7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các
4.2.1. Phân tích thu nhập và chi phí
4.2.1.1. Phân tích thu nhập
Qua bảng số liệu trang 45 cho ta thấy thu nhập của ngân hàng qua ba năm không biến động theo một xu hướng tăng hoặc giảm mà có sự sụt giảm rồi sau đó lại tăng. Năm 2010, thu nhập sụt giảm 1.816 triệu đồng, tương ứng giảm 3% so với năm 2009, nhưng sang năm 2011, thu nhập của Ngân hàng tăng đáng kể, tăng gần 23.809 triệu đồng (tương ứng 40,71%) so với năm 2010. Nguyên nhân của sự thay đổi này là do ảnh hưởng bởi sự biến động của thu nhập lãi và các khoản thu nhập ngoài lãi.
Bảng 9: TÌNH HÌNH THU NHẬP CỦA CỦA NHNHN0&PTNT CHI NHÁNH TP VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2009 – 2011
Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch 2010/2009 2011/2010 Số tiền % Số tiền % I. Thu nhập 60.305 58.489 82.298 -1.816 (3) 23.809 40,71 1. Thu nhập từ lãi 42.453 53.361 76.107 10.908 26 22.746 42,63
- Từ lãi cho vay 42.453 52.541 74.948 10.088 24 22.407 42,65 - Từ lãi tiền gửi - 820 1.158 820 - 339 41,33
2. Thu nhập ngoài lãi 17.852 5.128 6.192 -12.724 (71) 1.064 20,75
- Từ HĐ dịch vụ 574 767 1.023 193 34 256 33,42 - Từ HĐKD ngoại hối 9 21 26 12 133 5 24,27 - Từ HĐKD khác 149 10 49 -139 (93,3) 39 389,85 - Thu nhập khác 17.120 4.330 5.093 -12.790 (75) 763 17,63
(Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh NHNNo&PTNT Thành phố Vĩnh Long)
v Thu nhập từ lãi:
Đây là nguồn thu chủ yếu của chi nhánh từ hoạt động tín dụng, nguồn thu này luôn chiếm trên 70% trên tổng thu nhập của ngân hàng, cụ thể năm 2009 nguồn thu từ lãi chiếm tỷ trọng 70% trên tổng thu nhập của ngân hàng, năm 2010 nguồn thu này chiếm đến 91% tổng thu nhập và chiếm đến 93% tổng thu nhập của ngân hàng vào năm 2011.
Thu từ lãi cho vay: là nguồn thu chính trong tổng thu từ lãi của ngân hàng qua ba năm, nguồn thu từ việc cho vay tại chi nhánh luôn tăng qua ba năm đặc biệt là tốc độ tăng của năm 2011 so với năm 2010, thu từ lãi cho vay đạt đến 74.948 triệu đồng, tăng 22.407 triệu đồng tương ứng 43% so với năm 2010, năm 2010 doanh số thu này cũng đạt một mức ấn tượng 52.541 triệu đồng, tăng 10.088 triệu tương ứng tăng 24% so với năm 2009. Có được kết quả này là do trong những năm qua nhu cầu vay vốn của các tổ chức kinh tế và cá nhân trên địa bàn Thành phố để đầu tư cho sản xuất kinh doanh có xu hướng tăng cao đồng thời Ngân hàng áp dụng lãi suất cho vay cao tại cùng thời điểm đã góp phần làm
rộng đầu tư tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng cùng với việc thu hồi nợ tốt kết hợp nhiều biện pháp hạn chế việc thu nợ kéo dài, thu hút ngày càng nhiều khách hàng lớn có uy tín đã tạo nên nguồn thu lãi cho vay lớn cho Ngân hàng.
Thu từ lãi tiền gửi: là khoản mục chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng thu nhập từ lãi thậm chí năm 2009 tại chi nhánh không hề phát sinh khoản mục này. Đây là lãi tiền gửi của chi nhánh tại các TCTD khác chủ yếu nhằm phục vụ cho công tác giao dịch thanh toán lẫn nhau nên khoản mục này thường chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng thu nhập lãi. Tuy nhiên, khoản mục này có xu hướng gia tăng những năm về sau, đặc biệt là năm 2011 khoản thu này đạt 1.158 triệu đồng, tăng 339 triệu đồng tương ứng 41,33% so với năm 2010, điều này chứng tỏ nhu cầu thanh toán lẫn nhau giữa các ngân hàng ngày càng gia tăng để phục vụ kịp thời nhu cầu giao dịch ngày càng cao của khách hàng
v Thu nhập ngoài lãi:
Khoản mục này chiếm tỷ trọng không nhỏ vào tổng thu nhập của ngân hàng vào năm 2009, chiếm gần 30% tổng thu nhập của ngân hàng. Đây là tín hiệu đáng mừng vì cho thấy Ngân hàng ngày càng chú trọng đến các hoạt động dịch vụ, chi nhánh đã có nhiều kế hoạch đầu tư mạnh cho phát triển công nghệ và dịch vụ trong năm này, giảm bớt sự phụ thuộc của chi nhánh vào nguồn thu từ lãi vì cơ cấu của một ngân hàng hiện đại hướng đến là tỷ trọng các khoản thu nhập ngoài lãi chiếm từ 15% đến 30% trên tổng thu nhập. Tuy nhiên tỷ trọng khoản thu này lại có xu hướng giảm mạnh xuống chỉ còn 9,6 % trên tổng thu nhập năm 2010 và 7,5% năm 2011. Nguyên nhân làm cho khoản thu này giảm là do sự sụt giảm trong các khoản thu nhập bất thường, thu điều tiết nội bộ, thu nợ đã xử lí rủi ro,…trong hai năm 2010 và 2011 vì những nguyên nhân chủ quan và khách quan. Chi nhánh cần quan tâm và đẩy mạnh những khoản thu này trong thời gian sắp tới để có những bước tiến hơn nữa về đa dạng hóa sản phẩm tiến đến đa dạng hóa nguồn thu nhập, giảm sự phụ thuộc vào một vài mảng thu nhập chính, để hạn chế bớt những cú sốc từ thị trường và nền kinh tế.
Thu nhập từ hoạt động dịch vụ:
Thu nhập từ hoạt động dịch vụ tại ngân hà46ng qua ba năm bao gồm nhiều khoản mục như: thu từ dịch vụ thanh toán, thu từ dịch vụ chuyển tiền trong nước
và nước ngoài, thu phát hành L/C, thu dịch vụ thẻ ATM, thu ngiệp vụ bảo đảm thanh toán, thu từ dịch vụ thu hộ, chi hộ, ủy nhiệm thanh toán, thu từ dịch vụ ngân quỹ,...Khoản thu này tăng dần qua 3 năm từ 574 triệu đồng năm 2009 lên 767 triệu đồng năm 2010 và 1.023 triệu đồng năm 2011. Điều này cho thấy nhu cầu cần cung cấp các dịch vụ tiện ích của khách hàng ngày càng tăng, với sức mạnh tài chính và uy tín trong kinh doanh của chi nhánh thì đây là một nghiệp vụ còn nhiều tiềm năng phát triển mà ngân hàng cần chú trọng phát huy. Thu nhập từ phí và dịch vụ, chủ yếu ở vùng ĐBSCL nói chung, địa bàn Vĩnh Long nói riêng, các Ngân hàng chỉ có nguồn thu từ khách hàng doanh nghiệp mới đáng kể, còn khách hàng cá nhân thì còn rất hạn chế do trình độ người dân còn thấp nên việc tiếp cận với những dịch vụ ngân hàng có thu phí còn là những điều mới mẻ (Nói chung họ chỉ nhìn thấy “cái mất” từ phí phải trả mà chưa thấy “cái được” từ những tiện ích mà dịch vụ mang lại, ví dụ như có nhiều người nghĩ là tham gia tiết kiệm bưu điện thì họ có thể rút tiền ở bất cứ đại lý bưu điện nào trên toàn quốc, còn gửi tiết kiệm ngân hàng thì không thể được; hoặc nhiều người thà chịu chuyển tiền qua bưu điện để bị thu phí cao, trong khi chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng vừa nhanh vừa an toàn và phí thì không đáng kể, mãi đến khi có thẻ ATM thì nhiều người mới thực hiện chuyển tiền qua ngân hàng trong khi trước đó khi thẻ chưa phát triển mạnh thì ngân hàng vẫn thực hiện nghiệp vụ này bình thường với điều kiện là ta phải mở một tài khoản tại ngân hàng với số dư tiền gửi nhất định).
Năm 2009 là năm mà dich vụ thanh toán qua ngân hàng phát triển rất cao và có nhiều chuyển biến tích cưc. Trong tổng doanh số thanh toán qua ngân hàng, thanh toán không dùng tiền mặt chiếm 86%, thanh toán bằng điện tử chiếm trên 74% Thẻ ngân hàng tiếp tục tăng trưởng nhanh. Số lượng thẻ phát hành trên cả nước năm 2009 đã đạt trên 34 triệu thẻ với 51 tổ chức phát hành và hơn 240 thương hiệu thẻ; toàn hệ thống có gần 12.000 ATM và gần 58.000 thiết bị chấp nhận thẻ (POS). Năm 2010 cũng ghi nhận sự mở rộng của các dịch vụ tiện ích như ngân hàng điện tử, đặc biệt là dịch vụ thẻ với việc triển khai kết nối mạng lưới ATM, POS thành một hệ thống thống nhất trên toàn quốc. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế trong tỉnh thì các hoạt động thanh toán trong giao dịch kinh doanh
sẽ tăng theo. Vì vậy, ngân hàng cần chủ động tìm kiếm mở rộng và đặt mối quan hệ với khách hàng, thực hiện tốt công tác chăm sóc khách hàng thì khả năng tăng thu từ dịch vụ thanh toán là rất cao.
2009 3% 0% 96% 1% - Từ HĐ dịch vụ - Từ HĐKD ngoại hối - Từ HĐKD khác - Thu nhập khác 2010 15% 85% 0% 0% 2011 17% 82% 0%1%
Hình 2: Tỉ lệ các khoản mục trong chi phí ngoài lãi tại NH giai đoạn 2009-2011
(Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh NHNNo&PTNT Thành phố Vĩnh Long)
Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối
Đây là khoản thu chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng thu nhập ngoài lãi của ngân hàng qua 3 năm. Điều này là hoàn toàn hợp lý vì các lý do sau: thường thì thị phần kinh doanh của 2 nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ và đầu tư chứng khoán thường là do các Ngân hàng hội sở thực hiện là chủ yếu, mặt khác riêng về kinh doanh ngoại tệ thì lâu nay 2 Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam và Ngân hàng xuất nhập khẩu là chiếm thị phần lớn nhất trên địa bàn, hơn nữa trong các năm qua Ngân hàng cũng không có sự đột phá nhiều trong việc phát triển 2 dịch vụ này. Tuy nhiên khoản thu này có xu hướng tăng dần qua ba năm là một kết quả rất khả quan. Sỡ dĩ năm 2009 thu lãi từ kinh doanh ngoại tệ chiếm một tỷ trọng
khá nhỏ là do tình trạng găm giữ ngoại tệ của các doanh nghiệp, không chịu bán lại cho ngân hàng dẫn đến mất cân đối cung – cầu. Sang năm 2010, dù thị trường ngoại tệ có chuyển biến theo hướng tốt hơn nhưng có sự chênh lệch khá xa giữa giá USD trên thị trường tự do so với giá niêm yết chính thống đã gây không ít khó khăn cho hệ thống ngân hàng nói chung và chi nhánh nói riêng trong việc kinh doanh ngoại tệ. Tuy vậy trong năm này thu lãi từ ngoại tệ của ngân hàng đã có sự gia tăng đáng kể so với năm 2009, tăng 12 tỷ tương đương 133%. Đến năm 2011, thu lãi kinh doanh ngoại hối tiếp tục tăng nhờ thị trường ngoại hối chuyển biến tích cực, trạng thái ngoại tệ của các ngân hàng thương mại được cải thiện, tâm lý thị trường ổn định, thị trường ngoại tệ tự do được
kiểm soát chặt chẽ. Trong thời gian tới ngân hàng cần đẩy mạnh hơn nữa hơn nữakhoản thu nhập này.
Thu nhập khác:
Đây là khoản thu chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng thu nhập ngoài lãi của chi nhánh qua ba năm. Khoản thu này chiếm tỷ trọng đến 95% tổng thu nhập ngoài lãi năm 2009, 85% năm 2010 và 82% năm 2011. Vì đây là những khoản thu nhập phát sinh do chủ quan hoặc khách quan đưa tới mà ngân hàng có khi không dự tính trước hoặc dự tính trước nhưng ít có khả năng thực hiện và mang tính chất không thường xuyên như: thu về thanh lý tài sản cố định, thu tiền phạt vi phạm hợp đồng, thu từ hoàn nhập quỹ dự phòng rủi ro, thu nợ đã xử lí rủi ro, thu các khoản nợ đã xóa, thu lãi dự chi kì trước…nên nguồn thu này biến động không ổn định qua các năm. Trong các khoản thu khác của chi nhánh thì khoản thu nợ đã xử lí rủi ro và thu lãi dự chi chiếm tỷ trọng cao nhất, đặc biệt là vào năm 2009. Năm 2008 là năm chứng kiến sụt thua lỗ của hàng loạt các doanh nghiệp với cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng nên dư nợ và nợ xấu trong năm này cao ở mức kỉ lục. Sang năm 2009 cùng với diễn biến khả quan của nền kinh tế trên địa bàn thì các khách hàng cũng tìm đến ngân hàng để trả nợ đã giúp cho khoản thu nợ đã xử lí rủi ro của ngân hàng đạt được khá cao trong năm này. Khoản thu nhập khác của chi nhánh có sự sụt giảm lớn vào năm 2010 và năm 2011 đã kéo theo sự sụt giảm mạnh trong tổng thu ngoài lãi của ngân hàng qua 3 năm.
trong việc đánh giá khả năng, quy mô, sản phẩm, chiến lược, mức độ tiếp thu công nghệ mới…của ngân hàng. Từ đó khách hàng tin tưởng để vay vốn hoặc quan hệ kinh doanh với ngân hàng. Vì thế chi nhánh cần chú trọng khâu chăm sóc khách hàng, nhất là đội ngũ nhân viên phải luôn niềm nở, ân cần, lắng nghe và tiếp nhận ý kiến của khách hàng, năng động trong công việc. Ngoài ra, cần tập trung đầu tư công nghệ, phần mềm, liên kết giữa các ngành trong việc phục vụ nhu cầu thanh toán không dung tiền mặt. Điều này sẽ giúp cho việc thực hiện các thủ tục như trước đây được rút ngắn, khách hàng sẽ đến giao dịch ngày càng nhiều. Qua ba năm phân tích cho thấy mặc dù thu nhập của ngân hàng có sự sụt giảm vào năm 2010 như nhiều nguyên nhân ở trên nhưng thu nhập đã phục hồi năm 2011 và có nhiều chuyển biến tích cực. Đó là nổ lực làm việc không ngừng của Ban giám đốc chi nhánh và toàn thể cán bộ công nhân viên trước những khó khăn của nền kinh tế những năm vừa qua cũng như tình trạng cạnh tranh ngày càng gay gắt trong hệ thống ngân hàng. Trong những năm sắp tới chi nhánh cần nổ lực hơn nữa trong việc tăng thu nhập và giảm chi phí cũng như cân đối các khoản mục trong tổng thu nhập một cách hợp lí nhất để tiến tới hoàn thành mô hình một ngân hàng hiện đại.
4.2.1.2. Phân tích chi phí 39,544 39,544 14,511 38,997 10,135 55,544 18,970 0 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000 80,000 2009 2010 2011 2. Chi phí ngoài lãi 1. Chi từ lãi
Hình 3: Cơ cấu chi phí của NH giai đoạn 2009-2011
Phân tích hoạt động kinh doanh của NHTM không chỉ là vấn đề phân tích chi phí phát sinh trong quá trình tìm kiếm lợi nhuận của ngân hàng, mà hơn thế nữa là việc kiểm soát chi phí cũng rất quan trọng để duy trì hoặc nâng cao khả năng sinh lời, là một yếu tố chính yếu nhất để phân biệt giữa các định chế tài chính có sinh lời và không có sinh lời.
Đi cùng với diễn biến của thu nhập của chi nhánh trong ba năm qua, chi phí của chi nhánh cũng có sự sụt giảm vào năm 2010 so với năm 2009 và lại tăng vào năm 2011. So với tốc độ giảm của thu nhập năm 2010 là 3% thì tốc độ giảm của chi phí năm này là 9%, cao hơn tốc độ giảm của thu nhập 6%. Điều này cho thấy ngân hàng đã quản lý chi phí tốt hơn qua các thời kì bằng cách như tối thiểu hóa chi phí đầu vào, hạn chế chi phí không cần thiết và gia tăng những khoản chi đem lại nhiều lợi nhuận. Nhưng sang năm 2011 tốc độ tăng của chi phí lại cao hơn tốc độ tăng của thu nhập, trong khi tốc độ tăng của thu nhập năm 2011 là 40,71%, tăng 23.809 triệu so với năm 2011 thì tốc độ tăng của chi phí năm này là 51,66%, tăng 25.381 triệu đồng so với năm 2010. Chi nhánh cần xem xét để hạn chế đến mức tối thiểu những khoản mục không cần thiết để đảm bảo lợi nhuận ròng cho chi nhánh trong thời gian sắp tới.
Ta sẽ đi vào phân tích từng khoản mục chi phí trong tổng chi phí được thể hiện qua bảng số liệu trang 52.
v Chi phí từ lãi:
Là khoản chi chủ yếu trong tổng chi phí của chi nhánh qua 3 năm. Trong cơ cấu tổng chi phí của Ngân hàng thì khoản chi lãi chủ yếu là cho nguồn vốn huy động, khoản chi này luôn chiếm trên 73% tổng chi phí của Ngân hàng trong 3 năm và có tốc độ tăng giảm qua các năm không đều nhau. Năm 2010, chi từ lãi giảm 547 triệu đồng, tương ứng giảm 1,4% so với năm 2009. Năm 2011, khoản chi này tăng 16.547 triệu đồng, tăng tương ứng 43% so với năm 2010. Đây là một khoản tăng khá cao. Nguyên nhân do trong năm 2010 có sự sụt giảm trong