Quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp Những vấn đề lý luận về gia đình trong luật hôn nhân gia đình Việt Nam (Trang 38 - 48)

Quan hệ nhân thân của vợ chồng bao gồm quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng, nó là những quyền và nghĩa vụ liên quan đến lợi ích tinh thần gắn liền với nhân thân của vợ chồng, nó phát sinh trên cơ sở kết hôn, và tồn tại suốt trong thời kỳ hôn nhân, không phụ thuộc vào yếu tố tài sản, không định giá được bằng tiền và không thể chuyển giao cho người khác được mà chính vợ và chồng sẽ là những người thực hiện, nó cũng được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Các quyền và nghia vụ đó bao gồm cả tình yêu, sự hòa thuận, sự tôn trọng lẫn nhau, việc xử sự trong gia đình, quan hệ đối với cha mẹ, các con và những thành viên khác trong gia đình. Việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ này nhằm bảo đảm thỏa mãn nhu cầu tình cảm, tinh thần trong đời sống vợ chồng. Chính vì lẽ đó, khi điều chỉnh quan hệ này, thường kết hợp giữa các quy định của pháp luật và những quy tắc đạo đức và lẽ sống trong xã hội. Luật hôn nhân và gia đình 2014 đã thể hiện rất rõ điều đó bằng việc đưa ra các quyền và nghĩa vụ vợ chồng phải yêu thương, đùm bọc, chung sống, tôn trọng nhau trong các vấn đề của cuộc sống. Dựa trên những quy định đó, sau đây tác giả sẽ phân tích các quyền và nghĩa vụ nhân thân của vợ và chồng theo luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

- Vợ chồng bình đẳng với nhau về mọi mặt trong gia đình

Quyền bình đẳng là một trong những quyền cơ bản của công dân được quy định rất rõ trong hiến pháp của nước ta từ hiến pháp 1946 và nó vẫn được thể hiện trong hiến pháp mới nhất của nước ta ở thời điểm hiện nay là hiến pháp năm 2013 tại điều: Điều 16

1. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.

2. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.

Và để cụ thể hóa điều luật trên, nói rõ hơn quyền bình đẳng giữa vợ và chồng, luật hôn nhân gia đình 2014 quy định rất rõ ràng tại Điều 17. Bình đẳng về quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng

Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp, Luật này và các luật khác có liên quan.

Điều này hoàn toàn phù hợp với một xã hội văn minh và nhất là định hướng phát triển xã hội của nước ta là phát triển xã hội theo chế độ xã hội chủ nghĩa, mọi người đều bình đẳng với nhau, không có sự phân biệt giữa đàn ông và đàn bà, không có sự phân biệt giữa các giai cấp.... Ngoài ra, quy định này cũng còn có một ý nghĩa rất quan trọng đó là đảm bảo sự công bằng giữa công dân với công dân, giữa vợ và chồng, xóa bỏ quan điểm cổ hủ lạc hậu từ thời phong kiến đó là đàn ông thì có nhiều quyền hơn đàn bà, chồng có nhiều quyền hơn vợ, chồng thì thường là đối tượng được phục vụ và ngược lại, vợ là đối tượng phải phục vụ chồng. ..

Quy định trên thể hiện trong việc vợ chồng cùng nhau bàn bạc và quyết định về các vấn đề liên quan đến mọi mặt trong gia đình như nhân thân, tài sản, các thành viên khác trong gia đình. Bình đẳng nghĩa là tôn trọng ý kiến của nhau, khi có một vấn đề nào đó xảy ra thì cần có sự thảo luận để nhất trí đưa ra một kết luận mà không phải là một người quyết định mà không cần phải hỏi ý kiến của người khác, mọi người đều có quyền có tiếng nói riêng, đưa ra ý kiến cá nhân của mình. Pháp luật cũng đã cụ thể hóa một số trường hợp vợ chồng cần phải cùng nhau đồng ý thì mới có hiệu lực pháp luật như : các giao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ chồng thì phải được cả hai đồng ý thể hiện bằng văn bản thì giao dịch mới có giá trị pháp lý.

Ngoài ra, bình đẳng của vợ chồng còn thể hiện trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với con. Trong suốt các quy định của luật hôn nhân gia đình

2014 thì có thể nhận thấy là không thấy bất kỳ một quy định nào nói rằng vợ hay chồng có nhiều quyền hay nghĩa vụ hơn đối với con cái của họ mà xuyên suốt luật thì thấy rằng hai người phải cùng nhau có nghĩa vụ nuôi dạy con cái trưởng thành, thành những người có ích cho xã hội. Điều này cũng có nghĩa là vợ và chồng đều bình đẳng trong việc nuôi dạy và giáo dục con cái. Không phải là một người đã kiếm tiền nuôi gia đình thì không có nghĩa vụ nuôi dạy, chăm sóc con và người còn lại thì phải có nghĩa vụ nuôi dạy, chăm sóc con mà hai người dù ai đi làm, hay ở nhà thì đều bình đẳng với nhau trong việc nuôi dạy con cái.

Theo quy định của luật thì vợ chồng còn bình đẳng với nhau trong việc thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình. Hai người phải cùng nhau thực hiện mà không thể bắt ép một người phải thực hiện, mà phải tạo điều kiện cho nhau để thực hiện tốt nghĩa vụ của mình. Điều này cũng nhằm mục đích xây dựng một gia đình ấm no, hạnh phúc. Với việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình sẽ giúp cho các cặp vợ chồng có điều kiện để trông nom, chăm sóc, giáo dục tốt những đứa con của mình.

Vợ chồng còn bình đẳng về vấn đề ly hôn.

Tại Điều 51 Luật hôn nhân gia đình có quy định. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

Như vậy, đã khẳng định cả hai người đều có quyền đưa ra yêu cầu ly hôn khi cảm thấy hôn nhân giữa họ không đạt được mục đích. Tuy nhiên, nếu như nhìn xuống phía dưới tại khoản 3 của điều 51 lại có quy định Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Cũng có thể nhiều người thắc mắc là trong vấn đề này không có sự bình đẳng bởi trường hợp trên thì người chồng không được ly hôn trong khi người vợ được phép dù người chồng cảm thấy rằng hôn

nhân của mình không hạnh phúc, muốn chấm dứt hôn nhân để giải thoát cho nhau. Nếu hiểu theo quan điểm trên là hoàn toàn không chính xác bởi mục đích của quy định này là nhằm bảo vệ người phụ nữ và trẻ em, vốn là những người yếu hơn trong xã hội.

Vợ chồng bình đẳng trong vấn đề lựa chọn nơi cư trú, đại diện cho nhau

Vợ và chồng còn bình đẳng với nhau trong các vấn đề khác như lựa chọn nơi cư trú, đại diện cho nhau trong các giao dịch. Đối với vấn đề lựa chọn nơi cư trú, tại điều 20 luật hôn nhân gia đình 2014 có khẳng định, vấn đề này được hai bên thỏa thuận mà không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ một yếu tố nào khác, Nghĩa là người chồng hay người vợ đều không thể ép buộc nhau phải sống ở nhà vợ hay nhà chồng hay là một địa điểm khác. Đối với vấn đề đại điện cho nhau thì vợ và chồng đều có thể thỏa thuận đại diện cho nhau thực hiện các giao dịch mà không phải là người chồng đương nhiên được quyền đại diện cho người vợ, người vợ thì không có quyền thay mặt người chồng thực hiện thay chồng hoặc ngược lại. Hai người hoàn toàn có quyền và bình đẳng với nhau trong vấn đề này khi thỏa thuận được với nhau và theo quy định của pháp luật.

Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.

Đây chính là nội dung của khoản 1 điều 19 luật hôn nhân gia đình 2014 với tiêu đề Tình nghĩa vợ chồng. Nghĩa vụ này phản ánh trách nhiệm tình cảm giữa vợ và chồng. Cụ thể:

Trước hết để có thể là vợ, là chồng của nhau trên phương diện pháp lý thì hai người phải tự nguyện đăng ký kết hôn, đây là một điều kiện tiên quyết để hai cá nhân có thể thành vợ chồng và được pháp luật công nhận và bảo vệ quan hệ của họ. Hai người đến với nhau, kết hôn với nhau hướng tới mục tiêu là xây dựng một gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững, vì

vậy, điều dễ hiểu là họ phải thực hiện những nghĩa vụ trên, nếu không thì có thể nói rằng gia đình sẽ khó mà tồn tại được. Cơ sở để xác lập quan hệ vợ chồng là tình yêu thương giữa nam và nữ. Đến một thời điểm nào đó, hai người cảm thấy đủ sự yêu thương, hiểu nhau, thông cảm cho nhau ... thì họ quyết định xác lập quan hệ hôn nhân và trở thành vợ chồng của nhau. Khi đã trở thành vợ chồng thì tình cảm yêu thương đó cũng cần phải được duy trì thì mới có thể đảm bảo cho sự bền vững của cuộc hôn nhân giữa họ. Và một trong những điều khá quan trọng và quyết định việc hôn nhân có bền vững hay không đó chính là hai người có chung thủy với nhau hay không. Trong xã hội hiện nay, ngoại tình đang là một trong những vấn nạn của xã hội và dường như nó xuất hiện ngày càng nhiều và theo số liệu của một cuộc điều tra thì ngoại tình là nguyên nhân phổ biến thứ ba khi vợ chồng ly hôn và 55% số người được hỏi nói rằng ngoại tình là nguyên nhân gây ra sự ly hôn của vợ chồng. Ngoài ra việc ngoại tình cũng sẽ vi phạm quy định về chế độ một vợ một chồng được pháp luật bảo vệ và là hành vi vi phạm đạo đức, bị xã hội lên án mạnh mẽ.

Vợ chồng phải tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình. Những việc này thể hiện ở chính hành vi, cách xử sự và thái độ của họ đối với nhau. Vợ chồng phải có ý thức chăm lo cho gia đình, phải biết san sẻ mọi việc, giảm bớt gánh nặng cho nhau. Ngày nay, dường như con người cũng bận rộn hơn, có nhiều việc phải làm hơn vì vậy, vợ chồng cần phải biết giúp đỡ nhau làm những công việc xã hội cũng như việc gia đình. Nếu như ở thời kỳ trước, phụ nữ thường thì chỉ có những công việc nhà, đồng áng thì hiện nay, phụ nữ đã có nhiều việc phải làm hơn, không chỉ là những công việc trong gia đình mà còn có những công việc ngoài xã hội, phụ nữ cũng tham gia rất nhiều trong các lĩnh vưc chính trị, văn

hóa xã hội. Vì vậy, người chồng càng cần phải quan tâm, giúp đỡ người vợ để họ có thể làm tốt việc ở mọi vị trí, cả trong công việc gia đình và xã hội. Đây không chỉ là nghĩa vụ về mặt pháp lý mà còn là nghĩa vụ đạo đức. Quy định này khẳng định quyền bình đẳng giữa vợ và chồng và cũng nhằm ngăn chặn hành vi đánh đập, xâm phạm thân thể nhân phẩm của nhau, hành vi quan hệ ngoài hôn nhân của những người đang có vợ, có chồng. Điều này cũng nhằm mục đích bảo vệ hôn nhân của vợ chồng.

- Tự do lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng.

Đây là một trong những quyền được giữ nguyên so với luật hôn nhân gia đình 2000. Tại luật hôn nhân gia đình 2014 quy định: Điều 20. Lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng

Việc lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng do vợ chồng thỏa thuận, không bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán, địa giới hành chính.

Quy định này cũng nhằm xóa bỏ tập quán lạc hậu “ thuyền theo lái, gái theo chồng” xuất hiện từ xưa. Ở xã hội trước, người vợ không có quyền quyết định về chỗ ở mà hoàn toàn phụ thuộc vào gia đình chồng, phụ thuộc vào người chồng. Theo quy định này thì hai người hoàn toàn có quyền thỏa thuận về việc hai người sẽ sống ở đâu, nó có thể là nhà vợ, nhà chồng, ở trong nước, ở nước ngoài … Nếu vợ chồng có nơi ở chung sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau nuôi dạy con. Nếu vì lý do nghề nghiệp mà vợ chồng không thể có nơi cư trú chung thì mỗi người có quyền tự do lựa chọn nơi cư trú của mình. Một điều chú ý nữa là việc hai vợ chồng ở chung hay ở riêng cũng không ảnh hưởng tới việc vợ chồng thực hiện các nghĩa vụ đối với nhau, với con cái và chăm lo xây dựng gia đình.

Một điểm mới của luật hôn nhân gia đình 2014 với các luật hôn nhân gia đình trước đó thì có thể thấy, tại luật mới này thì đã quy định rõ hai vợ chồng có

nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác. Điều này được hiểu là vợ chồng phải sống cùng nhau, trừ trường hợp đặc biệt, do công việc, học tập, chính trị mà không thể sống cùng nhau. Việc quy định như vậy có thể thấy khá hợp lý bởi việc chung sống cùng nhau giúp cho hai người có điều kiện để chăm sóc, giúp đỡ nhau, thể hiện tình cảm, sự quan tâm lẫn nhau, con cái và gia đình, giúp cho hôn nhân bền vững và có lẽ cũng chính vì vậy mà người xưa có câu “ xa mặt cách lòng” để nói về việc này.

- Tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ chồng

Trong điều 20 của hiến pháp nước ta năm 2013 có quy định: Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Điều 37 Bộ luật dân sự 2005 cũng có quy định: “Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ”. Và tại điều 21 luật hôn nhân gia đình là luật riêng điều chỉnh các quan hệ trong hôn nhân gia đình cũng có quy định “Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau.”

Trong quan hệ vợ chồng, khi còn yêu thương nhau thì mọi điều xảy ra trong cuộc sống đều có thể chấp nhận và bỏ qua cho nhau. Nhưng khi có những mâu thuẫn thì danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau không những không được tôn trọng mà còn có thể bị xâm phạm. Ngoài ra, pháp luật còn nghiêm cấm vợ chồng có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau. Quy định này nhằm khẳng định vị thế của người vợ trong gia đình, ngăn chặn các hành vi bạo lực gia đình đối với người phụ nữ, không chỉ là bạo lực thể xác mà cả những bạo lực về mặt tinh thần. Thực tế hiện nay có rất

nhiều người phụ nữ, người vợ bị người chồng đánh đập, chửi bới, xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm và sự việc chỉ được xử lý khi đã có những hậu quả rất nghiêm trọng xảy ra. Vì vậy, cần phải có những quy định nghiêm khắc hơn và cần phải vận động cho mọi người biết về quyền và nghĩa vụ này để biết cũng như nghiêm túc thực hiện tránh những sự việc đáng tiếc có thể xảy ra.

- Vợ chồng có nghĩa vụ tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau Tại Hiến pháp nước ta năm 2013 có quy định rât rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của công dân trong vấn đề tự do tín ngưỡng: Điều 24

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp Những vấn đề lý luận về gia đình trong luật hôn nhân gia đình Việt Nam (Trang 38 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w