- Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất Nghĩa là vợ chồng có quyền
2.3.3. Quan hệ giữa cô, dì, chú, bác, cậu ruột và cháu ruột
Có thể nói khi xác định cô, dì, chú, bác, cậu ruột và cháu ruột thì pháp luật dựa trên phương pháp suy đoán. Những người này có thể là anh, chị, em ruột của mẹ đứa trẻ được sinh ra. Việc quy định về quyên và nghĩa vụ như vậy để nhằm nâng cao tình thân giữa những người có cùng huyết thống. Và ông cha ta đã có câu, “ Sẩy cha còn chú, sẩy mẹ bú dì” có thể thấy rằng quan hệ khăng khít giữa họ với nhaukhi cha mẹ không còn thì những người chú, người dì như những người cha, người mẹ thứ hai của con. Vì vậy, pháp luật có những quy định điều chỉnh về quan hệ giữa họ là hoàn toàn hợp lý. Và cụ thể, theo Điều 106 luật hôn nhân gia đình: Cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột có quyền, nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau; có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp người cần được nuôi dưỡng không còn cha, mẹ, con, ông bà nội, ông bà ngoại, anh chị em ruột hoặc còn nhưng những người này không có điều kiện để thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng.
Như vậy, có thể thấy, quyền và nghĩa vụ về nuôi dưỡng nhau của cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột chỉ xuất hiện khi những người này không còn cha, mẹ, con hoặc không có khả năng lao động để tạo ra thu nhập nuôi sống chính bản thân mình, những người này không có người chăm sóc, chu cấp về mặt kinh tế. Và quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng của cô, dì, chú, cạu, bác ruột với cháu ruột xuất hiện ngay cả khi ở cùng nhau hoặc không ở cùng nhau. Người cô, dì … không thể nói rằng không nuôi dưỡng cháu khi cháu không ở cùng mà đây là quyền và nghĩa vụ phải thực hiện đối với cháu khi cháu không còn cha mẹ, con, ông bà nội, ông bà ngoại, anh chị em ruột cũng không thể nuôi dưỡng cho cháu. Điều này đảm bảo cho cháu luôn được những người họ hàng yêu thương, chăm sóc nhất là khi những đưa trẻ này thiếu đi tình thương của
cha mẹ, ông bà, anh chị. Tuy nhiên theo quy định tại Điều 114 luật hôn nhân gia đình. Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột
1. Cô, dì, chú, cậu, bác ruột không sống chung với cháu ruột có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu trong trường hợp cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người khác cấp dưỡng theo quy định của Luật này.
2. Cháu đã thành niên không sống chung với cô, dì, chú, cậu, bác ruột có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cô, dì, chú, cậu, bác ruột trong trường hợp người cần được cấp dưỡng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người khác cấp dưỡng theo quy định của Luật này.
Ngoài ra, cô, dì, chú, bác, cậu ruột còn là người giám hộ cháu khi không còn cha mẹ, anh chị em ruột, ông bà nội, ông bà ngoại theo quy định tại điều 61 BLDS. Và còn một quyền không thể thiếu giữa họ đó chính là quyền thừa kế tài sản của nhau. Điều 676 BLDS:
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
CHƯƠNG 3.
THỰC TIỄN THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ GIA ĐÌNH TRONG LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH VIỆT NAM 2014 VÀ MỘT SỐ KIẾN
NGHỊ