nhánh cần xem xét để hạn chế đến mức tối thiểu những khoản mục không cần thiết để đảm bảo lợi nhuận ròng cho chi nhánh trong thời gian sắp tới.

Ta sẽ đi vào phân tích từng khoản mục chi phí trong tổng chi phí được thể hiện qua bảng số liệu trang 52.

v Chi phí từ lãi:

Là khoản chi chủ yếu trong tổng chi phí của chi nhánh qua 3 năm. Trong cơ cấu tổng chi phí của Ngân hàng thì khoản chi lãi chủ yếu là cho nguồn vốn huy động, khoản chi này luôn chiếm trên 73% tổng chi phí của Ngân hàng trong 3 năm và có tốc độ tăng giảm qua các năm không đều nhau. Năm 2010, chi từ lãi giảm 547 triệu đồng, tương ứng giảm 1,4% so với năm 2009. Năm 2011, khoản chi này tăng 16.547 triệu đồng, tăng tương ứng 43% so với năm 2010. Đây là một khoản tăng khá cao. Nguyên nhân do trong năm 2010 có sự sụt giảm trong khoản chi trả tiền gửi và chi phát hành giấy tờ có giá so với năm 2009 do lượng tiền huy động từ tiền gửi của các TCTK giảm so với năm 2009 ; sang năm 2011 tình hình lạm phát tăng cao cùng với việc tập trung huy động vốn đáp ứng nhu cầu vốn vay của khách hàng nên Ngân hàng đã tăng lãi suất tiền gửi nhằm thu

hút vốn nhàn rỗi trong xã hội, đó là nguyên do chính dẫn đến chi phí lãi tăng cao.

Bảng 10: TÌNH HÌNH CHI PHÍ CỦA CỦA NHNHN0&PTNT CHI NHÁNH TP VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2009 – 2011

Đơn vị tính: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh NHNNo&PTNT Thành phố Vĩnh Long).

Trả lãi tiền gửi:

Là khoản chi chủ yếu trong tổng chi từ lãi của ngân hàng qua ba năm, khoản chi này có sự sụt giảm nhẹ vào năm 2010 và tăng mạnh vào năm 2011. Sỡ dĩ khoản chi lãi tiền gửi có sự sụt giảm vào năm 2010 một mặt vì lãi suất huy động năm 2010 có sự sụt giảm so với năm 2009, mặc khác là do lượng vốn huy động được từ các TCKT có sự sụt giảm mạnh vào năm 2010 nên chi phí trả lãi tiền gửi trong năm này có sự sụt giảm so với năm 2009. Sang năm 2011, chi phí trả lãi tiền gửi đã tăng 18.745 triệu đồng tăng tương ứng 54% so với năm 2010, tình trạng này một phần là do nguồn vốn mà chi nhánh huy động được năm 2011 tăng cao hơn so với năm 2010, một phần là do lãi suất diễn biến phức tạp và căng

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Chênh lệch 2010/2009 2011/2010 Số tiền % Số tiền % I. Chi phí 54.054 49.133 74.514 -4.921 -9,01 25.381 51,66 1. Chi từ lãi 39.544 38.997 55.544 -547 -1,4 16.547 42,43

- Trả lãi tiền gửi 35.279 34.606 53.351 -674 -1,91 18.745 54,17 - Trả lãi tiền vay 2.765 3.552 484 787 28,46 -3.068 -86,38 - Trả lãi phát hành giấy tờ có giá 1.500 840 1.710 -660 -44 870 103,52

2. Chi phí ngoài lãi 14.511 10.135 18.970 -4.375 - 30,15 8.835 87,17

- Chi phí hoạt động dịch vụ 451 427 538 -24 -5,37 111 26,18 - Chi phí HĐKD ngoại hối 0 0,8 1,6 0,8 0 0,8 100

- Chi nộp thuế và phí, lệ phí 8 10 11 2 25 1 10

- Chi phí HĐKD khác 81 140 67 59 71,96 -73 -51,93 - Chi phí cho nhân viên 3.267 3.657 4.597 391 11,96 940 25,68 - Chi cho HĐ quản lý và công vụ 1.765 2.065 2.053 300 16,99 -12 -0,57 - Chi về tài sản 774 989 2.264 216 27,84 1.274 128,81 - Chi phí dự phòng và BHTG 6.870 1.325 7.208 -5.545 -80,71 5.883 443,81 - Chi phí khác 1.295 1.521 2.232 226 17,48 711 46,71

thẳng. Nhà nước ban hành trần lãi suất huy động 14% nhưng từ tháng 8 trở về trước, hiện tượng phá trần trở nên phổ biến gây méo mó, bất ổn trong hoạt động của các ngân hàng thương mại. Từ tháng 8 trở về sau, trần lãi suất được làm nghiêm, gắn với những quyết định xử phạt xôn xao trên thị trường đã làm cho tình trạng cạnh tranh giữa các ngân hàng trên địa bàn ngày càng gay gắt và ngân hàng luôn phải giữ mức lãi suất huy động cao nhất theo mức cho phép để giữ chân khách hàng cũ cũng như thu hút khách hàng mới.

Trả lãi tiền vay:

Đây là khoản chi chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong tổng chi từ lãi của chi nhánh qua hai năm 2009 và 2010. Tuy nhiên khoản chi này đã có sự sụt giảm rõ rệt vào năm 2011 từ 3.552 triệu đồng xuống chỉ còn 484 triệu đồng năm 2010, giảm 86% so với năm 2010. Đây là một nổ lực của chi nhánh trong việc giảm dần tỷ trọng vốn vay mà chủ yếu ở chi nhánh là nguồn vốn điều chuyển của chi nhánh cấp một và đơn vị phụ thuộc,…vì đa phần các nguồn vốn này ngân hàng thường phải trả lãi cao hơn so với nguồn vốn huy động được từ khách hàng.

Trả lãi phát hành có giá:

Khoản mục chi phí này chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng chi từ lãi của chi nhánh qua 2 năm 2009 và năm 2010. Năm 2011 khoản chi này tăng mạnh từ 840 triệu năm 2010 lên 1.710 triệu đồng, tăng 870 triệu đồng tương đương 103,52% so với năm 2010. Thông thường đối với nguồn vốn có được từ việc phát hành giấy tờ có giá rất ổn định nhưng ngân hàng thường phải trả một mức lãi suất cao hơn nhiều.

vvvv Chi phí ngoài lãi:

Khoản chi này cũng chiếm một tỷ lệ tương đối lớn trong tổng chi phí của ngân hàng qua 3 năm, khoản chi này luôn chiếm hơn 20% trên tổng chi phí của ngân hàng qua 3 năm. Tương tự như tình hình biến động của chi từ lãi qua 3 năm, chi ngoài lãi cũng có sự sụt giảm vào năm 2010 so với năm 2009 và lại gia tăng mạnh vào năm 2010. Cụ thể chi ngoài lãi năm 2010 giảm 4.375 triệu đồng, giảm 30% so với năm 2009. Sang năm 2011, chi phí ngoài lãi lại tăng 8.835 triệu đồng, tăng tương ứng 87% so với năm 2010. Nhìn lại với tốc độ giảm nhanh của thu nhập ngoài lãi năm 2010 (giảm 71% so với năm 2009) thì chi phí ngoài lãi

trong năm này giảm chậm hơn rất nhiều, giảm 30% so với năm 2009, còn trong năm 2011 trong khi thu nhập ngoài lãi tăng chậm (tăng 20,75% so với năm 2010) thì chi phí ngoài lãi lại có xu hướng tăng nhanh, tăng đến 87% so với năm 2010. Những điều này thể hiện hiệu quả trong công tác quản lý nguồn thu nhập ngoài lãi của Ngân hàng là chưa cao.

Chi phí hoạt động dịch vụ:

Đây là khoản chi chiếm tỷ trọng thấp thứ hai trong tổng chi phí ngoài lãi của ngân hàng qua ba năm. Khoản chi này chủ yếu tại ngân hàng là chi cho ngân quỹ, chi cho kiểm, điếm, phân loại và đóng gói tiền, chi phí hoa hồng môi giới, chi nộp phí bảo hiểm tiền,..Khoản chi này có sự sụt giảm vào năm 2010 và gia tăng vào năm 2011. Tuy đây là một khoản chi có tỷ trọng nhỏ trong tổng chi ngoài lãi nhưng đó là những khoản chi rất cần thiết phục vụ đắc lực cho hoạt động của ngân hàng nên ngân hàng cần quan tâm và có kế hoạch chi cụ thể, hợp lí những khoản chi này.

Chi cho hoạt động kinh doanh ngoại hối:

Đây là khoản chi chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng chi ngoài lãi của ngân hàng qua ba năm, tuy nhiên khoản chi lại có xu hướng tăng dần qua các năm như là kết quả của việc ngân hàng ngày càng quan tâm đầu tư nhiều vào khoản mục kinh doanh ngoại hối.

Chi nộp thuế và các khoản phí, lệ phí:

Khoản chi này chiếm tỷ trọng thấp thứ hai trong tổng chi ngoài lãi của chi nhánh qua ba năm, khoản chi này chỉ tăng nhẹ qua ba năm phù hợp tốc độ tăng của thu nhập và nhiều yếu tố khác.

Chi phí hoạt động kinh doanh khác:

Là khoản chi chủ yếu cho điều tiết nội trong ngân hàng, khoản chi này tăng mạnh vào năm 2010, tăng 59 triệu đồng tương ứng 72% so với năm 2009 do sự tăng mạnh của vốn điều chuyển trong năm này.

Chi phí cho nhân viên:

Đây là khoản chi chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong tổng chi ngoài lãi của ngân hàng qua ba năm và có xu hướng tăng dần. Khoản chi này năm 2010 tăng 391 triệu đồng so với năm 2009, tăng tương ứng 11,9% và năm 2011 tăng 940 triệu

đồng so với năm 2010, tương đương tăng 25,68%. Do đặc thù của khoản chi này nên không ngân hàng không thể cắt giảm được khoản chi này. Hơn nữa, nếu như khoản chi này không hợp lí thì rất khó để ngân hàng giữ chân người tài cũng như chiêu dụ nhân viên mới về làm việc, vì thế nhà quản trị ngân hàng cần quan tâm đúng mức đến khoản chi này sao cho phù hợp với năng lực của mỗi nhân viên , từ đó nắm bắt được mối liên hệ giữa tiền lương và năng suất lao động mà có hướng điều chỉnh cho phù hợp trong phạm vi quyền hạn hoặc có hướng đề đạt lên trên.

Chi cho hoạt động quản lý và công vụ:

Đây là các khoản chi về vật liệu và giấy tờ in, chi đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ, chi bưu phí và điện thoại,…Khoản chi này có sự gia tăng vào năm 2010 và giảm nhẹ vào năm 2011.

Chi về tài sản

Là các khoản chi cho khấu hao cơ bản tài sản cố định, bảo dưỡng và sửa chữa tài sản, mua sắm công cụ lao động, chi bảo hiểm tài sản,…Khoản chi này có xu hướng tăng qua 3 năm, đặc biệt là năm 2011 so với năm 2010, khoản chi này tăng 1.274 triệu đồng, tăng 128,81% so với năm 2010. Góp phần vào khoản tăng này là sự gia tăng trong mua sắm, bồi dưỡng và sữa chửa tài sản tại chi nhánh để tiến đến hiện đại hóa cơ sở vật chất làm việc tạo niềm tin và ấn tượng vững chắc cho khách hàng.

Chi phí dự phòng, bảo toàn và bảo hiểm tiền gửi:

Khoản chi này chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi ngoài lãi của ngân hàng trong hai năm 2009 và 2011. Khoản chi này bao gồm chi dự phòng nợ phải thu khó đòi, Chi nộp phí bảo hiểm, bảo toàn tiền gửi của khách hàng,…Khoản chi này có sự sụt giảm mạnh năm 2010 do sự sụt giảm mạnh của khoản chi dự phòng nợ phải thu khó đòi. Nguyên nhân giảm trong năm 2010 là do Ngân hàng giảm đáng kể chi phí cho dự phòng nợ phải thu khó đòi, đây là một điều tốt vì cho thấy được công tác thu nợ của Ngân hàng và hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức cá nhân vay vốn đạt hiệu quả; tuy nhiên, sang năm 2011 tình hình nợ xấu ở Ngân hàng có chiều hướng gia tăng nên Ngân hàng phải trích lập dự phòng nhiều hơn, đồng thời trong năm này tình hình lạm phát tăng cao cùng với việc NHNN

quy định mức trần lãi suất huy động đối với Việt Nam đồng là 14% đã làm cho các NHTM trên địa bàn cạnh tranh gay gắt với nhau; nhiều ngân hàng huy động vượt trần lãi suất, để đối phó Ngân hàng đã áp dụng nhiều chương trình khuyến mãi, đầu tư về tài sản và phát triển dịch vụ…đã làm cho chí phí tăng cao, cho đến khi có sự can thiệp của NHNN xử phạt các hành vi huy động vượt trần thì tình hình huy động vốn của Ngân hàng mới khả quan trở lại. Chi nhánh cần có những biện pháp cứng rắn trong công tác thu nợ trong thời gian sắp tới để hạn chế đến mức thấp nhất khoản chi cho dự phòng để giảm chi phí của Ngân hàng nói chung và tăng lợi nhuận Ngân hàng nói riêng.

Ł Qua quá trình phân tích cho ta thấy, năm 2010 mặc dù thu nhập của ngân hàng có sự sụt giảm so với năm 2009 nhưng tốc độ giảm của chi phí cao hơn tốc độ giảm của thu nhập so với năm 2009, đây là một tín hiệu rất tốt trong công tác quản lí chi phí của ngân hàng. Tuy nhiên, sang năm 2011, tốc độ tăng của chi phí lại cao hơn so với tốc độ tăng của thu nhập. Như vậy trong năm này ngân hàng đã gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lí chi phí vì nhiều lý do khách quan lẫn chủ quan. Điều này một lần nữa cho thấy mức độ cạnh tranh của hệ thống ngân hàng trên địa bàn ngày càng gay gắt và việc đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng ngày càng trở thành một bài toán khó mà các nhà quản trị ngân hàng cần cân nhắc thật kĩ để có những hướng đi rõ ràng trong thời gian sắp tới khi mà “miến bánh” tín dụng ngày bị chia nhỏ như hiện nay.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố vĩnh long (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)