Việc xác định cha, mẹ, con

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp Những vấn đề lý luận về gia đình trong luật hôn nhân gia đình Việt Nam (Trang 80 - 89)

- Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất Nghĩa là vợ chồng có quyền

2.2.1. Việc xác định cha, mẹ, con

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì quan hệ giữa cha mẹ con được xác định trên các căn cứ phát sinh sau: sự kiện sinh đẻ thông thường, mang thai hộ và nuôi con nuôi. Vấn đề mang thai hộ là một trong những điểm mới của luật hôn nhân gia đình 2014. Nó giúp giải quyết và đáp ứng được những tình hình thực tế hiện nay.

- Quan hệ pháp luật giữa cha mẹ con phát sinh dựa trên sự kiện sinh đẻ. Trong đời sống xã hội, việc một người phụ nữ sinh con, cho dù là kết quả của hôn nhân hợp pháp hay không hợp pháp với một người đàn ông là cơ sở làm phát sinh quan hệ giữa cha mẹ và con. Đó là mối liên hệ huyết thống tự nhiên theo quy luật sinh học. Quan hệ cha mẹ con phát sinh không phụ thuộc vào hôn nhân của cha mẹ là hợp pháp hay không hợp pháp. Từ đây sẽ phát sinh các quyền và nghĩa vụ về nhân thân và tài sản trong quan hệ mẹ con, cha con. Đồng thời nó còn là cơ sở pháp lý để Tòa án giải quyết các tranh chấp về việc xác định quan hệ cha mẹ con trong thực tế, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cha mẹ con. Ví dụ: các tranh chấp về nuôi dưỡng, cấp dưỡng, thừa kế giữa cha mẹ và con, cũng như các thành viên khác trong gia đình được bảo đảm bằng pháp luật khi quan hệ pháp luật giữa cha mẹ và con được xác lập.

Theo quy định của luật hôn nhân gia đình 2014, xác lập quan hệ cha mẹ con trong trường hợp sinh đẻ có đưa ra nguyên tắc xác định cha mẹ con trong

các trường hợp sinh tự nhiên, sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

Đối với trường hợp sinh con tự nhiên, người sinh con ra đương nhiên được coi là người mẹ của đứa con, còn đối với việc xác định người cha thì trong trường hợp sinh con trong giá thú thì con được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng. Điều này có thể hiểu rằng cho dù con có được thành thai trước hoặc trong thời kỳ hôn nhân của vợ chồng thì bằng phương pháp suy đoán, người chồng đương nhiên là cha của đứa trẻ. Ngoài ra, trong thực tế người vợ có thể mang thai nhiều hơn 280 ngày nên pháp luật cũng có quy định Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân theo Điều 88 Luật hôn nhân gia đình 2014. Như trên đã trình bày thì thời điểm chấm dứt hôn nhân ở đây được hiểu là thời điểm bản án, quyết định của Tòa án về việc ly hôn của vợ chồng có hiệu lực hoặc kể từ thời điểm người cha chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết mà không phải là thời điểm hai bên không chung sống với nhau. Trên thực tế có nhiều trường hợp hai vợ chồng ly thân một thời gian dài trước khi bản án, quyết định ly hôn chính thức có hiệu lực. Tuy nhiên trong khoảng thời gian trong vòng 300 ngày sau khi hôn nhân chấm dứt thì người vợ sinh con thì theo quy định trên người chồng vẫn được coi là cha của đứa bé do người vợ sinh ra. Đối với trường hợp sinh con ngoài giá thú thì Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng. Trong trường hợp người cha không nhận con thì nó là con riêng của vợ và sau này, người con có quyền yêu cầu Tòa án xác định người đó là cha mình khi chứng minh được. Và khi người cha không nhận con thì phải có chứng cứ chứng minh được người con đó không phải là con của mình mà là con của một người khác.

Xác định cha mẹ trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

Xã hội ngày càng phát triển và đi kèm theo đó là khoa học công nghệ cũng có những bước tiến rất lớn nhằm hồ trợ được các mong muốn cho mọi người. Và một trong số đó chính là việc giúp cho ước muốn của những cặp vợ chồng, những người phụ nữ không lập gia đình có con. Tuy nhiên, đây là một vấn đề khá tế nhị và ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của cha mẹ con nên tùy từng trường hợp thì pháp luật đưa ra các cách xác định cha mẹ con khác nhau.

- Trong trường hợp cặp vợ chồng sinh con bằng hình thức này thì việc xác định cha mẹ con được áp dụng theo quy định tại Điều 88 của luật hôn nhân gia đình, nghĩa là được áp dụng như trường hợp sinh con tự nhiên.

- Trường hợp người phụ nữ độc thân sinh con bằng phương pháp kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì người này sẽ là mẹ của đứa trẻ.

Một điểm đáng lưu ý trong vấn đề này chính là quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ con là không làm phát sinh giữa người cho tinh trùng, cho noãn, cho phôi và người con được sinh ra. Đều này được hiểu là giữa họ sẽ không có quyền và nghĩa vụ của cha mẹ con với nhau. Người cha, người mẹ và người con không thể yêu cầu cơ quan chức năng xác định ai là cha, mẹ, con của mình để thực hiện quyền và nghĩa vụ cả về nhân thân và tài sản.

Xác định con trong trường hợp mang thai hộ

Luật Hôn nhân và gia đình 2014 đã chính thức thừa nhận và cho phép mang thai hộ với mục đích nhân đạo (cụ thể từ Điều 93 đến Điều 98), song phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên và được lập thành văn bản. Ngày 22/1/2016 vừa qua, nước ta đã có em bé đầu tiên được sinh ra bằng phương thức mang thai hộ, điều này có ý nghĩa rất lớn đối với nước ta, nó không chỉ khẳng định trình độ khoa học kỹ thuật của nước ta mà còn đem đến niềm vui, hy vọng của rất nhiều ông bố, bà mẹ không thể mang thai nhưng vẫn có những đứa con của mình và nó thể hiện, pháp luật đã đi vào cuộc sống.

Theo quy định, các cặp vợ chồng vì lý do nào đó không thể tự sinh con có quyền nhờ người mang thai hộ khi có đủ các điều kiện theo điều 95 của luật, gồm: 2. Vợ chồng có quyền nhờ người mang thai hộ khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;

b) Vợ chồng đang không có con chung; c) Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

Và đồng thời với đó, người mang thai hộ cũng phải có các điều kiện sau: 3. Người được nhờ mang thai hộ phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ;

b) Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần;

c) Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ;

d) Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng;

đ) Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

Luật chỉ thừa nhận việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo mà không phải vì mục đích thương mại, cũng chính vì lẽ đó mà luật đã quy định người mang thai hộ là những người thân thích của vợ hoặc chồng. Và Người thân thích là người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, người có cùng dòng máu về

trực hệ và người có họ trong phạm vi ba đời( khoản 19 điều 3 luật hôn nhân gia đình 2014). Những nhà làm luật cho rằng người thân thích của vợ và chồng là người giúp vợ chồng có được mong muốn có con mà họ không thể thực hiện được về mặt tình nghĩa mà không phải tiền bạc hay bất kỳ mục đích nào khác. Trước khi thực hiện thủ tục mang thai hộ thì cả vợ chồng và người

mang thai hộ đều phải được kiểm tra sức khỏe cũng như được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý để đảm bảo họ sẽ thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và hiểu đúng tính chất của việc mang thai hộ.

Một điểm đáng chú ý là việc sinh con do mang thai hộ không tính vào số con (của người mang thai hộ) bởi con là của cặp vợ chồng người mang thai hộ. Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ từ chối nhận con, thì bên mang thai hộ có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên nhờ mang thai hộ nhận con. Còn nếu bên mang thai hộ từ chối giao con, thì bên nhờ mang thai hộ có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên mang thai hộ giao con. Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ chết, thì con được hưởng thừa kế theo pháp luật đối với di sản của bên nhờ mang thai hộ…

Hình thức của thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được quy định tại điều 96 luật hôn nhân gia đình như sau: a) Lập thành văn bản có

công chứng. Trong trường hợp vợ chồng bên nhờ mang thai hộ ủy quyền cho nhau hoặc vợ chồng bên mang thai hộ ủy quyền cho nhau về việc thỏa thuận thì việc ủy quyền phải lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Việc ủy quyền cho người thứ ba không được công nhận. Trong trường hợp thỏa thuận về mang thai hộ giữa bên mang thai hộ và bên nhờ mang thai hộ được lập cùng với thỏa thuận giữa họ với cơ sở y tế thực hiện việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì thỏa thuận này phải có xác nhận của người có thẩm quyền của cơ sở y tế này; b) Có thông tin đầy đủ về bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ theo các điều kiện có liên; c) Quyền, nghĩa vụ về hỗ trợ để bảo đảm sức khỏe sinh sản cho người mang thai hộ trong thời gian mang thai và sinh con, việc nhận con của bên nhờ mang thai hộ, quyền và nghĩa vụ của hai bên đối với con trong trường hợp con chưa được giao cho bên nhờ mang thai hộ và các quyền, nghĩa vụ; d) Trách nhiệm dân sự trong trường hợp một hoặc cả hai bên vi phạm cam kết theo thỏa thuận.

Theo quy định của điều 97 quyền, nghĩa vụ của người mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được :

(i) Người mang thai hộ, vợ chồng người mang thai hộ (sau đây gọi là bên mang thai hộ) có quyền, nghĩa vụ như cha mẹ trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản và chăm sóc, nuôi dưỡng con đến khi giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ; phải giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ theo thỏa thuận;

(ii) Người mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ. Thời gian hưởng chế độ thai sản ít nhất là 60 ngày kể từ ngày sinh. Việc mang thai hộ không bị ràng buộc về thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình đối với lần mang thai hộ;

(iii) Trong trường hợp có khó khăn về bảo đảm sức khỏe sinh sản, bên mang thai hộ có quyền yêu cầu bên nhờ mang thai hộ thực hiện việc hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe sinh sản. Trong trường hợp vì lý do tính mạng, sức khỏe và sự phát triển của thai nhi phù hợp với quy định của pháp luật y tế về chăm sóc sức khỏe sinh sản, người phụ nữ mang thai hộ có quyền quyết định về việc tiếp tục hay không tiếp tục mang thai phù hợp với quy định của pháp luật y tế về chăm sóc sức khỏe sinh sản.

Quyền, nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo:

(i) Trong trường hợp bên mang thai hộ có khó khăn về chi trả các chi phí thực tế trong chăm sóc sức khỏe sinh sản thì bên nhờ mang thai hộ phải hỗ trợ những chi phí thực tế đó;

(ii) Quyền, nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đối với con phát sinh kể từ thời điểm con được sinh ra, ngay cả trong trường hợp bên mang thai hộ chưa giao con cho họ. Người mẹ nhờ mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi;

(iii) Bên nhờ mang thai hộ không được từ chối nhận con. Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ chậm nhận con, không nhận con hoặc vi phạm nghĩa vụ về nuôi dưỡng, chăm sóc con thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con theo quy định của Luật này, nếu gây thiệt hại cho bên mang thai hộ thì phải bồi thường theo thỏa thuận; không có thỏa thuận thì theo quy định của Bộ luật dân sự;

(iv) Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ chết thì con vẫn được hưởng thừa kế theo pháp luật đối với di sản của bên nhờ mang thai hộ;

(v) Giữa con sinh ra từ việc mang thai hộ với các thành viên khác của gia đình bên nhờ mang thai hộ có các quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật này, Bộ luật Dân sự và các luật khác có liên quan.

Quan hệ giữa cha mẹ và con phát sinh trên nuôi dưỡng: nhận nuôi con nuôi

Nuôi con nuôi là một hiện tượng xã hội, một chế định đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử pháp luật Việt nam và các nước trên thế giới. Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha mẹ con giữa người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi; dựa trên ý chí chủ quan của các chủ thể tham gia quan hệ nuôi con nuôi.

Chế định nuôi con nuôi ở nước ta được xác lập lần đầu tiên trong luật hôn nhân và gia đình từ năm 1959. Nó đảm bảo lợi ích của người con nuôi, đồng thời đảm bảo lợi ích của người nhận nuôi con nuôi( điều 24 luật hôn nhân gia đình 1959, điều 34 luật năm 86, điều 67 luật 2000, luật nuôi con nuôi 2010. Sở dĩ luật hôn nhân gia đình 2014 không có sự xuất hiện về vấn đề nuôi con nuôi nữa là do trước đó vào năm 2010, quốc hội nước ta đã ban hành luật nuôi con nuôi để điều chỉnh về vấn đề này, vì vậy sẽ thật thiếu xót nếu không nói đến quan hệ giữa cha mẹ và con mà không nói đến quan hệ giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi.

Theo quy định của pháp luật thì việc nuôi con nuôi có mục đích Điều 2.

Mục đích nuôi con nuôi

Việc nuôi con nuôi nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình.

Bằng sự kiện đăng ký việc nuôi con nuôi tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này xác nhận thì mối quan hệ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi chính thức được xác lập.

Theo Luật Nuôi con nuôi khoản 24 Điều 3 thì: “Nuôi con nuôi là việc

xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi. Cha mẹ nuôi là người nhận con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký. Con nuôi là người được nhận làm con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký”. Khi quan hệ nuôi con nuôi được xác lập thì con nuôi

trở thành thành viên gia đình người nhận con nuôi. Người con nuôi và cha mẹ nuôi có đầy đủ quyền và nghĩa vụ của cha mẹ con. Người con nuôi bình đẳng với những người con của cha mẹ nuôi. Một vấn đề đặt ra là tư cách thành viên

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp Những vấn đề lý luận về gia đình trong luật hôn nhân gia đình Việt Nam (Trang 80 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w