Doanh số thu nợ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố vĩnh long (Trang 43)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các

4.1.2.2. Doanh số thu nợ

Doanh số thu nợ cũng được phân thành nhiều tiêu chí thể hiện qua bảng trang 34. Theo thời hạn:

v Ngắn hạn:

Vì chi nhánh luôn tập trung cho vay ngắn hạn nên doanh số thu nợ ngắn hạn của ngân hàng cũng luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Rõ ràng, chúng ta đều biết các doanh nghiệp kinh doanh thương mại dịch vụ thường thì chỉ sử dụng vốn ngắn hạn để quay vòng tiền hàng nhập kho, xuất kho nên dĩ nhiên họ chỉ thường có nhu cầu vay ngắn hạn. Tuy nhiên, doanh số thu nợ ngắn hạn của chi nhánh lại có sự sụt giảm vào năm 2010 so với năm 2009, cụ thể doanh số thu nợ ngắn hạn năm 2010 sụt giảm 127 tỷ tương ứng với giảm 24% so với năm 2009 trong khi doanh số cho vay ngắn hạn năm 2010 lại tăng so với năm 2009. Nguyên nhân của tình trạng này là do tình hình lạm phát tăng cao năm 2010 đã gây khó khăn cho việc sản xuất kinh doanh của cả doanh ngiệp lẫn người dân. Kéo theo đó là mặt bằng lãi suất cho vay lại có xu hướng tăng vào những tháng cuối năm đã làm cho khả năng trả nợ của khách hàng sụt giảm trong năm này. Sang năm 2011, doanh số thu nợ đã bắt đầu tăng lại, đó là kết quả của việc thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát khách hàng trả nợ và có những biện pháp xử lí và thu hồi nợ thích hợp khi phát hiện các vấn đề phát sinh.

Bảng 5: DOANH SỐ THU NỢ CỦA NHN0&PTNT CHI NHÁNH TP VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2009-2011

Đơn vị tính: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh NHNNo&PTNT Thành phố Vĩnh Long)

v Trung hạn:

Cùng chung tình trạng với doanh số thu nợ ngắn hạn, doanh số thu nợ trung hạn của chi nhánh cũng giảm vào năm 2010 so với năm 2009 với 110 tỷ tương ứng giảm 61% so với năm 2009. Nguyên nhân của tình trạng này một phần là do doanh số cho vay trung và dài hạn giảm mạnh trong năm 2010, một phần khác là do lãi suất cho vay tăng quá cao cộng với diễn biến kinh tế thị trường gặp nhiều khó khăn, việc duy trì tốt hoạt động kinh doanh đối với doanh nghiệp là một bài toán khó, mà còn bị bồi thêm chi phí vốn cao nên sản xuất ngày càng bế tắc. Vì thế, khả năng thu hồi các món nợ trung và dài hạn này cũng thấp đi.

v Dài hạn:

Doanh số thu nợ dài hạn cũng sụt giảm mạnh vào năm 2010 so với năm 2009 đến 90% và không thay đổi vào năm 2010 so với năm 2010 .Chi nhánh cần chú ý quan tâm và đốc thúc trong việc thu hồi các khoản nợ này.

CHỈ TIÊU 2009 2010 2011 CHÊNH LỆCH 2010/2009 2011/2010 Số tiền % Số tiền % I. THEO THỜI HẠN 533.461 406.627 542.983 (126.834) -23,78 136.356 33,53 1. Ngắn hạn 347.097 334.149 441.321 (12.948) -3,73 107.172 32,07 2. Trung hạn 183.009 72.173 101.357 (110.837) -60,56 29.185 40,44 3. Dài hạn 3.355 305 305 (3.050) -90,91 - 0,00 II. THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ 533.461 406.627 542.983 (126.834) -23,78 136.356 33,53 1. Doanh nghiệp 101,776 73.607 135.840 (28.169) -27,68 62.233 84,55 2. Công ty 109.004 100.815 123.759 (8.189) -7,51 22.944 22,76 3. Cá nhân+ hộ gia đình 322.681 232.205 283.385 (90.475) -28,04 51.180 22,04 III. THEO NGÀNH KINH TẾ 533.461 406.627 542.983 (126.834) -23,78 136.356 33,53 1. Thương mại dịch vụ 392.614 282.309 392.614 (110.305) -28,10 110.305 39,07 2. Tiêu dùng 89.290 90.993 89.290 1.703 1,91 (1.703) -1,87 3. Chăn nuôi trồng trọt 51.557 33.325 61.079 (18.232) -35,36 27.754 83,28

Theo thành phần kinh tế:

v Doanh nghiệp:

Lượng thu nợ đối với loại hình doanh nghiệp này năm 2010 giảm 28 tỷ tương ứng giảm 28% so với năm 2009, năm 2011 tăng 62 tỷ tương ứng tăng 85% so với năm 2010. Đa số các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đang vào giai đoạn cổ phần hóa đi vào hoạt động nên còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển, chính vì vậy mà công tác thu nợ của chi nhánh còn gặp nhiều khó khăn trong năm 2010. Thế nhưng công tác tại thu nợ tại chi nhánh đã chuyển biến tích cực vào năm 2011 nhờ vào kết quả kinh doanh khả quan của các doanh nghiệp cùng với nổ lực của các doanh nghiệp trong việc trả nợ đúng hạn để đảm bảo uy tín của mình và cũng để chứng tỏ sức cạnh tranh lành mạnh của mình trên thị trường.

v Công ty

Cũng cùng chung tình trạng với các doanh nghiệp nên tình hình kinh doanh của các công ty cũng gặp không ít khó khăn vào năm 2010. Doanh số thu nợ của các công ty năm 2010 giảm 8 tỷ tương ứng giảm 7,5% so với năm 2009, doanh số thu nợ năm 2011 khả quan hơn với mức tăng 22,9 tỷ tăng tương ứng 23% so với năm 2010. Do diễn biến phức tạp của nền kinh tế trong năm 2011 buộc ngân hàng phải tăng cường công tác giám sát, thu nợ cao nhất trước nguy cơ phá sản của các công ty đặc biệt là các công ty kinh doanh bất động sản đã giúp công tác thu hồi nợ được thực hiện khá tốt trong năm này.

v Cá nhân và hộ gia đình:

Bộ phận này vay chủ yếu là để xây nhà, chăn nuôi thủy hải sản, trồng trọt, mua nhà,…Do nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan nên trong thời gian qua bộ phận này gặp khá nhiều khó khăn trong kinh doanh nên doanh số thu nợ có xu hướng giảm. Hơn nữa, sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, yêu cầu các TCTD hạn chế mở rộng tín dụng trong lĩnh vực phi sản xuất nên sau 3 năm doanh số cho vay lẫn doanh số thu nợ đã bắt đầu tăng chậm lại.

Theo ngành kinh tế:

Thương mại dịch vụ là một trong những lĩnh vực được chi nhánh chú trọng nhiều nhất, doanh số thu nợ lĩnh vực này tuy có sự sụt giảm vào năm 2010 nhưng đã phục hồi trong năm 2011. Lĩnh vực thương mại dịch vụ đã chuyển biến rất tích cực qua các năm đặc biệt là vào năm 2011 đã làm cho doanh số thu nợ năm này phục hồi rõ rệt. Điểm đặc biệt chú ý là doanh số thu nợ đối với lĩnh vực xây dựng có xu hướng giảm mạnh qua ba năm vì những diễn biến phức tạp của thị trường bất động sản làm cho ngân hàng phải cắt giảm các khoản đầu tư xây dựng cơ bản. Theo Vnexpress, tỉ lệ nợ xấu bất động sản trong tổng dư nợ cho vay bất động sản tính đến tháng 12/2011 là 4%, cao hơn mức bình quân nợ xấu của ngành.

4.1.2.3. Dư nợ

Tương tự như doanh số cho vay, dư nợ cũng được phân chia thành nhiều tiêu chí thể hiện qua bảng sau:

Bảng 6: DƯ NỢ CỦA NHN0&PTNT CHI NHÁNH TP VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2009-2011

Đơn vị tính: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh NHNNo&PTNT Thành phố Vĩnh Long)

CHỈ TIÊU 2009 2010 2011 CHÊNH LỆCH 2010/2009 2011/2010 Số tiền % Số tiền % I. THEO THỜI HẠN 367.661 408.667 376.518 41.006 11,15 (32.149) -7,87 1. Ngắn hạn 149.982 206.383 231.137 56.400 37,60 24.755 11,99 2. Trung hạn 216.309 201.219 144.621 (15.090) -6,98 (56.598) -28,13 3. Dài hạn 1.370 1.065 760 (305) -22,26 (305) -28,64 II. THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ 367.661 408.667 376.518 41.006 11,15 (32.149) -7,87 1. Doanh nghiệp 62.543 86.944 86.944 24.401 39,01 - 0,00 2. Công ty 65.045 71.503 71.503 6.458 9,93 - 0,00 3. Cá nhân+ hộ gia đình 240.073 250.220 218.071 10.147 4,23 (32.149) -12,85 III. THEO NGÀNH KINH TẾ 367.661 408.667 376.518 41.006 11,15 (32.149) -7,87 1. Thương mại dịch vụ 292.208 309.989 292.208 17.781 6,09 (17.781) -5,74 2. Tiêu dùng 51.030 57.994 51.030 6.965 13,65 (6.965) -12,01 3. Chăn nuôi trồng trọt 24.423 40.684 33.281 16.260 66,58 (7.403) -18,20

Theo thời hạn:

v Dư nợ ngắn hạn:

Có xu hướng tăng dần qua ba năm, đặc biệt là trong hai năm 2010 và năm 2011 dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ của chi nhánh. Đạt kết quả như trên là do công tác giải ngân cho vay của ngân hàng đạt kết quả cao. Hơn nữa, trên địa bàn nhu cầu vốn ngắn hạn là chủ yếu, với chu kì sản xuất kinh doanh hiệu quả nên nhu cầu vốn tăng, dẫn đến dư nợ tăng qua các năm và luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ của ngân hàng. Nhu cầu vay hay sử dụng vốn vay của khách hàng thay đổi: nếu như trước đây, khách hàng là những doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường, vốn chủ sở hữu còn ít, nên chủ yếu kinh doanh dựa vào vốn vay. Đến nay, sau một thời gian kinh doanh có hiệu quả, các doanh nghiệp này đã tích luỹ được vốn chủ sở hữu ở mức khá, nên giảm bớt tỷ trọng vốn vay ngân hàng, mà chỉ vay ngân hàng trong ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu vốn theo thời vụ, thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu.

v Dư nợ trung hạn:

Chiếm tỷ trong cao nhất trong tổng dư nợ vào năm 2009 với 216 tỷ tương ứng với khoảng 60% tổng dư nợ thế nhưng nó lại có xu hướng giảm dần qua hai năm 2010 và 2011 với tốc độ giảm là 6% năm 2010 và giảm 28% vào năm 2011. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do cả doanh số cho vay lẫn doanh số thu nợ đều có xu hướng giảm dần qua các năm. Hơn nữa, nguồn vốn huy động trung và dài hạn của ngân hàng lại chiếm một tỷ trọng khá nhỏ nên ngân hàng không thể tập trung quá nhiều nguồn vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn được vì như thế ngân hàng sẽ có thể rơi vào rủi ro thanh khoản.

v Dư nợ dài hạn:

Chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng dư nợ của chi nhánh qua ba năm và lại có xu hướng giảm dần qua ba năm do mục tiêu mà chi nhánh đặt ra trong những năm gần đây chính là tăng dần tỷ trọng cho vay ngắn hạn và giảm dần tỷ trọng cho vay trung và dài hạn. Lượng dư nợ dài hạn này đã giảm 305 tỷ tương ứng với 22% vào năm 2010 so với năm 2009 và giảm 305 tỷ tương ứng với 29% vào năm 2011 so với năm 2010 đúng như mục tiêu mà chi nhánh đã đề ra.

với năm 2009 nhưng lại giảm 8% vào năm 2011 so với năm 2010. Nguyên nhân là do lãi suất luôn duy trì ở mức cao, khách hàng đầu tư kinh doanh kém hiệu quả, phần lớn đều thu hẹp sản xuất kinh doanh. Mặc khác, các sản phẩm dịch vụ đi kèm với đầu tư tín dụng như các dịch vụ internet banking, dịch vụ trả lương qua tài khoản hay các dịch vụ chuyển khoản bằng SMS, dịch vụ thanh toán hóa đơn, dịch vụ chuyển tiền,… kém ưu thế so vơi các NHTM khác nên chi nhánh đã để mất một số khách hàng vay tiền và cũng không thu hút được nhiều khách hàng mới.

Theo thành phần kinh tế:

v Doanh nghiệp:

Dư nợ cho vay đối với đối tượng này có sự gia tăng từ năm 2009 sang năm 2010, tăng 24 tỷ tương ứng 39% và không thay đổi vào năm 2011 so với năm 2010. Lượng dư nợ có sự gia tăng vào năm 2010 so với năm 2009 nhưng doanh số thu nợ lại giảm vào năm 2010 so với năm 2009. Sang năm 2011 thì lượng dư nợ không tăng so với năm 2010 nhưng doanh số thu nợ của ngân hàng lại tăng. Đây là một tín hiệu tốt mà ngân hàng cần phát huy. Tuy nhiên thực trạng năm 2010 đã một lần nữa nhắc nhở chi nhánh ngân hàng cần xem xét kĩ hơn nữa khi cho vay đối với các doanh nghiệp này để hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro tín dụng có thể xảy ra.

v Công ty:

Tương tự như tình hình dư nợ đối với doanh nghiêp, dư nợ đối với công ty cũng tăng từ năm 2009 lên 2010 là 6 tỷ đồng tương ứng với mức tăng 10%, sang năm 2011 lượng dư nợ này không đổi. Qua các năm, dư nợ cho vay đối với công ty TNHH là chiếm tỷ trọng cao nhất, luôn duy trì tỷ lệ trên 60% tổng dư nợ cho vay đối với loại hình công ty. Đây là loại hình kinh tế chủ yếu mà chi nhánh tập trung cho vay. Vì đa phần các doanh nghiệp này thường nổ lực chi trả nợ đúng hạn nhằm đảm bảo uy tín cho những lần giao dịch sau.

v Cá nhân và hộ gia đình:

Có sự gia tăng từ năm 2009 sang năm 2010 với mức tăng 10 tỷ tương ứng với tốc độ tăng 4%, đây là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế. Trong khi tổng doanh số cho vay cho cá nhân và gia

đình có sự sụt giảm vào năm 2010 so với năm 2009 thì dư nợ năm 2010 cho cá nhân và hộ gia đình lại gia tăng từ năm 2009 sang năm 2010. Điều này cho thấy sự giảm sút trong khả năng trả nợ của loại hình khách hàng này mà ngân hàng cần chú trọng hơn nữa trong thời gian tới.

Theo ngành kinh tế:

Lĩnh vực thương mại là ngành kinh tế có tỷ trọng dư nợ lớn nhất trong tổng dư nợ tại chi nhánh qua ba năm. Năm 2011 là năm chứng kiến sự phá sản của rất nhiều doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thương mại dịch vụ lẫn chăn nuôi trồng trọt do khách hàng phải tiếp cận ngân hàng với một mức lãi suất khá cao trong khi kết quả kinh doanh lại gặp nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan buộc ngân hàng phải chủ động cắt giảm dư nợ cho vay đối với các đối tượng này so với cùng kì năm trước. Lĩnh vực thương mại dịch vụ là một lĩnh vực có nhiều tiềm năng và có nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh rất lớn nên trong thời gian tới ngân hàng cần quan tâm hơn đối tượng khách hàng này.

4.1.2.4. Tình hình nợ xấu:

Từ bảng số liệu trang 39 cho ta thấy tình hình nợ xấu của ngân hàng trong thời gian qua có nhiều biến động phức tạp giảm rồi lại tăng mạnh vào năm 2011, đòi hỏi ban lãnh đạo ngân hàng phải có sự theo dõi chặt chẽ nhằm đảm bảo chất lượng tín dụng của ngân hàng.

Theo thời hạn: vvvv Ngắn hạn:

Mặc dù cho vay ngắn hạn là khoản mục cho vay trọng yếu của ngân hàng trong ba năm nhưng nợ xấu ngắn hạn lại chiếm tỷ tọng thấp hơn nợ xấu trung hạn trong tổng nợ xấu qua ba năm. Như vậy, chứng tỏ công tác thu hồi khoản nợ ngắn hạn của ngân hàng được thực hiện khá tốt. Khoản nợ xấu ngắn hạn của chi nhánh có sự sụt giảm vào năm 2010, cụ thể sụt giảm 1.049 triệu đồng tương ứng giảm 33,53% so với năm 2009. Đạt được kết quả như vậy là do ngân hàng luôn coi trọng việc tăng trưởng tín dụng đi đôi với chất lượng tín dụng do đó công tác thẩm định và kiểm soát món vay luôn đặt lên hàng đầu. Cán bộ tín dụng luôn đôn đốc, nhắc nhở khách hàng trả nợ. Sang năm 2011, lượng nợ xấu lại có xu hướng tăng mạnh, tăng đến 11.341 triệu đồng, tăng tương ứng 545% so với năm 2011

mà nguyên nhân chính của tình trạng này là do lãi suất cho vay trong năm này luôn phải duy trì ở mức cao trong khi lợi nhuận của khách hàng thì ngày càng bị thu hẹp bởi tình trạng lạm phát tăng cao dẫn đến chi phí đầu vào cũng tăng vọt trong năm này.

Bảng 7: TÌNH HÌNH NỢ XẤU CỦA NHN0&PTNT CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2009-2011

Đơn vị tính: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh NHNNo&PTNT Thành phố Vĩnh Long)

vvvv Trung và dài hạn:

Nợ xấu trung hạn là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nợ xấu của chi nhánh qua ba năm và có chung diễn biến với nợ xấu ngắn hạn qua ba năm. Chính sách thắt chặt tiền tệ đã làm cho lãi suất cho vay tăng cao, các doanh nghiệp vay vốn trung và dài hạn với lãi suất đã cao thì nay lại càng cao hơn nữa. Từ những khó khăn trong chi phí sản xuất kinh doanh lại thêm những khó khăn khi phải gánh chịu lãi suất cao như vậy đã khiến cho khả năng trả nợ của doanh

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố vĩnh long (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)