- Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất Nghĩa là vợ chồng có quyền
3.1. THỨC TIỄN THỰC TIỄN THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ GIA ĐÌNH TRONG LUẬT HÔN NHÂN
ĐÌNH TRONG LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH VIỆT NAM 2014
Trong thực tiễn thực hiện các quy định trong luật hôn nhân gia đình Việt Nam 2014 bên cạnh những kết quả đạt được thì còn nhiều bất cập và vướng mắc nhất là trong việc giải quyết các vụ án hôn nhân và gia đình nói chung và vụ án ly hôn nói riêng. Mặc dù đã có nhiều văn bản hướng dẫn áp dụng về vấn đề này nhưng còn mang tính chung chung, thiếu cụ thể, chi tiết. Nội dung căn cứ ly hôn chưa được định lượng nên nhận định của thẩm phán khi giải quyết vụ việc chưa thống nhất, đồng bộ. Trong một số trường hợp, có sự nhầm lẫn giữa căn cứ ly hôn với nguyên nhân ly hôn và động cơ ly hôn, dẫn đến không bảo đảm quyền lợi của vợ chồng, gia đình và xã hội.
Bất cập trong việc áp dụng căn cứ ly hôn để giải quyết các vụ việc ly hôn
Căn cứ ly hôn là cơ sở pháp lý và chỉ khi có các điều kiện đó thì Tòa án mới có thể giải quyết ly hôn[……….].
Thứ nhất, bất cập trong việc đánh giá tình trạng trầm trọng của hôn nhân trong trường hợp ly hôn theo yêu cầu của vợ hoặc chồng
Khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Khi vợ
hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được”. Đây là một quy định mới, mang tính khái
quát cao. Tuy nhiên, việc quy định về căn cứ ly hôn thể hiện yếu tố tình cảm vẫn còn chung chung. Khi giải quyết các trường hợp cụ thể, với sự đa dạng của cuộc sống, thì mỗi cặp vợ chồng, mỗi vụ án ly hôn thường có mâu thuẫn cũng như hoàn cảnh không giống nhau. Trong khi đó, không có căn cứ rõ ràng để xác định thế nào là “làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được”, thế nào là hành vi “vi phạm nghiêm trọng” nên việc xem xét, đánh giá căn cứ trên là rất khó khăn, vướng mắc.
Chính vì vậy, thực tiễn có những trường hợp cùng một vụ việc nhưng có nhiều cách lý giải khác nhau khi áp dụng pháp luật. Ví dụ:
- Vụ án ly hôn giữa ông Lê Văn K và bà Nguyễn Thị X
Ông Lê Văn K và bà Nguyễn Thị X kết hôn năm 1984, hôn nhân do cả hai tự nguyện có đăng ký kết hôn. Thời gian đầu khi kết hôn, ông bà sống có hạnh phúc, nhưng sau đó thì phát sinh mâu thuẫn mà nguyên nhân là do ông K đã nhiều lần có quan hệ với người phụ nữ khác, về nhà đối xử tệ bạc với bà X. Nhưng nay bà X cũng không đồng ý ly hôn. Tại bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân đã bác đơn xin ly hôn của ông K và bà X.
Ở đây, Ông K có quan hệ ngoại tình được Tòa án cấp sơ thẩm xác định là căn cứ cho ly hôn. Tuy nhiên, Tòa án cấp phúc thẩm lập luận rằng, ông K có quan hệ ngoại tình mà lại là người đứng đơn xin ly hôn, còn bà X thì không đồng ý ly hôn; ông K cho rằng bà X thường hay la cà, nói xấu chồng con nhưng cũng không chứng minh được điều đó, như vậy, nhận định không có cơ sở để chấp nhận yêu cầu xin ly hôn.
- Vụ án ly hôn giữa anh Ngô Thanh B và chị Nguyễn Thị L
Anh Ngô Thanh B và chị Nguyễn Thị L kết hôn hợp pháp và có đăng ký kết hôn vào năm 2002. Sau khi cưới, hai vợ chồng sống hạnh phúc, nhưng cách đây khoảng 04 năm thì xảy ra mâu thuẫn. Nguyên nhân mâu thuẫn theo chị L
trình bày là do anh B thường xuyên đánh chị, ngoài ra, anh B có quan hệ tình cảm với người phụ nữ khác. Chị L và anh B không còn sống chung từ tháng 9/2014 cho đến nay.
Xét thấy, tình trạng hôn nhân của chị L và anh B ngày càng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không còn đạt được, nên căn cứ vào Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, Tòa án đã xét xử chị Nguyễn Thị L được ly hôn với anh Ngô Thanh B.
Tóm lại, thông qua các bản án trên cho thấy, cùng là hành vi ngoại tình nhưng cách giải quyết của các cấp Tòa án, các thẩm phán lại khác nhau. Vì pháp luật quy định không rõ ràng, cụ thể các căn cứ ly hôn, nên thực tiễn xét xử phụ thuộc hoàn toàn vào thẩm phán, có thể cùng một hiện tượng nhưng có nhiều cách lý giải khác nhau, từ đó hướng giải quyết vụ việc cũng khác nhau. Do vậy, cần thiết phải lượng hóa bằng các tiêu chí cụ thể căn cứ ly hôn để áp dụng vào thực tiễn.
Thứ hai, đối với trường hợp vợ, chồng đã ly thân trên thực tế
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 không quy định ly thân là căn cứ cho ly hôn. Tuy nhiên, trong thực tiễn xét xử, các Tòa án thường đánh giá ly thân là căn cứ để giải quyết cho ly hôn.
Ví dụ: Chị T và anh M không còn sống chung từ tháng 6/2009 cho đến nay. Trong khoảng thời gian này, hai vợ chồng không thể đoàn tụ được. Chị T và anh M cũng không còn quan tâm và trách nhiệm với nhau. Tại phiên tòa giải quyết ly hôn, chị T vẫn yêu cầu được ly hôn. Trong vụ án này, chị T và anh M đã có thời gian ly thân dài, không quan tâm và trách nhiệm với nhau, không cùng nhau xây dựng hạnh phúc gia đình. Tòa án đã mở phiên hòa giải tạo điều kiện cho vợ chồng anh chị có giải pháp đoàn tụ, nhưng anh M vắng mặt. Xét thấy mâu thuẫn gia đình trầm trọng nên Tòa án giải quyết theo hướng cho ly hôn.
Vấn đề này không được luật quy định nên đã gây khó khăn trong cả việc xác định vợ, chồng nào đó có trong tình trạng ly thân hay không. Mặt khác, không xác định được thời gian ly thân, nên việc giải quyết án ly hôn thường phải kéo dài khiến cho nhiều đương sự gặp khó khăn trong việc xây dựng cuộc sống mới.
Thứ ba, trường hợp vợ hoặc chồng ly hôn với chồng hoặc vợ đang chấp hành
án phạt tù
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 chưa quy định căn cứ ly hôn trong trường hợp vợ hoặc chồng đang chấp hành án phạt tù. Vì vậy, trường hợp vợ hoặc chồng xin ly hôn với chồng hoặc vợ đang chấp hành án phạt tù thì không đủ cơ sở giải quyết cho ly hôn[3]. Điều này đã ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người đề nghị giải quyết cho ly hôn.