Quan hệ giữa anh, chị, em với nhau

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp Những vấn đề lý luận về gia đình trong luật hôn nhân gia đình Việt Nam (Trang 94 - 96)

- Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất Nghĩa là vợ chồng có quyền

2.3.1. Quan hệ giữa anh, chị, em với nhau

Anh chị em là quan hệ được xác lập trên yếu tố huyết thống . Anh chị em là những thành phần không thể thiếu trong một gia đình, bởi thực tế cho thấy các gia đình thường có từ hai người con trở lên, chính vì vậy, luật hôn nhân gia đình 2014 vẫn kế thừa và ghi nhận về quyền và nghĩa vụ của anh chị em với nhau. Cụ thể được quy định tại Điều 105. Quyền, nghĩa vụ của anh, chị, em

Anh, chị, em có quyền, nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau; có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con.

Có thể thấy rằng, pháp luật quy định trên phù hợp với truyền thống của người Việt. Anh chị em có quyền nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, chăm sóc giáo dục con. Như vậy, có thể hiểu anh chị em trong gia đình chỉ phải nuôi dưỡng nhau khi không còn cha mẹ hay cha mẹ không có điều kiện trông nom, chăm sóc nhau. Nhưng xét về mặt đạo đức, anh chị em luôn có nghĩa vụ đùm bọc, nuôi dưỡng nhau dù còn cha mẹ hay không còn cha mẹ, cha mẹ có điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng con hay không,

Nhưng trong quan hệ pháp lý, quan hệ nuôi dưỡng giữa anh chị em với nhau chỉ hình thành trong điều kiện cha mẹ không còn hoặc không có khả năng nuôi dưỡng, có ít nhất một trong số anh chị em là người chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi, không có khả năng lao động và không có tài sản tự nuôi mình. Trong trường hợp bố mẹ không còn hoặc bố mẹ đi làm ăn xa, không có điều kiện trực tiếp nuôi dưỡng con cái thì vấn đề đặt ra là các anh chị em phải biết yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ, chăm sóc nhau để cùng nhau lớn lên, cùng nhau phát triển.

Ngoài ra, anh chị em còn có nghĩa vụ cấp dưỡng cho nhau theo quy định tại điều 112 luật hôn nhân gia đình. Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa anh, chị, em

Trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để cấp dưỡng cho con thì anh, chị đã thành niên không sống chung với em có nghĩa vụ cấp dưỡng cho em chưa thành niên không có tài sản để tự nuôi mình hoặc em đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình; em đã thành niên không sống chung với anh, chị có nghĩa vụ cấp dưỡng cho anh, chị không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Tất cả những quy định trên thể hiện được trách nhiệm, nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình là phải luôn đùm bọc, quan tâm, thương yêu,

giúp đỡ nhau nhất là những khi khó khăn, thiếu thốn, thể hiện tình anh em, máu mủ.

Anh, chị, em còn có nghĩa vụ và quyền giám hộ cho nhau theo quy định tại Điều 59 BLDS: Điều 61. Theo quy định trên thì anh chị ruột có nghĩa vụ là người giám hộ cho em chưa thành niên không còn cả cha và mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cả cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Toà án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người em chưa thành niên đó. Nếu anh chị không thể thỏa thuận được thì anh cả hoặc chị cả sẽ là người giám hộ, nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh, chị tiếp theo là người giám hộ. Khi đó thì anh chị sẽ có đầy đủ quyền và nghĩa vụ của ngườ giám hộ đối với em chưa thành niên.

Ngoài quy định tại luật hôn nhân gia đình, anh chị em còn có các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của bộ luật dân sự. Cụ thể đó là quyền được nhận di sản thừa kế của nhau.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp Những vấn đề lý luận về gia đình trong luật hôn nhân gia đình Việt Nam (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w