Gia đình theo quy định của pháp luật Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp Những vấn đề lý luận về gia đình trong luật hôn nhân gia đình Việt Nam (Trang 30 - 31)

Thời Pháp thuộc, thực hiện chính sách chia để trị, thực dân Pháp chia nước ta thành ba miền Bắc, Trung, Nam. Vì vậy, có ba bộ luật được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ HN&GĐ. Ở Bắc Kỳ, áp dụng các quy định trong bộ dân luật Bắc Kỳ (1931). Trung kỳ áp dụng bộ dân luật Trung Kỳ (1936) và ở Nam Kỳ áp dụng các quy định trong bộ dân luật Giản yếu (năm 1883)

Về kỹ thuật lập pháp, ba bộ luật này đều ảnh hưởng từ Bộ Dân luật pháp. Các quy phạm pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ trong gia đình tập hợp thành một chế định của Luật dân sự. Về mặt nội dung, xét một cách tổng quát, Bộ dân luật Bắc Kỳ và dân luật Trung Kỳ phản ánh nhiều nét phong tục tập quán truyền thống của Việt Nam về HN&GĐ. Bộ dân luật Giản yếu chịu ảnh hưởng của bộ luật Pháp năm 1804 cho nên có nhiều cách tân theo quan điểm các nhà làm luật phương Tây.

Chẳng hạn trong bộ dân luật Giản yếu có điểm tiến bộ như trong điều kiện kết hôn đã trao cho người kết hôn quyền được phép ưng thuận. Đặc biệt

còn quy định cụ thể kết hôn phải khai trước Hộ lại như: tên, tuổi và chỗ ở của người kết hôn; họ tên cha mẹ và chủ hôn, người mai mối nếu có. Sau đó người nói trên cùng Hộ lại cùng ký tên và đóng dấu làng. Điều này cho phép suy đoán rằng về mặt hình thức kết hôn pháp luật thời kỳ này đã có sự phân định giữa nghi thức truyền thống và nghi thức dân sự. Tuy nhiên tựu trung lại, chế độ hôn nhân gia đình do nhà nước thực dân – phong kiến quy định trong các bộ luật vẫn duy trì nét cơ bản của thời kỳ phong kiến trước đó ví dụ như: Bộ dân luật Bắc Kỳ và dân luật Trung Kỳ đã quy dịnh cho vợ chồng tự do lập hôn ước, chế độ tài sản pháp định chỉ đặt ra khi vợ chồng không lập hôn ước. Theo chế độ này, tài sản chung của vợ chồng bao gồm tất cả của cải. hoa lợi của chồng cũng như của vợ, không kẻ tài sản đó được tạo ra trước hay trong thời kỳ hôn nhân.

Tập dân luật Giản yếu không thừa nhận người vợ có tài sản riêng, do đó không thể có cộng đồng tài sản giữa vợ và chồng mà toàn bộ tài sản trong gia đình đều thuộc quyền sở hữu duy nhất của người chồng…

Như vậy, trong chế độ cũ, chế độ tài sản của vợ chồng thể hiện sự bất bình đẳng giữa nam và nữ, giữa vợ chồng trong gia đình

Có thể thấy, pháp luật thời kỳ Pháp thuộc thực chất là sự chuyển tiếp về nội dung các quy định pháp luật thời kỳ phong kiến. Bởi lẽ, nội dung các quy định pháp luật phong kiến khá phù hợp với chính sách “nô dịch, ngu dân” của thực dân Pháp. Mặt khác, các quy định của pháp luật phong kiến đã ăn sâu vào thói quen, cách ứng xử của người dân Việt Nam, cho nên các nhà cầm quyền Pháp cũng không chủ chương phá vỡ nó. Tuy nhiên, về mặt kỹ thuật lập pháp, pháp luật thời kỳ này ít nhiều ảnh hưởng pháp luật Pháp.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp Những vấn đề lý luận về gia đình trong luật hôn nhân gia đình Việt Nam (Trang 30 - 31)