Chất lƣợng cho vay của Ngân hàng Thƣơng mại

Một phần của tài liệu Chất lượng cho vay tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh vĩnh phúc (Trang 25)

1.3.1 Khái niệm chất lƣợng cho vay

Trong bất cứ nền kinh tế cạnh tranh nào, muốn đứng vững trong thị trƣờng thì việc cải thiện chất lƣợng là điều tất yếu. Các nhà kinh tế nói đến chất lƣợng bằng nhiều cách: chất lƣợng là sự “phù hợp với mục đích hoặc sự sử dụng”; “ là một trình độ kiến thức về độ đồng đều và độ tin cậy với chi phí thấp và phù hợp với thị trƣờng” hay chất lƣợng là “năng lực của một sản phẩm hoặc một dịch vụ nhằm thỏa mãn những nhu cầu của ngƣời sử dụng”.

Có thể hiểu chất lƣợng hoạt động cho vay là lƣợng vốn của ngân hàng đáp ứng kịp thời cho các hoạt động kinh doanh của khách hàng, để từ đó tạo ra lƣợng tiền lớn hơn để trang trải mọi chi phí, có lợi nhuận và hoàn trả đầy đủ cho ngân hàng cả gốc lẫn lãi đúng thời hạn. Vậy nên, chất lƣợng hoạt động cho vay đƣợc hiểu là việc đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng phù hợp với luật pháp và sự phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo sự tồn tại và phát triển của chính ngân hàng. Tuy nhiên, trên thực tế ta thấy khái niệm chất lƣợng cho vay phải đảm bảo yêu cầu từ ba khía cạnh:

Khía cạnh khách hàng: Chất lƣợng cho vay đƣợc thể hiện ở chỗ số tiền mà Ngân hàng cho vay phải có lãi suất và kỳ hạn hợp lý, thủ tục đơn giản, thuận lợi,

thu hút đƣợc nhiều khách hàng nhƣng vẫn đảm bảo nguyên tắc và quy trình cho vay.

Khía cạnh Ngân hàng thƣơng mại: Chất lƣợng cho vay đƣợc thể hiện ở phạm vi, mức độ, hạn mức cho vay phải phù hợp với thực lực của bản thân ngân hàng và đảm bảo đƣợc tính cạnh tranh trên thị trƣờng với nguyên tắc hoàn trả đúng hạn và có lãi.

Khía cạnh kinh tế xã hội: Chất lƣợng cho vay đƣợc thể hiện ở việc cho vay phục vụ sản xuất và lƣu thông hàng hóa, góp phần giải quyết công ăn việc làm, khai thác khả năng tiềm tàng trong nền kinh tế, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, giải quyết tốt mối quan hệ giữa tắng trƣởng tín dụng với tăng trƣởng kinh tế.

Trong đó xuất phát từ phía bản thân ngân hàng thƣơng mại đóng vai trò quan trọng nhất, ta có thể xác định chất lƣợng cho vay qua các chỉ tiêu định lƣợng để đánh giá chất lƣợng hoạt động cho vay của NHTM.

1.3.2 Chỉ tiêu đánh giá

1.3.2.1 Nhóm chỉ tiêu định tính

- Đối với ngân hàng thƣơng mại thì chất lƣợng hoạt động cho vay đƣợc thể

hiện qua các tiêu chí: + Hoạt động hoạt động cho vay của ngân hàng phải đảm bảo mục tiêu định

hƣớng của ngân hàng trong ngắn hạn cũng nhƣ dài hạn

+ Khả năng thu hút khách hàng, vị trí, vị thế của ngân hàng trên địa bản nhƣ thế nào.

+ Khả năng hoàn trả đúng hạn gốc và lãi của ngƣời vay

+ Cơ sở pháp lý: Hoạt động hoạt động cho vay của NHTM dựa trên cơ sở quy định của Nhà nƣớc và của Ngân hàng Nhà nƣớc. Hoạt động này đƣợc đánh giá là có chất lƣợng khi NHTM đó thực hiện đúng các quý định trên.

+ Quy chế cho vay, dựa vào quý chế cho vay của Ngân hàng Nhà nƣớc và cụ thể các NHTM còn có quý chế cho vay riêng nữa, nếu quý chế riêng của ngân hàng đó hợp lý nó sẽ là nền tảng phát triển của hoạt động tín dụng ngân hàng.

và ngƣời quản lý cũng nhƣ các mối quan hệ củ họ với khách hàng. Do vậy, trên thực tế khi nói đến chất lƣợng hoạt động cho vay thƣờng ngƣời ta chỉ chƣ ý đến các chỉ tiêu mang tính định lƣợng.

- Đối với khách hàng thì chất lƣợng hoạt động cho vay tác giả sử dụng thang đo Servqual để đo lƣờng mức độ hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm và dịch vụ cho vay tại chi nhánh. Thang đo này đƣợc sử dụng phổ biến nhất trong nhiều lĩnh vực nhƣ dịch vụ ngân hàng và siêu thị. Để thực hiện đƣợc các mục tiêu đã đặt ra cần phải xem xét 5 thành phần cấu thành chất lƣợng: hữu hình, tin cậy, đáp ứng, năng lực phục vụ và cảm thông.

+ Về thành phần hữu hình: cần quan tâm đến trụ sở ngân hàng, khu vực giao dịch, trang thiết bị và trang phục của nhân viên ngân hàng.

+ Về thành phần tin cậy: phải xem xét đến các yếu tố nhƣ nhân viên ngân hàng nhận ra đúng mong muốn của khách hàng ngay từ lần đầu giao dịch, tƣ vấn rất chân thật, làm đúng cam kết ghi trong hợp đồng và trong giao dịch, ngân hàng cung cấp đầy đủ thông tin về khoản vay, thực hiện giải ngân và thu lãi vốn chính xác.

+ Về thành phần đáp ứng: xem xét các yếu tố nhƣ sãn sàng lắng nghe để phục vụ, tiếp xúc khách hàng ngay khi có thể, thông tin phản hồi nhanh chóng, chính xác, nhiệt tình trong tƣ vấn và thực hiện các thủ tục vay.

+ Về thành phần năng lực phục vụ: quan tâm đến yếu tố nhƣ kỹ năng giao tiếp, kỹ năng văn phòng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thời gian giải quyết yêu cầu của khách hàng.

+ Về thành phần cảm thông: xem xét các yếu tố nhƣ ngân hàng thể hiện sự quan tâm đến các nhân khách hàng, quan tâm đến công việc sản xuất kinh doanh của khách hàng, thông cảm với những khó khăn của khách hàng.

1.3.2.2 Nhóm chỉ tiêu định lƣợng - Tỷ lệ nợ quá hạn :

Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất đánh giá chất lƣợng hoạt động cho vay của NHTM. Nó đƣợc đo bằng tỷ lệ phần trăm giữa nợ quá hạn trên tổng dƣ nợ. Chỉ tiêu này cho biết mỗi 1 đơn vị tiền tệ cho vay thì có bao nhiêu phần trăm không có khả

năng thu hồi đúng hạn tại thời điểm xác định. Tỷ lệ này thấp thì nó phản ánh đƣợc chất lƣợng hoạt động cho vay cao của ngân hàng. Nếu tỷ lệ này quá cao thì bản thân ngân hàng sẽ có thể phải đối mặt với những vấn đề bất lợi nhƣ bị kiểm soát chặt chẽ từ ngân hàng Nhà nƣớc thông qua việc buộc ngân hàng phải tăng dữ trữ bắt buộc, làm giảm khả năng thanh khoản, và có thể đe doạ đến khả năng phá sản của ngân hàng.

+ Tỷ lệ nợ quá hạn = Dƣ nợ quá hạn x 100% Tổng dƣ nợ

+ Xét về mặt bản chất, tín dụng là sự hoàn trả, do đó tính an toàn là yếu tố quan trọng bậc nhất để cấu thành chất lƣợng hoạt động cho vay. Khi một khoản vay không đƣợc trả đúng hạn nhƣ đã cam kết, mà không có lý do chính đáng thì nó sẽ bị chuyển sang nợ quá hạn với lãi suất cao hơn lãi suất bình thƣờng. Trên thực tế, phần lớn các khoản nợ quá hạn là các khoản nợ có vấn đề có khả năng mất vốn. Nhƣ vậy, tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thì Ngân hàng thƣơng mại càng gặp khó khăn trong kinh doanh vì sẽ có nguy cơ mất vốn, mất khả năng thanh toán và giảm lợi nhuận, tức là tỷ lệ nợ quá hạn càng cao, chất lƣợng hoạt động cho vay càng thấp. Tỷ lệ nợ quá hạn phụ thuộc vào phƣơng thức hoạt động của ngân hàng.

- Tỷ lệ nợ xấu:

Nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3,4,5 theo Quyết định của Thống Đốc NHNN Việt Nam số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25 tháng 04 năm 2007 về việc quy định phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động TCTD, cụ thể:

+ Nợ nhóm 3: Nợ dƣới tiêu chuẩn gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến dƣới 180 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dƣới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.

+ Nợ nhóm 4: Nợ nghi ngờ bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.

+ Nợ nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn bao gồm: Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; Các khoản nợ khoanh chờ Chính Phủ xử lý; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.

Nhóm nợ xấu mang lại nhiều rủi ro cao cho ngân hàng. Do đó tỷ lệ nợ xấu cũng là chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng hoạt động cho vay của ngân hàng.

Tỷ lệ nợ xấu = Dƣ nợ xấu x 100% Tổng dƣ nợ

Tỷ lệ nợ xấu cho biết cứ mỗi 1 đơn vị tiền tệ cho vay thì nợ xấu chiếm bao nhiêu phần trăm tổng dƣ nợ. Chỉ tiêu này càng nhỏ thì càng tốt và ngƣợc lại.

- Tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo:

Việc cấp tín dụng tại các tổ chức tín dụng đƣợc dựa trên cơ sở sự tin cậy (uy tín). Việc cấp tín dụng sẽ cảm thấy yên tâm hơn rất nhiều nếu nó đƣợc đảm bảo bằng tài sản, nhất là các loại tài sản có tính thanh khoản và giá trị cao. Việc quản lý các loại tài sản cũng sẽ dễ dàng hơn khi các tổ chức tín dụng nắm giữ tài sản hoặc giữ những giấy tờ sở hữu chúng và đƣợc nhà nƣớc xác nhận. Đây chính là nguyên giải thích tại sao các tổ chức tín dụng coi tài sản đảm bảo là yếu tố quan trọng trong quyết định cấp tín dụng của mình. Chỉ tiêu tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo đang đƣợc xem là tiêu chuẩn quan trọng của các tổ chức tín dụng.

Tỷ lệ cho vay có TSĐB = Dƣ nợ cho vay có TSĐB x 100% Tổng dƣ nợ

Tài sản đảm bảo có vai trò rất lớn trong quyết định cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng Việt nam hiện nay không đơn giản vì nó là chỗ dựa tin cậy trong việc đƣa ra quyết định cấp tín dụng mà hơn thế nữa, tài sản đảm bảo là cơ chế tốt nhất để giảm thiểu rủi ro nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng Việt nam.

- Dự phòng rủi ro:

DPRR là khoản tiền đƣợc trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của ngân hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện đƣợc trách nhiệm của mình theo cam kết. DPRR đƣợc hạch toán theo dƣ nợ

gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của ngân hàng. Theo Quyết định của Thống Đốc NHNN Việt Nam số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25 tháng 04 năm 2007 thì DPRR bao gồm:

+ Dự phòng chung: Là khoản tiền đƣợc trích lập để dự phòng cho những tổn thất chƣa xác định đƣợc trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể. Số tiền dự phòng chung phải trích đƣợc xác định bằng 0,75% tổng số dƣ các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.

+ Dự phòng cụ thể: Là khoản tiền đƣợc trích lập trên cơ sở đã phân loại cụ thể các khoản nợ theo quy định để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra. Số tiền dự phòng cụ thể phải trích đối với từng khách hàng đƣợc tính theo công thức sau:

R = max {0, (A - C)} x r

Trong đó:

R: Số tiền dự phòng cụ thể phải trích A: Số dƣ nợ gốc của khoản nợ

C: Giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm

r: Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với từng nhóm nợ nhƣ sau:

Nhóm 1 : 0% Nhóm 2 : 5% Nhóm 3 : 20% Nhóm 4 : 50% Nhóm 5 : 100%

Riêng các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lí đƣợc trích lập dự phòng theo khả năng tài chính của ngân hàng.

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng chống đỡ đƣợc sự sụt giảm chất lƣợng hoạt động cho vay của từng NHTM . Để chỉ tiêu này đƣợc chính xác thì các NHTM phải thực hiện tốt việc phân loại nợ và trích lập dự phòng đầy đủ.

Các khoản nợ đã đƣợc xử lý bằng dự phòng rủi ro đƣợc theo dõi ngoại bảng cân đối kế toán để thu hồi vốn theo đúng quy định của pháp luật. Nợ xử lý ngoại bảng phản ánh chất lƣợng hoạt động cho vay của Ngân hàng, nợ xử lý ngoại bảng càng cao chứng tỏ càng có nhiều khoản nợ phải xử lý bằng dự phòng rủi ro chứng tỏ chất lƣợng hoạt động cho vay càng thấp và ngƣợc lại.

- Lãi treo:

Lãi treo là lãi tính trên nợ gốc và các khoản cho vay của ngân hàng nhƣng chƣa thu hồi đƣợc. Tổng các khoản lãi treo trên các món nợ càng thấp càng tốt. Lãi treo càng cao phản ánh rủi ro mất vốn của ngân hàng càng lớn, ngân hàng có khả năng mất cả vốn lẫn lãi. Từ đó chất lƣợng hoạt động cho vay giảm và ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

1.4 Các nhân tố ảnh hƣởng tới chất lƣợng cho vay của Ngân hàng Thƣơng mại 1.4.1 Nhân tố chủ quan 1.4.1 Nhân tố chủ quan

Trong quá trình hoạt động các nhân tố chủ quan thuộc về bản thân NHTM có tác động lớn tới chất lƣợng hoạt động cho vay của ngân hàng:

- Chiến lƣợc kinh doanh dài hạn của ngân hàng

Đối với một tổ chức kinh tế, việc xây dựng cho mình một chiến lƣợc kinh doanh dài hạn là vô cùng quan trọng. Chiến lƣợc kinh doanh dài hạn của ngân hàng là chiến lƣợc hoạt động, gồm nhiều mặt, tập trung vào các hoạt động kinh doanh nhằm đạt đƣợc hiệu quả cao nhất. Trong chiến lƣợc kinh doanh, các nhà quản lý đề ra các định hƣớng, nguyên tắc hoạt động, các mục tiêu cần đạt đƣợc, các phƣơng pháp tiến hành, từ đó cụ thể hóa bằng các kế hoạch hành động. Chiến lƣợc kinh doanh ảnh hƣờng rất lớn đến chất lƣợng cho vay. Một chiến lƣợc cho vay đúng đắn và đƣợc thực hiện tốt trên cơ sở một chiến lƣợc kinh doanh phù hợp sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng cho vay.

- Chính sách cho vay của ngân hàng

Chính sách tín dụng đƣợc hiểu là đƣờng lối, chủ trƣơng đúng đắn đảm bảo cho hoạt động tín dụng đi đúng quỹ đạo. Chính sách tín dụng bao gồm: hạn mức tín dụng, kỳ hạn của các khoản vay, lãi suất cho vay và mức lệ phí, các loại cho vay

đƣợc thực hiện. Các điều khoản của chính sách tín dụng đƣợc xây dựng dựa trên nhiều yếu tố khác nhau nhƣ các điều kiện kinh tế, chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nƣớc, khả năng về vốn của NHTM và nhu cầu về vốn của khách hàng. Khi các yếu tố này thay đổi, chính sách tín dụng của NHTM cũng thay đổi theo. Đối với mỗi khách hàng, NHTM sẽ đƣa ra các chính sách khác nhau sao cho phù hợp. Ví dụ nhƣ với các khách hàng có uy tín với NHTM thì có thể cho vay không có tài sản đảm bảo, có hạn mức cao hơn, lãi suất ƣu đãi hơn... NHTM nào muốn có chất lƣợng hoạt động cho vay tốt cũng đều phải có chính sách tín dụng sao cho khoa học, phù hợp với thực trạng của NHTM cũng nhƣ của thị trƣờng.

- Quy trình cho vay của NHTM

Quy trình cho vay của NHTM là tập hợp những nội dung, nghiệp vụ cơ bản, các bƣớc tiến hành trong quá trình cho vay, thu nợ nhằm đảm bảo an toàn cho tín dụng. Nó bao gồm các bƣớc bắt đầu từ khâu chuẩn bị cho vay, phát tiền vay, kiểm tra trong quá trình cho vay cho đến khi thu hồi đƣợc nợ.

Quy trình cho vay của NHTM không nên mang tính cứng nhắc. Đối với mỗi khách hàng khác nhau, NHTM nên chủ động, linh hoạt, thực hiện theo các bƣớc trong quy trình sao cho phù hợp. Ví dụ, đối với các dự án lớn, bƣớc phân tích rất quan trọng. Thậm chí có trƣờng hợp quá phức tạp, NHTM phải thành lập tổ thẩm định riêng. Đối với những món vay tiêu dùng, việc giám sát mục đích sử dụng vốn nên đƣợc chú trọng nhiều hơn.

Một phần của tài liệu Chất lượng cho vay tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh vĩnh phúc (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)