Yếu tố tôn giáo

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp Những vấn đề lý luận về gia đình trong luật hôn nhân gia đình Việt Nam (Trang 25 - 27)

“Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân

” và “đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới... ”. Như vậy, tôn giáo có thể được xem như một nguồn lực cả về tinh

Quan hệ giữa gia đình Việt Nam và tôn giáo, tín ngưỡng thể hiện ở ba phương diện:

- Gia đình là một đơn vị xã hội trực tiếp thực hành các sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng;

- Gia đình gián tiếp lưu giữ, bảo lưu các hình thức sinh hoạt tôn giáo thông qua chức năng giáo dục, nuôi dưỡng, bảo vệ và hình thành nhân cách cho con người;

- Gia đình tham gia vào quá trình điều chỉnh, định hướng tư duy tôn giáo, phát triển các giá trị tôn giáo cho các thành viên của mình.

Sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những hoạt động mà gia đình thường xuyên và liên tục tiến hành để chăm lo cho đời sống tinh thần và tâm linh của mỗi con người, cũng như là điểm tựa tinh thần cho con người mỗi khi lâm vào khủng hoảng. Vì vậy, sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo phổ biến trong hoạt động tâm linh, tinh thần của gia đình Việt Nam. Điều này có yếu tố lịch sử lâu đời từ ứng xử của người Việt Nam là cầu quốc thái dân an, nó có nguồn gốc từ bối cảnh nền văn minh nông nghiệp lệ thuộc vào tự nhiên; xã hội lại chịu nhiều biến động của nạn binh đao, xâm lược; đất nước nằm ở khu vực vành đai biển Thái Bình Dương là nơi ngã tư của các luồng khí hậu ảnh hưởng đến môi trường sống của con người. Việc tổ chức các sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng từ quy mô gia đình đến quy mô quốc gia là một trong những hoạt động hướng đến sự an lành, yên ổn của người Việt Nam. Các sinh hoạt này được tổ chức từ khi một con người được sinh ra đến khi mất đi; trong các sự kiện lớn của gia đình như xây nhà, lễ cưới, đám ma, giỗ...; khi trong nhà có người bị bệnh, cũng như trong các sự kiện của quốc gia, làng xã, dân tộc như xuất quân đánh giặc, cầu quốc thái dân an, cầu mùa màng bội thu, cúng Thành hoàng, cúng cơm mới... Phần lớn các gia đình Việt Nam đều thờ cúng tổ tiên, thờ thổ thần hoặc thổ công, thờ ở nhà mồ... Các tôn giáo như Phật giáo, Thiên

chúa giáo,... đã tồn tại ở Việt Nam trong nhiều thế kỷ với sự tham gia của những dòng họ, gia đình qua nhiều thế hệ. Chính vì vậy, gia đình cũng là nơi lưu giữ các hình thức sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng và lưu truyền nó qua nhiều thế hệ.

Sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo trong gia đình Việt Nam không chỉ nhằm củng cố niềm tin của con người với thần linh, cầu mong sự che chở của các lực lượng phi phàm mà còn có vai trò như sợi dây kết nối giữa quá khứ với hiện tại, giữa con người với môi trường thiên nhiên, giữa các thành viên trong gia đình với gia tộc, giữa gia đình với cộng đồng làng xã, giữa các vùng lãnh thổ, và làm thành nét nổi bật trong phương thức ứng xử giữa con người với tự nhiên và xã hội.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp Những vấn đề lý luận về gia đình trong luật hôn nhân gia đình Việt Nam (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w