Chấm dứt hôn nhân

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp Những vấn đề lý luận về gia đình trong luật hôn nhân gia đình Việt Nam (Trang 69 - 80)

- Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất Nghĩa là vợ chồng có quyền

2.1.3. Chấm dứt hôn nhân

Nếu như kết hôn là khởi đầu để xác lập nên quan hệ vợ chồng thì ly hôn có thể coi là điểm cuối của hôn nhân khi quan hệ này thực sự tan rã. Kểtừ thời điểm chấm dứt hôn nhân, vợ chồng sẽ chấm dứt quan hệ hôn nhân trước pháp luật. Theo quy định thì có một số trường hợp chấm dứt hôn nhân: ly hôn hoặc một trong hai bên hoặc cả hai bên chết hoặc bị tuyên bố là đã chết.

Ly hôn

Khi đời sống hôn nhân không thể duy trì được nữa thì ly hôn là một giải pháp cần thiết cho cả đôi bên vợ chồng. Ly hôn giải phóng cho các cặp vợ chồng và những thành viên trong gia đình thoát khỏi xung đột, mâu thuẫn bế tắc trong cuộc sống. Ngày nay, việc ly hôn diên ra ngày càng phổ biến và các sự việc xảy ra cũng rất đa dạng, phức tạp hơn. Và để đáp ứng được điều đó, luật hôn nhân gia đình 2014 đã có những điều chỉnh phù hợp hơn với vấn đề này.

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định của Tòa án. Vì vậy, khi đưa ra được bản án, quyết định này, tòa án cần xem xét

đến tình trạng hôn nhân của vợ chồng có thỏa mãn các căn cứ ly hôn hay không. Khi giải quyết vụ việc ly hôn thì Tòa án cần phải giải quyết ba vấn đề sau: quan hệ hôn nhân, quan hệ tài sản và con chung. Cả hai vợ chồng đều có quyền được đưa ra yêu cầu ly hôn hoặc hai bên thuận tình ly hôn.

Căn cứ cho ly hôn theo yêu cầu của hai bên, thuận tình ly hôn

Theo Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Trong

trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn”.

Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì trong trường hợp hai vợ chồng có yêu cầu thuận tình ly hôn, sự tự nguyện của hai vợ chồng khi yêu cầu chấm dứt hôn nhân là một căn cứ quyết định việc chấm dứt hôn nhân, cả hai vợ chồng đều được tự do bày tỏ ý chí của mình, không bị cưỡng ép, không bị lừa dối trong việc thuận tình ly hôn. Nếu một trong hai bên hoặc cả hai bên bị cưỡng ép ly hôn, hay hai bên ly hôn giả tạo nhằm một mục đích nào đó thì đều bị pháp luật nghiêm cấm.

Cũng trong Điều 55, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, trong việc thuận tình ly hôn, ngoài ý chí thật sự tự nguyện xin thuận tình ly hôn của vợ chồng, đòi hỏi hai vợ chồng còn phải có sự thoả thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ và con, nếu vợ chồng không thoả thuận được hoặc có thoả thuận nhưng không bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của vợ và con thì Toà án quyết định giải quyết việc ly hôn và thỏa thuận đó không được chấp nhận.

Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu xin ly hôn thì Toà án vẫn phải tiến hành hoà giải, mục đích là để vợ chồng rút đơn yêu cầu ly hôn và đoàn tụ với nhau. Có nhiều trường hợp trên thực tế, hai vợ chồng đồng thuận ly hôn, nhưng khi được tòa án hòa giải thì lại quay về sống với nhau bởi nguyên nhân phát sinh tranh chấp trong cuộc sống vợ chồng dẫn đến ly hôn hay thuận tình ly hôn cũng là do tình cảm của vợ chồng bị rạn nứt, một trong hai bên đã không làm tròn nghĩa vụ của mình với gia đình hay vì tự ái cá nhân hoặc hiểu lầm trong quan hệ của vợ hoặc chồng mình. Việc làm này có ý nghĩa rất lớn bởi nó có thể giúp hai vợ chồng cho mình thêm một cơ hội để quay về chung sống với nhau. Tòa án là một người thứ ba, có thể đưa ra sự giải thích, phân tích đúng, sai trong quan hệ của họ của người làm công tác hòa giải để khuyên họ nên bỏ qua những lầm lỗi, tha thứ cho nhau để quay lại chung sống với nhau thì họ đã hiểu ra và quay lại đoàn tụ chung sống với nhau và Tòa án cũng không phải giải quyết về các vấn đề kéo theo như con và tài sản. Nếu hoà giải thành tức là vợ chồng rút đơn thuận tình ly hôn thì Toà án lập biên bản hoà giải thành, sau 15 ngày kể từ ngày Toà án lập biên bản hoà giải thành mà các bên đương sự không thay đổi ý kiến thì Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án (Điều 10, Điều 186, Điều 187 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004). Còn khi hoà giải không thành, các bên thực sự tự nguyện ly hôn nhưng không thoả thuận được về việc chia tài sản hoặc việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì Toà án lập biên bản về việc hoà giải đoàn tụ không thành và về những vấn đề hai bên không thoả thuận được hoặc có thoả thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con, đồng thời mở phiên Toà xét xử theo thủ tục chung (điểm d, khoản 2, Điều 179 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004).

Ly hôn theo yêu cầu của một bên là trường hợp chỉ có một trong hai vợ chồng, hoặc cha, mẹ, người thân thích của một trong hai bên yêu cầu được chấm dứt quan hệ hôn nhân. Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau:

“1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”

Theo đó, khi ly hôn theo yêu cầu của một bên thì Tòa án cần dựa vào một trong ba căn cứ sau đây:

Thứ nhất, đối với trường hợp khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa

giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Trước tiên, khi có yêu cầu ly hôn của vợ, chồng, Toà án phải tiến hành điều tra và hoà giải, nếu hoà giải không thành thì Toà án cần xác định tình trạng của quan hệ hôn nhân, xem có căn cứ ly hôn không để giải quyết. Nếu tình trạng vợ chồng có đủ căn cứ cho ly hôn thì Tòa án sẽ xem xét để giải quyết ly hôn.

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã bổ sung điểm mới căn cứ cho ly hôn khi có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng. “Bạo lực gia đình” là căn cứ để giải quyết cho ly hôn. Bởi qua thực tế giải quyết các vụ án ly hôn của Toà án cho thấy số vụ ly hôn có hành vi ngược đãi, đánh đập chiếm tỉ lệ cao và là nguyên nhân dẫn đến ly hôn ở nước ta trong đó thì đa phần phụ nữ là nạn nhân của tình trạng này. Tình trạng bạo lực trong gia đình ngày càng gia tăng và thể hiện tính chất nghiêm trọng của nó, có nhiều nguyên do dẫn đến tình trạng này. Có trường hợp do cuộc sống vật chất quá khó khăn, ghen tuông, nghi ngờ một bên ngoại tình, tệ cờ bạc, nghiện ngập cũng là lý do dẫn đến tình trạng vợ chồng đánh đập, ngược đãi nhau. Đa phần bạo lực trong gia đình dẫn đến tình trạng vợ chồng ly hôn, có trường hợp dẫn đến án mạng. Bên cạnh đó, đối với những vi phạm khác, những mâu thuẫn, xung đột, bất đồng trong đời sống vợ chồng... là lý do để ly hôn thì luật cũng quy định rõ ràng phải có cơ sở nhận định chung rằng tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được thì mới giải quyết cho ly hôn. “Bạo lực gia đình” ở đây nên hiểu theo nghĩa rộng, nghĩa là không chỉ có bạo lực về mặt thể xác mà còn có bạo lực về mặt tinh thần.

Một điểm mới nữa của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 là đã đưa yếu tố lỗi để xem xét cho ly hôn, qua đó thể hiện sự tiếp thu quy định của một số nước trên thế giới khi có sự kết hợp giữa thực trạng của hôn nhân và yếu tố lỗi để giải quyết việc ly hôn.

Qua đó, có thể thấy rằng việc đưa ra những nguyên nhân của hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được để cụ thể hóa căn cứ cho ly hôn “vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng” trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã tạo cơ sở pháp lý rõ

ràng cho Tòa án khi giải quyết việc ly hôn theo yêu cầu của một bên. Đây là một quy định rất tiến bộ mang ý nghĩa quan trọng nhằm cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013 về quyền con người và bảo vệ quyền con người trong tiến trình hội nhập quốc tế. Điều này cũng tạo sự thống nhất trong việc áp dụng pháp luật khi giải quyết việc ly hôn trong cả nước.

Khi thực tế quan hệ vợ chồng ở trong “tình trạng trầm trọng, đời sống

chung không thể kéo dài” thì thường dẫn tới hậu quả làm cho “mục đích của hôn nhân không đạt được”. “Tình trạng trầm trọng”, “mục đích hôn nhân

không đạt được” ở đây vẫn được hiểu theo quy định của nghị định Điểm a Mục 8 Nghị quyết 02/2000/NĐ-HĐTP như sau:

a.1 Được coi là tình trạng của vợ chồng trầm trọng khi:

- Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.

- Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.

- Vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình;

a.2. Để có cơ sở nhận định đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được, thì phải căn cứ vào tình trạng hiện tại của vợ chồng đã đến mức trầm trọng như hướng dẫn tại điểm a.1 mục 8 này. Nếu thực tế cho thấy đã được nhắc nhở, hoà giải nhiều lần, nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình

hoặc vẫn tiếp tục sống ly thân, bỏ mặc nhau hoặc vẫn tiếp tục có hành vi ngược đãi hành hạ, xúc phạm nhau, thì có căn cứ để nhận định rằng đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được.

a.3. Mục đích của hôn nhân không đạt được là không có tình nghĩa vợ chồng; không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng; không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng; không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng; không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt."

Mục đích của hôn nhân là tình yêu giữa nam và nữ muốn chung sống với nhau suốt đời, cùng nhau xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững trên cơ sở giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Con người tiến tới hôn nhân với mục đích mong muốn có được một cuộc sống hạnh phúc, ấm no, tương trợ lẫn nhau. Do vậy, khi mục đích hôn nhân “không đạt được” thì quan hệ hôn nhân cũng khó mà tồn tại được, nghĩa là khi đó hai vợ chồng không còn tình nghĩa, yêu thương nhau, không thể sống chung với nhau dưới một mái nhà, không còn một mục đích chung nữa…. Khi đó chấm dứt hôn nhân được giải quyết bằng việc ly hôn.

Thứ hai, đối với trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên

bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

Theo quy định tại Điều 78 Bộ luật Dân sự năm 2005: “Khi một người

biệt tích 2 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích….” Khoản 2 Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng quy

định về căn cứ cho ly hôn có đề cập tới trường hợp yêu cầu ly hôn khi một trong hai người mất tích như sau: “Trong trường hợp vợ hoặc chồng của

người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.”.

Quan hệ hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng, nó được tạo ra bởi hai người, hai người chung sống với nhau, lo lắng, chăm lo cho nhau và tạo ra một gia đình, và khi chỉ còn một người thì những quyền này sẽ không còn nữa và nó đã mất hẳn đi một phần quan trọng của quan hệ hôn nhân. Vì vậy, sẽ thật không công bằng khi người vợ hoặc người chồng không thể chấm dứt hôn nhân khi người còn lại mất tích, không có tin tức gì, trong khi họ hoàn toàn có quyền kết hôn với người khác, giải thoát mình bởi cuộc hôn nhân cũ, có quyền đi tìm hạnh phúc mới cho mình. Việc quy định như vậy là hoàn toàn hợp lý.

Trường hợp, người vợ hoặc người chồng đồng thời yêu cầu Tòa án tuyên bố mất tích và yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn, Tòa án chỉ giải quyết ly hôn khi có bằng chứng chứng minh được chồng hoặc vợ đã biệt tích từ hai năm trở lên kể từ ngày có tin tức cuối cùng về chồng/vợ, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết. Việc tuyên bố cá nhân mất tích có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nó góp phần bảo vệ lợi ích của cá nhân cũng như các chủ thể có liên quan. Nó không chỉ giải quyết về liên quan đến quyền và nghĩa vụ nhân thân mà còn liên quan đến các quyền và nghĩa vụ về tài sản khác nữa. Việc xác định đúng điều kiện

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp Những vấn đề lý luận về gia đình trong luật hôn nhân gia đình Việt Nam (Trang 69 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w