Quyền và nghĩa vụ giữa cha, mẹ và con

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp Những vấn đề lý luận về gia đình trong luật hôn nhân gia đình Việt Nam (Trang 89 - 94)

- Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất Nghĩa là vợ chồng có quyền

2.2.2. Quyền và nghĩa vụ giữa cha, mẹ và con

Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ

Theo Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì cha mẹ có nghĩa vụ và quyền sau:

1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

3. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.

4. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Nghĩa vụ và quyền yêu thương, chăm sóc giáo dục, nuôi dưỡng con là nghĩa vụ và quyền chung của cha mẹ. Nghĩa vụ và quyền này mang tính chất tự nhiên, là quyền cao quý và thiêng liêng của cha mẹ, được thể hiện qua hành vi, cử chỉ, tình cảm, thái độ đối với con. Nghĩa vụ này không chỉ đối với con chưa thành niên, mà con đã thành niên nhưng có nhược điểm về thể chất và tâm thần thì cha mẹ vẫn còn nghĩa vụ đối với con theo quy định của pháp luật. Cha mẹ có nghĩa vụ cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên

hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ giáo dục con, giáo dục ở đây được hiểu tập hợp các biện pháp mà cha mẹ có nghĩa vụ và quyền để thực hiện cần thiết cho sự phát triển lành mạnh của con về trí tuệ, tài năng, đạo đức, nhân cách sống và hướng nghiệp cho con. Chẳng hạn như cha mẹ tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường gia đình đầm ấm, hòa thuận, cha mẹ chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập, cha mẹ hướng dẫn con chọn nghề, cha mẹ có thể nhờ cơ quan hữu quan giúp đỡ để thực hiện việc giáo dục con, cha mẹ làm tấm gương tốt cho con về mọi mặt để con học tập và noi theo. Việc giáo dục con không chỉ thực hiện trực tiếp là cha mẹ giáo dục con cái mà còn được thể hiện thông qua cha mẹ chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập.

Ngoài việc yêu thương, chăm sóc giáo dục và nuôi dưỡng con thì cha mẹ cũng là người có quyền và nghĩa vụ bảo vệ lợi ích hợp pháp của con. Cha mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, trừ trường hợp con có người khác làm giám hộ hoặc có người khác đại diện theo pháp luật. Cha mẹ là người có nghĩa vụ bồi thường những thiệt hại do con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự gây ra. Trong trường hợp này, tuy từng trường hợp cha mẹ có thể nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự hoặc người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Cha mẹ cũng là người quản lý và định đoạt tài sản riêng của con theo quy định của pháp luật. Pháp luật hiện hành cho phép cha mẹ quản lý tài sản của con dưới mười lăm tuổi, con mất năng lực hành vi dân sự. Đồng thời, pháp luật cũng cho phép cha mẹ quản lý tài sản của con dưới mười lăm tuổi thì có quyền định đoạt tài sản đó vì lợi ích của con, có tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ chín tuổi trở lên.

Ngoài ra, theo quy định thì cha mẹ còn có nghĩa vụ phải cấp dưỡng cho con khi không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con. Điều này thể hiện trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái của mình.

Cha mẹ cũng không được phân biệt các con mà đều phải yêu thương đùm bọc, chăm sóc các con như nhau, tránh tình trạng “ trọng nam khinh nữ”. Việc làm này sẽ giúp các con được bình đẳng với nhau và cảm nhận được tình thương yêu của cha mẹ đối với mình.

Theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ còn có quyền được nhận di sản thừa kế của con khi con chết trước cha mẹ.

Ngoài ra, luật còn đưa ra quyền và nghĩa vụ giữa cha dượng, mẹ kế và con riêng như: khi sống cùng nhau thì vẫn có đầy đủ quyền và nghĩa vụ của người cha, người mẹ ruột đối với con. Trong trường hợp có quan hệ nuôi dưỡng giữa cha dượng, mẹ kế và con riêng thì cha dượng, mẹ kế còn có quyền được nhận di sản của con riêng khi con riêng chết trước.

Nghĩa vụ và quyền của con.

Kế thừa Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 và Luật Hôn nhân và gia đình 1986, luật hôn nhân và gia đình năm 2000, luật hôn nhân gia đình 2014 quy định: Điều 70. Quyền và nghĩa vụ của con

1. Được cha mẹ thương yêu, tôn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật; được học tập và giáo dục; được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức.

2. Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.

3. Con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì có quyền sống chung với cha mẹ, được cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc.

Con chưa thành niên tham gia công việc gia đình phù hợp với lứa tuổi và không trái với quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

4. Con đã thành niên có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mình. Khi sống cùng với cha mẹ, con có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình.

5. Được hưởng quyền về tài sản tương xứng với công sức đóng góp vào tài sản của gia đình.

Quy định này không chỉ là căn cứ pháp lý cho mối quan hệ giữa cha mẹ và con mà còn thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc được gìn giữ trong mỗi gia đình.

Con phải yêu quý, kính trọng, biết ơn và hiếu thảo với cha mẹ. Yêu quý, kính trọng, biết ơn và hiếu thảo với cha mẹ không chỉ là nghĩa vụ và quyền của con mà còn là bổn phận của con đối với cha mẹ. Đây là nghĩa vụ và quyền tự nhiên của con, nghĩa vụ và quyền này là truyền thống tốt đẹp được lưu giữ trong mỗi gia đình Việt Nam từ thế hệ này sang thế hệ khác. Pháp luật hiện hành nghiêm cấm con có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm cha mẹ. Nếu người con thực hiện việc ngược đãi, hành hạ, xúc phạm cha mẹ thì theo quan điểm người Việt thì đây là một trong hai đại tội “nhất

bất trung, nhì bất hiếu” sẽ bị xã hội lên án gay gắt. Con có nghĩa vụ nghe lời

khuyên bảo đúng đắn của cha mẹ, gìn giữ truyền thống, danh dự gia đình. Con từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi có quyền định đoạt tài sản riêng, trong trường hợp con định đoạt tài sản có giá trị lớn hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý của cha mẹ. Điều này cho thấy vai trò của cha mẹ đối với con chưa thành niên, con phải lắng nghe lời khuyên bảo đúng đắn của cha mẹ, truyền thống tốt đẹp của gia đình. Ở đây phải hiểu lời khuyên bảo của cha mẹ phải đúng đắn, truyền thống gia đình phải phù hợp với các chuẩn mực chung của xã hội.

Con phải có nghĩa vụ và quyền nuôi dưỡng cha mẹ. Nghĩa vụ phụng dưỡng cha mẹ đã có từ lâu đời trong truyền thống người Việt Nam, đây được xem như con đền đáp một phần công ơn nuôi dưỡng của cha mẹ. Khi con từ đủ mười lăm tuổi trở lên còn sống chung với cha mẹ có nghĩa vụ chăm lo đời sống chung của gia đình, nếu có thu nhập thì đóng góp vào các nhu cầu thiết yếu của gia đình. Luật lao động cho phép người từ đủ mười lăm tuổi trở lên được tham gia lao động và ký hợp đồng lao động (khoản 20 Điều 6), khi con tham gia lao động thì có nghĩa vụ đóng góp vào nhu cầu thiết yếu chung của gia đình, có thu nhập ở đây cũng phải được hiểu là không nhất thiết tham gia lao động mà có thể có thu nhập khác. Ngoài quy định bố dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng không được ngược đãi, hành hạ, xúc phạm nhau thì pháp luật hiện hành quy định con riêng có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng bố dượng, mẹ kế cùng sống chung với mình. Quy định này không chỉ ngăn cản hành vi xâm phạm giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế với nhau mà còn quy định trách nhiệm của con riêng khi sống chung với bố dượng, mẹ kế.

Cha mẹ con là những đối tượng có mối quan hệ khăng khít nhất chính và xét về mặt đạo đức thì con cũng có nghĩa vụ phải cấp dưỡng cho cha mẹ

khi con đã thành niên không sống chung, cha, mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Điều này chính là biểu hiện của sự báo hiếu, kính trọng, trả ơn cho những người đã nuôi dưỡng, giáo dục mình để mình có được như ngày hôm nay. Tuy nhiên trên thực tế thì có nhiều trường hợp người con có hiếu vẫn biếu cha mẹ những khoản tiền hàng tháng hoặc có những hành động báo hiếu khác và ngược lại, trên thực tế vẫn có rất nhiều trường hợp con bất hiếu, không những không cấp dưỡng cho cha mẹ mà còn đánh đập, bắt ba mẹ phải kiếm tiền để mình ăn chơi. Những hành vi này cần phải được lên án và pháp luật xử lý nghiêm minh.

Cũng giống như quyền thừa kế của cha mẹ thì con cũng có quyền nhận được di sản thừa kế từ cha mẹ khi cha mẹ chết.

Đối với cha dượng, mẹ kế, con riêng cũng có những quyền và nghĩa vụ giống con ruột với cha ruột, mẹ ruột khi sống cùng nhau và cũng được hưởng đi sản thừa kế khi chứng minh được quan hệ nuôi dưỡng.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp Những vấn đề lý luận về gia đình trong luật hôn nhân gia đình Việt Nam (Trang 89 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w