7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các
4.2.2. Phân tích lợi nhuận
Khi phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của một ngân hàng hay bất kỳ một doanh nghiệp thông thường nào khác thì ta không thể không nói đến lợi nhuận. Bởi vì lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu mà các NHTM, kể cả các doanh nghiệp thông thường đặt ra trong quá trình kinh doanh của mình. Mặt khác, lợi nhuận còn là điều kiện để duy trì cho sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, đã kinh doanh thì nhất thiết phải có lợi nhuận. Còn lợi nhuận nhiều hay ít thì nó tùy thuộc vào khả năng quản trị, cung cách điều hành của các nhà lãnh đạo ngân hàng hay sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác trong điều kiện thực tế, chi phí phát sinh,… Để xem xét tình hình thực hiện lợi nhuận của Ngân hàng thì dưới đây sẽ đi cụ thể tình hình thực hiện lợi nhuận của từng năm qua biểu đồ sau:
Triệu đồng 60305 58489 82298 54054 74514 49133 7784 9356 6251 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000 90000 2009 2010 2011 Thu nhập Chi phí Lợi huận
Hình 4:TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA NHNHN0&PTNT CHI NHÁNH TP VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2009 – 2011
(Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh NHNNo&PTNT Thành phố Vĩnh Long) Qua biểu đồ ta thấy lợi nhuận của ngân hàng năm 2010 đạt một con số khá ấn tượng với 9.356 triệu đồng, tăng 49,67% so với năm 2009. Tuy nhiên sang năm 2011, lợi nhuận của ngân hàng lạ sụt giảm so với năm 2010 xuống chỉ còn 7.784 triệu đồng, giảm 1.572 triệu đồng tương ứng giảm 16,8% so với năm 2010. Như vậy qua ba năm tình hình lợi nhuận của ngân hàng có sự tăng giảm không đồng đều nhưng ngân hàng luôn tạo ra được chênh lệch trong thu nhập và chi phí. Đây là những nổ lực của Ban quản trị cũng như toàn thể cán bộ ngân hàng trong những năm vừa qua.
Năm 2009:
Đây là mức lợi nhuận khá cao, nó chứng tỏ năm 2009 tình hình hoạt động của Ngân hàng rất hiệu quả. Tuy nhiên kết quả này so với năm 2010 là vẫn còn thấp mặc dù thu nhập trong năm này lại cao hơn so với năm 2010. Điều này cho thấy việc quản lí chi phí trong năm này vẫn còn chưa thật sự hiệu quả. Khoản chi cho dự phòng nợ phải thu khó đòi trong năm 2009 cao hơn nhiều so với năm 2010 và 2011 là một trong những nguyên nhân làm cho tổng chi phí của ngân
giảm bớt chi phí và đảm bảo tốc độ tăng của thu nhập luôn cao hơn tốc độ tăng của chi phí.
Năm 2010:
Mức lợi nhuận năm 2010 tăng mạnh hơn so với năm 2009 dù thu nhập trong năm này có sự sụt giảm rõ rệt so với năm 2009. Đó là do tốc độ giảm thu nhập ngân hàng trong năm này thấp hơn tốc độ giảm của chi phí, chính vì thế ngân hàng vẫn luôn đảm bảo được mức lợi nhuận khá cao. Tổng thu nhập từ lãi trong năm 2010 có sự sụt giảm so với năm 2009 là do ngân hàng thực hiện chiến lược tập trung cho vay ngắn hạn và hạn chế cho vay trung và dài hạn nên làm cho dư nợ trung và dài hạn trong năm này sụt giảm rõ rệt so với năm 2009 đã làm cho khoản thu từ cho vay trung và dài hạn sụt giảm đáng kể. Tổng chi phí giảm mạnh trong năm này là do nổ lực lớn của chi nhánh trong công tác thu nợ đã làm giảm một lượng lớn chi phí cho dự phòng nợ phải thu khó đòi. Tuy vậy, dù lợi nhuận ngân hàng trong năm này cao hơn năm 2009 nhưng thu nhập trong năm này có sự sụt giảm so với năm 2009 là do sự sụt giảm mạnh trong thu nhập ngoài lãi của ngân hàng. Ngân hàng cần có những biện pháp để phát triển những dịch vụ tiện ích ngân hàng nhằm tạo ấn tượng và uy tín cho ngân hàng trong thời gian sắp tới.
Năm 2011:
Tương tự như tình trạng kinh doanh năm 2009, năm 2010 lặp lại diễn biến tốc độ tăng của thu nhập thấp hơn tốc độ tăng của chi phí. Trong khi tốc độ tăng của chi phí là 51,66% thì tốc độ tăng của thu nhập chỉ là 40,71%. Chi phí năm 2011 tăng cao là lãi suất huy động năm này tăng cao và diễn biến phức tạp trong 8 tháng đầu năm cộng với chi phí dự phòng nợ phải thu khó đòi trong năm này lại tiếp tục tăng mạnh do tình hình kinh tế trong tỉnh gặp nhiều khó khăn.
Ł Như vậy qua ba năm phân tích ta thấy chi phí cao luôn là một khuyết điểm mà ngân hàng cần nổ lực tối thiểu hóa trong thời gian sắp tới. Ngân hàng cần tăng các khoản thu ngoài lãi trong thời gian sắp tới bằng cách đa dạng hóa sản phẩm để tiến đến đa dạng hóa nguồn thu nhập, giảm sự phụ thuộc vào một vài mảng thu nhập chính, để hạn chế bớt những cú sốc từ thị trường và nền kinh tế. Trong giới hạn của đề tài em xin sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng qua ba năm.
Áp dụng phương pháp chênh lệch (dạng đặc biệt của phương pháp thay thế liên hoàn) khi phân tích lợi nhuận ta có các công thức sau:
1) Ln = Qn ( Pn – Zn – Cn )
Với Ln: Lợi nhuận trước thuế (n = 09, 10, 11 tức năm 2009, 2010, 2011)
Qn: Dư nợ bình quân
Pn: Lãi suất cho vay bình quân (lãi suất đầu ra)
Zn: Lãi suất huy động bình quân (lãi suất đầu vào)
Cn: Chi phí hoạt động bình quân (ngoài chi phí huy động) 2) Lãi suất bình quân đầu ra (Pn):
Tổng thu nhập lãi
Pn = x 100% Tổng tài sản sinh lời
3) Lãi suất bình quân đầu vào (Zn):
Tổng chi phí trả lãi
Zn = x 100% Tổng vốn huy động
4) Chi phí hoạt động bình quân (Cn):
Tổng chi phí – Chi phí huy động Cn =
Dư nợ bình quân
Bảng 11: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA NHN0&PTNT CHI NHÁNH TP VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2009-2011
Đơn vị tính: Triệu đồng
Các nhân tố ảnh hưởng
Năm Q (Triệu đồng) P (%) Z (%) C (%) L (Triệu đồng)
2009 365.242 12,92 10,85 0,36 6.251
2010 406.553 13,75 10,12 1,33 9.356
2011 374.012 15,06 11,51 1,47 7.784
(Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh NHNNo&PTNT Thành phố Vĩnh Long)
Căn cứ nguồn thông tin thu thập tại ngân hàng, ta lần lượt phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận qua từng năm như sau:
Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận năm 2010/2009
Khi đó lợi nhuận được xác định Ln= Qn(Pn– Zn– Cn)
+ Lợi nhuận thực tế năm 2009 (L09)
L09 = Q09 (P09 – Z09– C09)
= 365.242*(0,1292 - 0,1085 - 0,0036) = 6.251
+ Lợi nhuận năm 2010 (L10)
L10 = Q10 (P10 – Z10 – C10)
= 406.553* (0,1375 – 0,1012 – 0,0133)
= 9.356
Đối tượng phân tích là
∆ L = L10 – L09= 9.356 - 6.251= 3.105 triệu đồng.
Vậy: Lợi nhuận thực tế của Ngân hàng ở năm 2010 so với năm 2009 tăng 3.105 triệu đồng. Mức lợi nhuận tăng này là do ảnh hưởng bởi 4 nhân tố: Dư nợ bình quân, Lãi đầu ra, Lãi đầu vào và chi phí hoạt động bình quân.
2. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
2.1 Ảnh hưởng bởi nhân tố dư nợ bình quân
Áp dụng phương pháp chênh lệch giữa dư nợ bình quân 2009 và 2010 ta thấy ∆Q = (Q10 – Q09)(P09 – Z09– C09)
=( 406.553 – 365.242 )*( 0,1292 - 0,1085 - 0,0036 )
= 41.311*0,0171
= 706,4 triệu đồng.
Vậy: Do dư nợ bình quân năm 2010 tăng so với năm 2009 là 41.311 triệu đồng làm Lợi nhuận ngân hàng tăng 706,4 triệu đồng.
2.2 Ảnh hưởng bởi nhân tố lãi đầu ra
∆P = Q10 (P10 – P09)
= 406.553* ( 0,1375 – 0,1292) = 406.553* 0,0083
= 3.374,4 triệu đồng.
Vậy: Do Lãi đầu ra năm 2010 tăng 0,83% so với năm 2009 làm lợi nhuận ngân hàng tăng 3.374,4 triệu đồng.
2.3 Ảnh hưởng bởi nhân tố lãi đầu vào
∆Z = Q10 (Z10 – Z09)
= 406.553* ( 0,1012 – 0,1085 ) = 406.553 * (- 0, 0073)
= - 2.967,8 triệu đồng.
Vậy: Do lãi đầu vào năm 2010 giảm 0,73% so với năm 2009 làm lợi nhuận NH tăng 2.967,8 triệu đồng.
2.4 Ảnh hưởng bởi nhân tố chi phí hoạt động bình quân
∆C = Q10 (C10– C09)
= 406.553 * ( 0,0133 – 0,0036) = 406.553 * 0,0097
= 3.943,6 triệu đồng
Vậy: Do chi cho cán bộ tín dụng, chi quản lý…năm 2010 tăng 0,97% so với năm 2009 làm Lợi nhuận ngân hàng giảm 3.943,6 triệu đồng.
3. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng
* Các nhân tố làm tăng lợi nhuận:
+ Dư nợ bình quân: 706,4 triệu đồng
+ Lãi đầu ra: 3.374,4 triệu đồng
+ Lãi đầu vào: 2.967,8 triệu đồng.
* Các nhân tố làm giảm lợi nhuận:
+ Chi phí hoạt động bình quân: 3.943,6 triệu đồng
3.105 triệu đồng
(706,4 + 3.374,4 + 2.967,8) – 3.943,6 = 3.105 triệu đồng
= Đối tượng phân tích (lợi nhuận)
Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận năm 2011/2010
1. Xác định đối tượng phân tích
Khi đó lợi nhuận được xác định Ln= Qn(Pn– Zn– Cn)
+ Lợi nhuận thực tế năm 2011 (L11)
L11 = Q11 (P11 – Z11 – C11)
= 374.012 * (0,1506 – 0,1151 – 0,0147)
= 374.012 * (0,0208)
= 7.784 triệu đồng.
+ Lợi nhuận thực tế năm 2010 (L10)
L10 = Q10 (P10 – Z10– C10)
= 406.553 * ( 0,1375 – 0,1012 – 0,0133)
= 406.553 * 0,023
= 9.356 triệu đồng.
Đối tượng phân tích là
∆ L = L11 – L10 = 7.784 - 9.356 = -1.572 (triệu đồng)
Vậy: Lợi nhuận thực tế của Ngân hàng ở năm 2011 so với năm 2010 giảm 1.572 triệu đồng.
Mức lợi nhuận giảm này là do ảnh hưởng bởi 4 nhân tố: Dư nợ bình quân, Lãi đầu ra, Lãi đầu vào, chi phí hoạt động bình quân.
2. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
Sự tăng trưởng lợi nhuận này do ảnh hưởng bởi các nhân tố (yếu tố) sau:
2.1 Ảnh hưởng bởi nhân tố dư nợ cho vay bình quân
Áp dụng phương pháp chênh lệch giữa dư nợ bình quân 2011 và 2010 ta thấy: ∆Q = (Q11 – Q10)(P10 – Z10 – C10)
= ( 374.012 – 406.553 )* ( 0,1375 – 0,1012 – 0,0133) = -32.541 * 0,023
= -748,4 triệu đồng
Vậy: Do dư nợ bình quân năm 2011 giảm 32.541 triệu đồng so với 2010 làm lợi nhuận NH giảm 748.443 triệu đồng.
2.2 Ảnh hưởng bởi nhân tố lãi đầu ra
∆P = Q11 (P11– P10)
= 374.012 * 0,0131
= 4.899,6 triệu đồng
Vậy: Do lãi đầu ra năm 2011 tăng 1,31 % so với 2010 làm lợi nhuận ngân hàng tăng 4.899,6 triệu đồng.
2.3 Ảnh hưởng bởi nhân tố lãi đầu vào
∆Z = Q11 (Z11 – Z10)
= 374.012 * ( 0,1151 – 0,1012 )
= 374.012 * 0,0139 = 5.198,8 (triệu đồng)
Vậy: Do lãi đầu vào năm 2011 tăng 1,39% so với 2010 làm lợi nhuận NH giảm 5.198,8 triệu đồng.
2.4 Ảnh hưởng bởi nhân tố chi phí hoạt động bình quân
∆C = Q11 (C11 – C10) = 374.012 (0,0147 – 0,0133)
= 374.012 * 0,0014
= 523,6 (triệu đồng)
Vậy: Do khoản chi cho cán bộ TD, chi dự phòng rủi ro … năm 2011 tăng 0,14% so với 2010 làm lợi nhuận ngân hàng giảm 523,6 triệu đồng.
3. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng
* Các nhân tố làm giảm lợi nhuận:
+ Dư nợ bình quân: 748.4 triệu đồng.
+ Lãi đầu vào: 5.198,8 triệu đồng + Chi phí hoạt động bình quân: 523,6 triệu đồng. * Các nhân tố làm tăng lợi nhuận:
+ Lãi đầu ra: 4.899,6 triệu đồng
-1.572 triệu đồng
(4.899,6) – (748.4 +5.198,8 + 523,6 ) = -1.572 triệu đồng
= Đối tượng phân tích (lợi nhuận).
Nhận xét:
Qua phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng 3 năm 2009, 2010, 2011 ta thấy lợi nhuận biến động không theo một chiều tăng hoặc giảm mà có sự tăng sau đó lại giảm. Năm 2010 lợi nhuận của ngân hàng có sự gia tăng so với năm 2009 mà góp phần lớn nhất vào khoảng tăng này là sự gia
tăng của lãi suất đầu ra và sự sụt giảm của lãi suất đầu vào. Tuy nhiên năm 2011, khoản phải trả cho nguồn huy động tăng bởi bất lợi trong cạnh tranh với nhiều đối thủ buộc chi nhánh cũng phải tăng lãi suất huy động để thu hút khách hàng, do đó đã làm tăng chi phí và giảm thu nhập của NH vào năm 2011 đến 5.198,8 triệu đồng. Cùng với sự gia tăng của lãi suất huy động đã làm cho lợi nhuận của ngân hàng sụt giảm là sự sụt giảm của dư nợ bình quân và sự gia tăng của khoản mục chi phí hoạt động bình quân. Khoảng tăng của lãi suất đầu ra đã làm cho lợi nhuận của ngân hàng gia tăng 4.899 triệu đồng vẫn không đủ để bù đắp cho sự sụt giảm của những nhân tố kể trên và làm cho thu nhập của ngân hàng sụt giảm 1.572 triệu đồng so với năm 2010.
Ł Như vậy trong thời gian tới ngân hàng cần phải có sự cân đối và tính toán
thật kĩ giữa lãi suất đầu vào và lãi suất đầu ra cũng như việc hạn chế các khoản mục chi phí hoạt động đến mức hợp lí nhất để có thể gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng trong thời gian tới.
Muốn thấy được HQHĐ kinh doanh của Ngân hàng thì ngoài việc phân tích lợi nhuận, ta còn phải chú ý đến nhiều chỉ số khác. Do đó ta đi vào phân tích các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh trong mục bên dưới.