- Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất Nghĩa là vợ chồng có quyền
2.3.2. Mối quan hệ giữa ông bà và cháu
Trong gia đình Việt Nam hiện nay hình thức mô hình gia đình ba thế hệ gồm ông bà, cha mẹ và con đang là mô hình mẫu rất phổ biến. Từ “ông bà nội, ông bà ngoại” và “cháu nội, cháu ngoại” đã giới hạn rất nhiều so với từ ông, bà và cháu được hiểu trong thực tế và cách xưng hô của người Việt Nam. Ông bà nội là người sinh ra cha của người cháu; ông bà ngoại là người sinh ra mẹ của người cháu. Ngược lại thì cháu nội là con đẻ của con trai ông bà; cháu ngoại là con đẻ của con gái ông bà. Nghĩa vụ và quyền giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu nội, cháu ngoại được thừa nhận ngay cả trong trường hợp ông bà không sống chung với cháu. Thực tế trong gia đình có ba thế hệ thì ông bà nội chiếm đa số, trong phong tục thờ cúng của người Việt Nam và quan điểm của dân gian “hết nội đến ngoại” cũng đã nói lên điều này. Điều
luật không phân biệt nghĩa vụ và quyền của ông bà nội hay ông bà ngoại, quy định như vậy là hoàn toàn hợp lý để tránh trường hợp làm thức dậy quan điểm phong kiến lạc hậu. Cũng giống như nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con thì ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ và quyền đối với cháu. Ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ và quyền trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu ( khoản 1 điều 104 luật hôn nhân gia đình 2014). Đối với các cháu chưa thành niên hoặc các cháu đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người nuôi dưỡng thì ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu. Nghĩa vụ và quyền này của ông bà nội, ông bà ngoại chỉ đặt ra khi cháu không có người nuôi dưỡng, trong trường hợp cháu có người nuôi dưỡng thì ông bà nội, ông bà ngoại không phải thực hiện nghĩa vụ và quyền này. Cũng giống như nghĩa vụ và quyền của con đối với cha mẹ thì các cháu có bổn phận kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà nội, ông bà ngoại( khoản 2 điều 104).
Ngoài quyền và nghĩa vụ được quy định như trên thì ông bà và cháu còn có quyền và nghĩa vụ giám hộ nhau theo quy định của pháp luật: Trong trường hợp không có anh ruột, chị ruột hoặc anh ruột, chị ruột không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ (khoản 2 điều 61). Theo quy định này thì ông bà nôi, ông bà ngoại là người có quyền giám hộ cho cháu khi cháu cần được giám hộ. Khi làm người giám hộ cho cháu, ông bà nội, ông bà ngoại có đầy đủ các nghĩa vụ và quyền của người giám hộ theo quy định của pháp luật về giám hộ. Ngược lại, cháu cũng có thể trở thành người giám hộ cho ông bà nội, ông bà ngoại khi ông bà không có con phụng dưỡng. Quy định việc giám hộ giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu là hoàn toàn phù hợp với đạo lý, truyền thống của gia đình Việt
Nam. Và cũng giống như quan hệ giữa cha mẹ con, anh chị em ruột thì ông bà và cháu cũng có quyền được thừa kế di sản của nhau.