Thực trạng hoạt động kinh doanh Chi nhánh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Chất lượng cho vay tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh vĩnh phúc (Trang 52 - 59)

Trong phần này tác giả đề cập tới 4 khía cạnh chính: hoạt động huy động vốn, hoạt động cho vay, hoạt động dịch vụ và lợi nhuận trƣớc thuế đã trích lập dự phòng. Dƣới đây là phần khía cạnh huy động vốn của chi nhánh.

3.1.3.1 Hoạt động huy động vốn

Trong thời gian vừa qua, công tác huy động vốn của ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn với sự cạnh tranh mạnh mẽ của các NHTM trên địa bàn cùng với sự biến động mạnh mẽ trên thị trƣờng tiền tệ… đã đặt công tác huy động vốn của chi nhánh đứng trƣớc nhiều khó khăn thách thức, nhƣng chi nhánh đã cố gắng duy trì phát triển nguồn tiền gửi của khách hàng truyền thống, tăng cƣờng mở rộng mạng lƣới. Nhờ đó nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng, cơ cấu nguồn vốn đƣợc cải thiện theo hƣớng tích cực. Tình hình huy động vốn của chi nhánh thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.1: Tình hình huy động vốn tại Chi nhánh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012-2014 (Đơn vị : tỉ đồng) Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) % thay đổi Số tiền Tỷ trọng (%) % thay đổi Theo đối tƣợng

Tiền gửi của các

tổ chức kinh tế 1678 55.07 2079 58.46 19,29 2541 59,68 22,2 Tiền gửi của dân

cƣ 1369 44,93 1477 41,54 7,89 1717 40,32 16,25 Theo kỳ hạn Không kỳ hạn 953 31,28 1239 34,84 30,01 1449 34,03 16,95 Kỳ hạn dƣới 12 tháng 1202 39,45 1381 38,84 14,90 1538 36,12 11,37 Kỳ hạn trên 12 tháng 892 29,27 936 26,32 4,93 1271 29,85 35,79 Tổng nguồn vốn 3047 100 3556 100 16,70 4258 100 19,74

(Nguồn:BCTK Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc 2012-2014)

Qua số liệu 3.1 cho thấy tổng nguồn vốn ngân hàng có nhiều biến động, nhƣng nhìn chung là tăng theo chiều hƣớng tốt. Do khủng hoảng nợ công Châu Âu năm 2010 vẫn chƣa chấm dứt đã khiến cho nền kinh tế nƣớc ta trong năm 2012 tăng trƣởng thấp (GDP tăng 5,25% so với năm 2011 theo mức giá so sánh năm 2010), tình hình làm phát của năm 2011 đã đƣợc kiềm chế nên NHNN đã thực hiện 6 lần điều chỉnh giảm trần lãi suất tiền gửi kỳ hạn dƣới 12 tháng từ 14% xuống còn 8%. Tỷ trọng huy động vốn từ tổ chức kinh tế năm 2012 chiếm 55,07%, tiền gửi dân cƣ chiếm 44,93%, xét theo kỳ hạn gửi tiền thì tiền gửi kỳ hạn dƣới 12 tháng luôn

chiếm tỷ trọng cao nhất trong cả 3 năm gần đây và tỷ lệ đó năm 2012 là 39,45%, tiếp đến là tiền gửi không kỳ hạn chiếm 31,28% và tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng chiếm tỉ trọng 29,27%.

Tới năm 2013 thì nguồn vốn huy động tăng lên 3556 tỉ đồng, tƣơng ứng với 16,7% so với năm trƣớc. Năm 2013 là năm nền kinh tế thế giới vẫn khá ảm đạm, nhất là khu vực đồng tiền chung Châu Âu. GDP 2013 là 5,42% so với năm 2012, NHNN cũng điều hành giảm trần lãi suất tiền gửi thêm 2% nữa phù hợp với lộ trình tăng trƣởng kinh tế khi đã kiểm soát đƣợc lạm phát. Trong năm 2013 nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế chiếm 58,46%, dân cƣ chiếm 41,54%. Các thành phần này cũng lần lƣợt tăng so với năm 2012, tuy nhiên mức độ tăng ở khối tiền gửi tổ chức kinh tế là cao hơn vì trần lãi suất huy động giảm mạnh. Còn theo kỳ hạn có thể thấy tỉ trọng cao nhất vẫn là tiền gửi kỳ hạn dƣới 12 tháng vẫn chiếm cao nhất với 38,84%. Tuy nhiên tiền gửi không kỳ hạn lại tăng mạnh nhất 30% nhờ dịch vụ thẻ có nhiều tiện ích, ƣu đãi trong thanh toán và sự bùng nổ của Smath Phone, trong việc sự dụng các dịch vụ thẻ.

Năm 2014 đƣợc đánh giá là một năm với nền kinh tế phục hồi chậm chạp, và căng thẳng chính trị dẫn đến trừng phạt kinh tế giữa Mỹ, Các nƣớc Châu Âu với Nga tạo ra nhiều xáo trộn cho nền kinh tế thế giới. NHNN giảm trần lãi suất tiền gửi kỳ hạn từ 1 đến 6 tháng xuống 5,5%/năm. Năm 2014 tổng vốn huy động tiếp tục tăng lên 4258 tỷ đồng, tăng khoảng 19,74%, và tỷ trọng nguồn vốn cũng có thay đổi tích cực, tiền gửi của dân cƣ ít hơn chỉ chiếm 40,32%. Chính vì vậy mà tỷ trọng huy động vốn từ tổ chức kinh tế tăng chiếm 59.68%. tiền gửi không kỳ hạn tiếp tục gia tăng gần 17% chiếm tỷ trọng 34,03% nhờ vào sự gia tăng về công nghệ trong việc sử dụng tiện ích thẻ ngân hàng, và dịch vụ thanh toán trực tuyến.... , kì hạn trên 12 tháng cũng tăng mạnh 35,79% so với năm trƣớc, nhờ chính sách điều hành của NHNN thả nổi lãi suất tiền gửi trên 6 tháng. Năm 2014 tổng nguồn vốn huy động tăng mạnh là nhờ đầu năm các chính sách hạ lãi suất linh hoạt khá kịp thời, theo sát diến biến thị trƣờng, hơn nữa ngân hàng cũng đa dạng hóa các hình thức huy động

vốn. Tổng nguồn vốn huy động năm 2014 của Chi nhánh chiếm 17,56% thị phần huy động vốn trên địa bàn.

Sự tăng trƣởng trong nguồn huy động vốn của ngân hàng đƣợc cấu thành bởi 2 nguồn chính tiền gửi dân cƣ và tiền gửi của tổ chức kinh tế, 2 nguồn này đều gia tăng qua các năm. Tỷ trọng tiền gửi của tổ chức kinh tế liên tục tăng qua các năm, điều này chứng tỏ sự tin tƣởng của các doanh nghiệp vào ngân hàng ngày càng đƣợc củng cố, ngân hàng đã tận dụng đƣợc ƣu thế là một trong các ngân hàng hàng dầu, có lịch sử lâu năm, uy tín trong dân chúng.

3.1.3.2 Hoạt động cho vay

Những năm vừa qua, chi nhánh đã thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của chính phủ, NHNN Việt Nam và ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam về quy trình cho vay, quy trình trong công tác thẩm định khách hàng vay và lãi suất cho vay. Việc cho vay đƣợc thực hiện trên cơ sở tuân thủ chặt chẽ các điều kiện, thủ tục quy định và phù hợp với khả năng quản lý của từng cá nhân, đơn vị. Việc thẩm định cho vay theo đúng quy chế quy trình đã giúp cho chi nhánh lựa chọn khách hàng thực sự lành mạnh về tài chính, những dự án, phƣơng án kinh doanh khả thi.

Bảng 3.2 Tình hình cho vay tại Chi nhánh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012-2014

(Đơn vị: tỉ đồng) Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) % thay đổi Số tiền Tỷ trọng (%) % thay đổi Theo đối tƣợng vay Cá nhân 847 30,09 915 29,23 8,03 1056 27,88 15,41 Doanh nghiệp 1968 69,91 2215 70,77 1,55 2732 72,12 23,34 Theo kỳ hạn Dƣới 12 tháng 1639 58,22 1882 60,13 14,83 2255 59,53 19,82 Trên 12 tháng 1176 41,78 1248 39,87 6,12 1533 40,47 22,84 Tổng dƣ nợ 2815 100 3130 100 11,19 3788 100 21,02

(Nguồn:BCTK Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc 2012-2014)

Qua bảng 3.2 cho biết tình hình dƣ nợ của ngân hàng không ngừng tăng lên. Tổng dƣ nợ năm 2013 tăng 11,19% so với năm 2012, năm 2014 so với năm 2013 tăng 21,02%. Do trong năm 2012 và 2013 NHNN đã nhiều lần điều hành giảm trần lãi suất huy động để mặt bằng chung lãi suất huy động giảm xuống để lãi suất cho vay cũng giảm tốc theo, mục đích là tăng trƣởng tín dụng và giúp các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn. Tuy nhiên trong 2 năm này doanh nghiệp vẫn chƣa tiếp cận đƣợc với nguồn vốn rẻ nhƣ mong muốn vì vậy dƣ nợ cho vay của chi nhánh cũng tăng khiêm tốn. Năm 2014 là NHNN tiếp tục giảm nhẹ lãi suất tái cấp vốn từ 7% xuống 6,5%, tái chiết khấu từ 5% xuống 4,5%, vay qua đêm 8% xuống 7,5%, lãi suất cho vay ngắn hạn 5 lĩnh vực ƣu tiên 9% xuống 8%. Chính vì vậy mà năm 2014 tổng dƣ nợ tăng cao.

Cơ cấu dƣ nợ đang thay đổi theo chiều hƣớng tích cực. Tỷ lệ vay nợ ngắn hạn luôn giữ một tỷ lệ cao qua các năm nhƣ trong bảng 3.2 dao động từ 58%-60%. Tỷ lệ vay trung và dài hạn chiếm tỉ trọng hợp lý tạo thuận lợi thanh khoản cho ngân hàng.

Còn theo đối tƣợng vay, Khách hàng doanh nghiệp luôn đóng góp một tỷ trọng lớn và có xu hƣớng tăng qua các năm từ 69,91% năm 2012 đến 70,77% năm 2013 rồi 72,12% năm 2014 là do tốc độ tăng dƣ nợ khách hàng doanh nghiệp luôn cao hơn khách hàng cá nhân theo từng năm. Điều này cũng dễ hiểu, vì địa mô hình phát triển kinh tế tỉnh là quy hoạch và phát triển các khu công nghiệp nên có số lƣợng doanh nghiệp hoạt động là rất nhiều, trong khi một số khách hàng cá nhân có hoạt động kinh doanh tốt họ mạnh dạn mở doanh nghiệp và vay thêm vốn để kinh doanh, nên dƣ nợ của họ đƣợc đóng góp vào dƣ nợ của mảng khách hàng doanh nghiệp.

Năm 2014 ngân hàng đã thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam trong từng thời kỳ về các chƣơng trình tín dụng, lãi suất cho vay và huy động. Về cơ cấu khách hàng ngân hàng đã chú trọng đầu tƣ tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ và khách hàng cá nhân, tăng trƣởng tín dụng theo đúng chỉ đạo của Ngân hàng TMCP Công Thƣơng

Việt Nam là tăng trƣởng tín dụng ngắn hạn, tín dụng trung – dài hạn phát sinh chủ yếu là từ nguồn vốn tín dụng quốc tế JICA, cho vay đồng tài trợ, hoặc các đối tác lâu năm, khách hàng truyền thống.

Đến 31/12/2014 Tổng dƣ nợ cho vay đạt 3788 tỉ đồng chiếm 19,53% thị phần về dƣ nợ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đồng thời khẳng định Chi nhánh là một trong những Ngân hàng chủ lực cung ứng vốn và dịch vụ cho phát triển kinh tế địa phƣơng.

3.1.3.3 Hoạt động dịch vụ

Mở cửa và hội nhập đang tạo ra cơ hội và thách thức mới cho các tổ chức kinh tế, mức độ cạnh tranh ngày càng cao, nền kinh tế càng phát triển thì các hoạt động dịch vụ cũng càng chiếm tỷ trọng lớn trong thu nhập của các ngân hàng. Trong thời gian qua chi nhánh đã luôn chú trọng mở rộng và nâng cao chất lƣợng các hoạt động dịch vụ nhằm mang lại tiện ích lớn nhất cho khách hàng, nhờ vậy thu nhập từ dịch vụ ngày càng tăng. Năm 2012 đạt 27 tỉ đồng, năm 2013 đạt 40 tỉ đồng, năm 2014 đạt 55 tỉ đồng.

- Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ: Năm 2014 doanh số thanh toán xuất nhập khẩu đạt 621,39 triệu USD. Lợi nhuận thu đƣợc từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ đạt 2,25 triệu USD. Doanh số các dịch vụ ngoại hối đạt trên 12,71 triệu USD.

- Thanh toán trong nƣớc và chuyển tiền: Doanh số thanh toán trong nƣớc đạt 52 300 tỉ đồng năm 2014. Doanh số phát hành thẻ đạt trên 56.000 thẻ các loại. Dịch vụ hiện đại đƣợc đƣa vào ứng dụng nhƣ dịch vụ chuyển tiền nhanh, các dịch vụ thanh toán trực tuyến, dịch vụ SMS Banking, Mobile Banking, Internet Banking, chi trả lƣơng qua thẻ ATM cho nhiểu công ty trên địa bàn, đảm bảo an toàn mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng.

3.1.3.4 Kết quả kinh doanh

Giai đoạn 2012-2014 là giai đoạn NHNN giảm trần lãi suất để tăng trƣởng kinh tế sau thời gian kiềm chế lạm phát. Nền kinh tế nƣớc ta do ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu, căng thẳng chính trị cấm vận tại các nƣớc Châu Âu

nên không tránh khỏi những khó khăn, tuy nhiên GDP tăng trƣởng kinh tế qua các năm đã tăng dần. Trong bối cảnh đó, Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam nói chung chi nhánh Vĩnh Phúc nói riêng vẫn đảm bảo tốt khả năng thanh toán, đảm bảo đủ vốn kinh doanh và đạt đƣợc những thành công nhất định.

Bảng 3.3 Kết quả kinh doanh tại Chi nhánh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012-2014

(Đơn vị: tỉ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số tiền Số tiền % thay đổi Số tiền % thay đổi

Tổng thu 437,647 462,173 5,60% 516,916 11,84% Tổng chi 310,371 323,482 4,22% 362,559 12,08% Lợi nhuận

trƣớc thuế 127,276 138,691 8,97% 154,357 11,30%

(Nguồn: BCTK Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Phúc 2012-2014)

Năm 2012 lợi nhuận trƣớc thuế 127,276 tỉ đồng cũng là năm mà lợi nhuận trƣớc thuế của chi nhánh lần đầu tiên cán mộc hơn 100 tỉ đồng. Năm 2013 cũng là năm mà tăng trƣởng cho vay thấp, trong khi thận trọng trong vấn đề nợ xấu Chi nhánh phải trích lập nhiều cho dự phòng rủi ro các khoản vay nên tổng thu là 462,173 tỉ đồng tăng 5,6%, và lợi nhuận trƣớc thuế là 138,691 tỉ đồng tăng 8,98%. Năm 2014 tổng doanh thu đạt 516,916 tỉ đồng tăng 54,743 tỉ đồng tƣơng ứng với 11,84% so với năm 2013. Năm 2014 tổng chi là 362,559 tỉ đồng tăng 39,077 tỉ đồng, ứng với 12,08% so với năm 2013. Tăng trong tổng chi lớn hơn tăng của tổng thu của năm 2014 do trích lập dự phòng nhiều hơn theo sự chỉ đạo của Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam do lo ngại vấn đề nợ xấu phát sinh. Vậy nên lợi nhận trƣớc thuế (đã trích lập dự phòng) không đƣợc cao 154,357 tỉ đồng tăng 11,30% so với năm 2013.

Một phần của tài liệu Chất lượng cho vay tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh vĩnh phúc (Trang 52 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)