Công Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc
3.2.2.1 Tỷ lệ nợ quá hạn
Nhƣ bao loại hình kinh doanh khác, kinh doanh tín dụng NHTM là nghề kinh doanh đặc thù luôn tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro nhất. Vì hoạt động tín dụng NHTM luôn gắn liền và mối quan hệ chặt chẽ với mọi loại hình khách hàng. Nếu NHTM xem xét thận trọng trong quá trình cho vay, và khách hàng làm ăn có hiệu quả, sử dụng vốn đúng mục đích, trả nợ tiền vay đúng thời hạn thì tất nhiên là nợ quá hạn sẽ ít. Vì vậy, việc tìm kiếm khách hàng tin tƣởng để cho vay là rất quan trọng, tuy nhiên cần phải năng động và phải quyết đoán. Nhƣng nếu quá thận trọng sẽ mất đi những cơ hội cho vay hấp dẫn có thể mang lại lợi nhuận cao.
Bảng 3.4 Tình hình nợ quá hạn của chi nhánh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012 – 2014
(Đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) Nợ quá hạn 80,365 2,85% 92,053 2,94% 108,621 2,87% Theo kỳ hạn vay Dƣới 12 tháng 50,127 1,78% 53,015 1,69% 64,294 1,70% Trên 12 tháng 30,238 1,07% 39,038 1,2% 44,327 1,17% Theo đối tƣợng vay Cá Nhân 27,522 0,98% 30,231 0,97% 40,119 1,06% Doanh nghiệp 52,843 1,88% 61,822 1,98% 68,502 1,81% Tổng dƣ nợ 2815 100% 3130 100% 3788 100%
(Nguồn: BCTK Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc 2012-2014)
Số liệu bảng 3.4 cho thấy tình hình nợ quá hạn của Chi nhánh Vĩnh Phúc những năm gần đây lần lƣợt là năm 2012 là 2,85%, năm 2013 là 2,94%, năm 2014 là 2,87%. Tỷ lệ nợ quá hạn này là khá cao, cao hơn so với hệ thống chi nhánh VietinBank tuy nhiên vẫn thấp so với toàn hệ thống ngân hàng. Nợ quá hạn năm
2013 tăng 14,54% so với năm 2012 tăng cao hơn so với tỷ lệ tăng tổng dƣ nợ 11,19%. Điều này cho thấy mức độ báo động nhất định của tình hình kiểm soát nợ quá hạn của chi nhánh. Năm 2014 dƣ nợ quá hạn tăng 18% tăng mạnh hơn mức tăng năm trƣớc nhƣng nhỏ hơn với mức tăng của tổng dƣ nợ cùng kì là 21,02%. Vì thế mà tỷ lệ nợ quá hạn năm 2014 giảm nhẹ.
Tỷ lệ nợ quá hạn của dƣ nợ vay dƣới 12 tháng so với tổng dƣ nợ hàng năm luôn cao hơn tỷ lệ nợ quá hạn của dƣ nợ trên 12 tháng so với tổng dƣ nơ. Do tỷ trọng dƣ nợ dƣới 12 tháng là lớn hơn so với tỷ trọng của dƣ nợ trên 12 tháng. Cũng tƣơng tự tỷ lệ nợ quá hạn ở khu vực doanh nghiệp là lơn hơn khu vực cá nhân so với tổng dƣ nợ là do cơ cấu dƣ nợ doanh nghiệp lớn hơn.
3.2.2.2 Tỷ lệ nợ xấu
Tình hình nợ quá hạn, nợ xấu luôn là vấn đề cấp bách trong công tác tín dụng đối với các Ngân hàng thƣơng mại nói chung và Chi nhánh Vĩnh Phúc nói riêng. Trong hoạt động tín dụng nợ xấu luôn là rủi ro mà Ngân hàng tìm cách để hạn chế và giữ ở tỷ lệ thấp nhất nếu có thể. Sự tăng trƣởng, mở rộng đầu tƣ tín dụng luôn đi kèm với những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra trong tƣơng lai.
Bảng 3.5 Tình hình nợ xấu tại Chi nhánh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012 -2014
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Tổng dƣ nợ cho vay 2815 3130 3788 Tổng dƣ nợ xấu 60,498 74,152 85,064 Dƣ nợ nhóm 3 24,609 33,905 32,337 Dƣ nợ nhóm 4 18,207 15,714 26,954 Dƣ nợ nhóm 5 17,682 24,533 25,773 Tỷ lệ nợ xấu (%) 2,15% 2,37% 2,25%
(Nguồn: BCTK Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc 2012-2014)
Năm 2012 và năm 2013 là năm mà chứng kiến nhiều lần hạ nhiệt lãi suất của NHNN sau đợt tăng lãi suất kiềm chế lạm phát từ năm 2011. Cũng là 2 năm mà doanh nghiệp phá sản và sản xuất cầm chừng rất nhiều, do bất ổn kinh tế vĩ mô và
khó tiếp cận với nguồn vốn vay từ phía ngân hàng. Chính vì thế mà dƣ nợ xấu năm 2013 tăng lên là 13,654 tỷ đồng tƣơng ứng 22,57% so với năm 2012, cao hơn mức tăng của tổng dƣ nợ cho vay và dƣ nợ quá hạn do sự tăng mạnh của dƣ nợ nhóm 5 tăng 6,851 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu năm 2012 là 2,15% cao hơn mức 1,35% so với toàn hệ thống VietinBank, và năm 2013 tỷ lệ này tiếp tục tăng lên 2,37% cao hơn gần gấp 3 lần so với tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống VietinBank là 0,82%. Chứng tỏ năm 2013 là một năm thực sự khó khăn của chi nhánh về vấn đề nợ xấu nhất là nợ nhóm 5 nhóm nợ có khả năng mất vốn tăng nhanh.
Năm 2014 dƣ nợ xấu vẫn tăng 10,912 tỷ đồng ứng với 14,72% do tổng dƣ nợ tăng mạnh hơn nên làm giảm tỷ lệ nợ xấu xuống 2,25% vẫn cao hơn nhiều so với mức 0,9% toàn hệ thống VietinBank nhƣng cũng đã giảm bớt khoảng cách. Dƣ nợ nhóm 3 giảm nhẹ, dƣ nợ nhóm 5 tăng ít trong khi dƣ nợ nhóm 4 vẫn có chiều hƣớng tăng mạnh điều đó cho thấy công tác thẩm định xét duyện tại chi nhánh đã đƣợc đẩy mạnh nhằm giảm nhƣng khoản nợ xấu mới và tích cực xử lý nợ xấu tồn từ năm trƣớc. Nhìn chung tỷ lệ nợ xấu đã giảm nhẹ tuy nhiên vẫn cao hơn nhiều so với tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống VietinBank nhƣng vẫn thấp hơn toàn hệ thống NHTM. Tỷ trọng dƣ nợ nhóm 4 và nhóm 5 trong tổng dƣ nợ qua các năm vẫn khá cao. Điều đó cho thấy nguy cơ mất vốn từ tổng dƣ nợ xấu của Chi nhánh là rất lớn.
3.2.2.3 Tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo
Để đánh giá chất lƣợng cho vay tại Chi nhánh Vĩnh Phúc cần phân tích chỉ tiêu tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo. Đây là chỉ tiêu thể hiện khả năng vốn vay có an toàn, có khả năng thu hồi hay không.
Bảng 3.6 Tỷ lệ cho vay có Tài sản đảm bảo tại Chi nhánh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012 – 2014
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu 2012 2013 2014
Tổng dƣ nợ 2815 3130 3788
Dƣ nợ cho vay có Tài sản đảm bảo 2743 2976 3632 Tỷ lệ cho vay có Tài sản đảm bảo 97,44% 95,08% 95,88%
(Nguồn: BCTK Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc 2012-2014)
Nhìn vào bảng trên đã cho biết tỷ lệ cho vay có Tài sản đảm bảo là khá cao qua các năm 2012 là 97,44%, năm 2013 là 95,08%, năm 2014 là 95,88%. Tỷ lệ cho vay có Tài sản đảm bảo cao nhất năm 2012, tuy NHNN đã hạ nhiệt trần lãi suất xong cũng là năm mà nhiều doanh nghiệp chƣa tiếp cận với nguồn vốn và cũng nhiều doanh nghiệp phá sản. Vì vậy, Chi nhánh rất thận trọng trong việc cho vay và luôn đảm bảo các khoản vay mới phải có Tài sản đảm bảo. Tỷ lệ này của năm 2013 và 2014 có xu hƣớng thấp hơn so với năm 2012 là do chi nhánh đẩy mạnh cho khách hàng cá nhân vay tiêu dùng tín chấp bằng lƣơng hàng tháng.
3.2.2.4 Dự phòng rủi ro
Hoạt động cho vay không tránh khỏi rủi ro hay nói cách khác rủi ro là khách quan và tất yếu đối với hoạt động cho vay. Việc trích lập DPRR là cần thiết đối với hoạt động cho vay của ngân hàng để đảm bảo an toàn vốn bằng quỹ DPRR. Quỹ DPRR trích đối với các khoản tín dụng phản ánh chất lƣợng tín dụng tại Chi nhánh Vĩnh Phúc.
Bảng 3.7 Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012 – 2014
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu 2012 2013 2014
Giá trị Giá trị % thay đổi Giá trị % thay đổi
Tổng dƣ nợ 2815 3130 11,19% 3788 21,02% Trích lập DPRR 36,412 46,183 26,83% 54,395 17,78%
(Nguồn: BCTK Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc 2012-2014)
Nhìn vào bảng trên ta thấy, quỹ DPRR qua các năm đƣợc trích lập với giá trị không cao do các khoản nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 chiếm tỷ lệ dƣới 3%. Nhƣng quỹ DPRR tăng mạnh qua các năm với tỉ lệ khá cao năm 2013 so với 2012 tăng 26,83%. năm 2014 so với năm 2013 tăng 17,78%.
Quỹ DPRR tại chi nhánh phản ánh bản chất tín dụng của chi nhánh qua những năm qua, dự báo năm 2015 trích lập dự phòng sẽ tiếp tục tăng nhẹ. Hiện tại
thì chất lƣợng cho vay của Chi nhánh đƣợc đánh giá là kém so với trong hệ thống VietinBank. Và trong năm 2015 chi nhánh đã triển khai nhiều biện pháp hơn nhằm xử lý nợ xấu tồn đọng, kiểm soát chặt chẽ khâu thẩm định cấp tín dụng, tuân thủ đúng các chỉ đạo của Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam.
3.2.2.5 Nợ xử lý ngoại bảng
Nợ xử lý ngoại bảng phản ánh chất lƣợng cho vay của Ngân hàng, nợ xử lý ngoại bảng càng cao chứng tỏ càng có nhiều khoản nợ phải xử lý bằng dự phòng rủi ro chứng tỏ chất lƣợng cho vay càng thấp và ngƣợc lại.
Bảng 3.8 Nợ xử lý ngoại bảng tại Chi nhánh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012 – 2014
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu 2012 2013 2014
Giá trị Giá trị % thay đổi Giá trị % thay đổi
Nợ xử lý ngoại bảng 26,372 30,284 14,83% 40,588 34,02% Trích lập DPRR 36,412 46,183 26,83% 54,395 17,78%
(Nguồn: BCTK Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc 2012-2014)
Xem xét bảng trên ta thấy nợ xử lý ngoại bảng tăng trong năm 2013 tăng 14,83% so với năm 2012. Năm 2014 tăng 34,02% so với năm 2013. Tuy đã áp dụng nhiều biện pháp nâng cao chất lƣợng cho vay nhƣng nợ xử lý ngoại bảng càng ngày càng tăng mạnh chứng tỏ Chi nhánh có nhiều khoản nợ cần phải sử dụng đến quỹ dự phòng rủi ro cho thấy chất lƣợng cho vay của Ngân hàng có xu hƣớng giảm và quỹ DPRR sẽ phình to ảnh hƣởng tới kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.
3.2.2.6 Lãi treo
Lãi treo hàng năm có xu hƣớng tăng theo dƣ nợ xấu hàng năm với tỉ lệ tăng rất cao 61,39% từ năm 2012 đến năm 2013 và 16,40% từ năm 2013 đến năm 2014. Năm 2014 lãi treo là 11,031 tỷ đồng và lãi treo tăng dần qua hàng năm. Lãi treo càng cao phản ánh rủi ro mất cả vốn lẫn lãi càng lớn, cho thấy chất lƣợng cho vay của Chi nhánh đang giảm dần. Chi nhánh cần sát sao hơn trong chính sách cho vay và thẩm định cấp tín dụng.
Bảng 3.9 Tình hình lãi treo tại Chi nhánh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012 - 2014
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu 2012 2013 2014
Giá trị Giá trị % thay đổi Giá trị % thay đổi
Lãi treo 5,872 9,477 61,39% 11,031 16,40% Tỷ lệ lãi treo/Tổng dƣ nợ 0,21% 0,30% 0,29%
(Nguồn: BCTK Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc 2012-2014)
Tỷ lệ lãi treo đƣợc tính bằng tổng các khoản lãi tính trên nợ gốc và các khoản cho vay của ngân hàng nhƣng chƣa thu hồi đƣợc chia cho tổng dƣ nợ. Tỷ lệ lãi treo hàng hai năm 2012 và 2013 cùng là 0,46% đến năm 2014 là 0,45%. Nhƣ vậy tỷ lệ lãi treo khá ổn định qua các năm. Kết quả đƣợc thể hiện cụ thể ở biểu đồ dƣới đây:
0,00% 0,10% 0,20% 0,30% 0,40% 2012 2013 2014 % N ăm Tỷ lệ lãi treo
Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ lãi treo tại Chi nhánh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012 - 2014
(Nguồn: BCTK Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc 2012-2014)