Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Chất lượng cho vay tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh vĩnh phúc (Trang 33)

Khách hàng là đối tƣợng thƣờng xuyên giao dịch và làm việc với ngân hàng, khách hàng của ngân hàng gồm có ngƣời gửi tiền, ngƣời đi vay và các khách hàng khác, ở đây dƣới gọc độ tín dụng, ta chỉ quan tâm tới khách hàng là ngƣời đi vay.

Khách hàng là ngƣời lập ra phƣơng án, dự án xin vay và sau khi đƣợc ngân hàng chấp thuận, khách hàng là ngƣời trực tiếp sử dụng vốn vay để hoạt động sản xuất kinh doanh. Bởi vậy, khách hàng có tác động không nhỏ đến chất lƣợng của khoản cho vay đƣợc cấp ra. Nhân viên quan hệ khách hàng cần phải quan tâm đến những đặc điểm sau của khách hàng.

Đặc điểm ngành nghề kinh doanh của khách hàng: nếu khách hàng kinh doanh trong kĩnh vực chứa đựng tiềm ẩn rủi ro cao thì ngân hàng sẽ tốn kém hơn trong công tác giám sát.

Sự trung thực của khách hàng: đây là vấn đề đạo đực từ phía khách hàng. Nếu trong quá trình xin vay vốn khách hàng không trung thực với ngân hàng , đƣa ra các số liệu sau lệch, vi phạp chế độ thống kê kế toán đã đƣợc ban hành thì sẽ gây khó khăn cho ngân hàng, gây ra những phán quyết sai lầm trong quyết định cho vay ban đầu. Khi ngân hàng đồng ý cấp khoản vay cho khách hàng, trong quá trình giải ngân nếu khách hàng sử dụng vốn vay không đúng với phƣơng án, mục đích khi xin vay sẽ dẫn đến tình trạng không trả nợ hoặc có trả nhƣng không đúng hạn.

Năng lực của khách hàng: năng lực của khách hàng là một yếu tố rất quan trọng đến khả năng thành công của dự án hay phƣơng án sản xuất kinh doanh. Năng lực của khách hàng yếu kém thể hiện ở việc khách hàng không dự đoán đƣợc những biến động lên xuống của nhu cầu thị trƣờng. Khách hàng không hiểu biết nhiều trong việc sản xuất, phân phối, khuyếch trƣơng... thì sẽ dẫn đến thất bại trong cạnh tranh, từ đó làm ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ và làm chất lƣợng cho vay của ngân hàng cũng bị ảnh hƣởng. Ngƣợc lại năng lực khách hàng càng cao thì khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng càng tốt, vốn vay càng sử dụng có hiệu quả và khả năng trả nợ là càng lớn.

- Môi trƣờng kinh tế

khác nhau của nền kinh tế. Vì vậy, sự ổn định hay mất ổn định của nền kinh tế sẽ có tác động mạnh mẽ đến hoạt động của NHTM - đặc biệt là hoạt động hoạt động cho vay. Các yếu tố nhƣ lạm phát, khủng hoảng kinh tế sẽ ảnh hƣởng rất lớn tới hoạt động hoạt động cho vay. Một nền kinh tế ổn định có tỷ lệ lạm phát vừa phải sẽ tạo điều kiện cho các khoản chất lƣợng hoạt động cho vay tăng cao. Tức là các doanh nghiệp hoạt động trong một môi trƣờng lý tƣởng thì khả năng tạo ra lợi nhuận cao hơn, từ đó mà có thể trả vốn và lãi đúng kỳ hạn cho NHTM. Ngƣợc lại, khi nền kinh tế bị biến động thì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị ảnh hƣởng dẫn đến thu nhập của doanh nghiệp bị giảm sút, từ đó ảnh hƣởng tới khả năng thu hồi nợ và vốn của NHTM.

Chu kỳ kinh tế có tác động không nhỏ tới chất lƣợng hoạt động cho vay. Trong kỳ suy thoái, cung lớn hơn cầu dẫn tới hàng tồn kho lớn, hoạt động cho vay gặp nhiều khó khăn do các doanh nghiệp không phát triển đƣợc. Hơn nữa nếu NHTM bỏ qua các nguyên tắc thì càng làm giảm chất lƣợng hoạt động cho vay. Ngƣợc lại, trong kỳ hƣng thịnh, tốc độ phát triển cao, các doanh nghiệp có xu hƣớng mở rộng sản xuất kinh doanh, nhu cầu tín dụng tăng cao và rủi ro thanh khoản giảm, từ đó chất lƣợng hoạt động cho vay tăng.

- Khoa học kĩ thuật

Trình độ khoa học kĩ thuật phản ánh trình độ phát triển mỗi quốc gia. Khoa học kĩ thuật đƣợc áp dụng vào hệ thống ngân hàng sẽ là sự hỗ trợ đắc lực cho các hoạt động ngân hàng. Nếu một ngân hàng có trình độ công nghệ tiên tiến thì mọi hoạt động đều đƣợc tiến hành một cách chính xác nhanh chóng và thuận lợi thông qua các nghiệp vụ có sự trợ giúp của máy móc. Thông tin là yếu tố quan trọng trong việc ứng dụng khoa học kĩ thuật trong các ngân hàng hiện dại. Công nghệ thông tin phát triển giúp ngân hàng dễ dàng hơn trong việc cập nhật thông tin về khách hàng. Thông tin đƣợc cập nhật một cách nhanh chóng và đầy đủ và chính xác sẽ giúp ngân hàng giảm các chi phí hoạt động, rút ngắn thời gian chờ đợi của khách hàng, nâng cao chất lƣợng thẩm định. Khách hàng khi đến với ngân hàng cũng sẽ rất hài lòng khi nhận đƣợc sự trợ giúp của máy móc với các thủ tục nhanh gọn, ít tốn kém,

chất lƣợng cho vay rõ ràng đã đƣợc tăng lên. - Môi trƣờng tự nhiên

Đó là môi trƣờng bao quanh doanh nghiệp. Những biến động bất khả kháng xảy ra trong môi trƣờng tự nhiên nhƣ thiên tai, động đất, hạn hán, lũ lụt, hỏa hoạn...đều làm ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, đặc biệt là khách hàng trong các ngành nông, lâm, ngƣ, nghiệp...Vì vậy, khi môi trƣờng tự nhiên không thuận lợi, thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn, từ đó làm giảm chất lƣợng cho vay của ngân hàng.

- Môi trƣờng pháp luật

Mội trƣờng luật pháp có vị trí hết sức quan trọng đối với hoạt động NHTM cũng nhƣ các hoạt động kinh tế khác, nó chi phối các hoạt động kinh tế phải tuân thủ theo pháp luật. Nhân tố luật pháp ở đây bao gồm hệ thống các văn bản pháp luật tạo ra môi trƣờng, các hành lang pháp lý cho hoạt động của NHTM. Cơ chế chính sách rõ ràng, đồng bộ, nhất quán sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM phát triển từ đó tăng chất lƣợng hoạt động cho vay. Môi trƣờng luật pháp không ổn định là một bất lợi lớn đối với các doanh nghiệp vì doanh nghiệp không thể dự đoán chính xác đƣợc cơ hội sản xuất kinh doanh, các hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ không diễn ra theo đúng kế hoạch làm doanh nghiệp không có khả năng trả nợ và vốn cho NHTM làm chất lƣợng hoạt động cho vay của NHTM giảm.

- Môi trƣờng chính trị xã hội

Môi trƣờng chính trị xã hội thuận lợi cũng tạo điều kiện cho mở rộng đầu tƣ, phát triển tín dụng. Sự bất ổn trong chính trị xã hội sẽ kéo theo sự bất ổn về hàng loạt các yếu tố mà trong đó là sự bất ổn về kinh tế. Một môi trƣờng chính trị xã hội không ổn định sẽ không là môi trƣờng kinh tế hấp dẫn để thu hút đầu tƣ, do đó dẫn đến việc phát triển hoạt động cho vay của NHTM gặp khó khăn.

Không chỉ môi trƣờng chính trị xã hội trong nƣớc thay đổi sẽ tác động đến chất lƣợng hoạt động cho vay mà sự thay đổi của môi trƣờng chính trị thế giới cũng gây ra những ảnh hƣởng không nhỏ, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu. Sự thay đổi ấy thể hiện trực tiếp qua sự biến động về nhu cầu thị

truờng, sự biến động về tỷ giá khiến cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu bị ảnh hƣởng, dẫn tới việc ảnh hƣởng đến chất lƣợng hoạt động cho vay của NHTM.

Trên đây là những nhân tố chính tác động với chất lƣợng cho vay của ngân hàng. Để nâng cao chất lƣợng cho vay, chúng ta cần phải có sự nghiên cứu và nhận thức đúng đắn các yếu tố trên, kết hợp cùng với kết quả hoạt động thực tiễn của các NHTM, từ đó đƣa ra các biện pháp khắc phục có tính khả thi cao.

CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Phƣơng pháp phân tích tổng hợp

2.1.1 Nội dung phƣơng pháp

Phân tích là phƣơng pháp phân chia trong thực tế hay trong ý nghĩ sự vật, hiện tƣợng, thuộc tính hay quan hệ thành các yếu tố cấu thành và nghiên cứu riêng lẻ chúng. Trong quá trình phân tích, các yếu tố cấu thành chỉnh thể dần dần tự tách khỏi chỉnh thể, tách khỏi những mối liên hệ giữa chúng với nhau, do đó kết quả của sự nghiên cứu riêng rẽ từng bộ phận cấu thành ấy bao giờ cũng là sự phản ánh ít nhiều sai lệch, phiến diện so với bản chất thực sự của chúng khi chúng nằm trong chỉnh thể. Song, phân tích là giai đoạn cần thiết của quá trình nhận thức sự vật, vì nó cho phép nghiên cứu từng bộ phận cấu thành chỉnh thể một cách cặn kẽ, tỷ mỉ, sâu sắc. Tổng hợp là phƣơng pháp xác định những thuộc tính, những mối liên hệ chung, cũng nhƣ những quy luật tác động qua lại giữa các yếu tố cấu thành sự vật. Tổng hợp có đƣợc nhờ những kết quả nghiên cứu phân tích, sau đó kết hợp chúng lại với nhau thành một chỉnh thể hoàn chỉnh, thống nhất. Thông thƣờng, việc nhận thức sự vật và hiện tƣợng đƣợc bắt đầu bằng sự tổng hợp, cụ thể là để nhận thức phải có quan niệm chung về nó, nghĩa là có sự tổng hợp ít nhiều về sự vật đó. Quá trình nhận thức là quá trình sử dụng xen kẽ giữa tổng hợp và phân tích. Phân tích và tổng hợp bổ sung cho nhau cho đến khi có đƣợc sự nhận thức về sự vật một cách đầy đủ, hoàn chỉnh.

2.1.2 Mục đích sử dụng phƣơng pháp

Phân tích các tài liệu liên quan đến lý luận chung về chất lƣợng cho vay và phân tích các nghiệp vụ cho vay, tình hình chất lƣợng cho vay tại VietinBank Vĩnh Phúc.

Phân tích, đánh giá các số liệu liên quan đến kết quả hoạt động cho vay; tỷ trọng các khoản cho vay … ở VietinBank Vĩnh Phúc.

2.1.3 Cách thức sử dụng phƣơng pháp

Luận văn thực hiện phân tích các quan điểm về hoạt động cho vay. Trên cơ sở đó, luận văn tiến hành phân tích chất lƣợng cho vay tại VietinBank Vĩnh Phúc? Nguyễn nhân dẫn đến là gì? Ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nhƣ thế nào?

Bƣớc 2. Thu thập các thông tin cần phân tích

Trên cơ sở xác định vấn đề cần phân tích đó là chất lƣợn cho vay tại VietinBank Vĩnh Phúc, tác giả đã tiến hành thu thập thông tin có liên quan.

Nguồn thông tin thứ cấp đƣợc lấy từ các công trình nghiên cứu lý luận về chất lƣợng cho vay tại ngân hàng thƣơng mại nhƣ các sách giáo trình, sách tham khảo, các bài báo khoa học, tạp chí, các trang web về hoạt động tín dụng, các báo cáo nghiên cứu… Những tài liệu này đƣợc liệt kê trong Danh mục tài liệu tham khảo của Luận văn. Trong quá trình tìm kiếm, nghiên cứu tài liệu, những thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu đều đƣợc đánh dấu lại để thuận tiện cho việc tra cứu, tham khảo trong quá trình thực hiện đề tài. Một số thông tin đã đƣợc sử dụng bằng cách trích dẫn trực tiếp, một số thông tin đƣợc tác giả tổng hợp, khái quát nội dung thành những luận cứ cho quá trình phân tích.

Bƣớc 3. Phân tích dữ liệu và lý giải

Trên cơ sở những thông tin thu thập đƣợc, Luận văn đã soi chiếu vào các số liệu, dữ liệu về nghiệp vụ cho vay tại VietinBank Vĩnh Phúc và tiến hành phân tích các dữ liệu đó; lý giải nguyên nhân dẫn đến con số.

Bƣớc 4. Tổng hợp kết quả phân tích

Sau khi phân tích các thông tin đã thu thập đƣợc, Luận văn tổng hợp các kết quả phân tích để đƣa ra bức tranh chung về vấn đề phân tích.

Đây là cơ sở quan trọng cho những kết luận, đánh giá và đề xuất kiến nghị của tác giả đối với việc nâng cao chất lƣợng cho vay tại VietinBank Vĩnh Phúc.

2.2 Phƣơng pháp thống kê 2.2.1 Nội dung phƣơng pháp 2.2.1 Nội dung phƣơng pháp

Phƣơng pháp thông kê là phƣơng pháp thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu và tính toán các đặc trƣng của đối tƣợng nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và ra quyết định.

Thống kê đƣợc chia ra làm 2 lĩnh vực, đó là: thống kê mô tả và thống kê suy luận: Thống kê mô tả là các phƣơng pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trƣng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tƣợng nghiên cứu; thống kê suy luận là bao gồm các phƣơng pháp ƣớc lƣợng các đặc trƣng của tổng thể, phân tích mối liên hệ giữa các hiện tƣợng nghiên cứu, dự đoán hoặc ra quyết định trên cơ sở thu thập thông tin từ kết quả quan sát mẫu.

Có bốn phƣơng pháp thông kê:

Thu thập và xử lý số liệu: Số liệu đƣợc thu thập thƣờng rất nhiều và hỗn độn, các dữ liệu đó chƣa đáp ứng đƣợc cho quá trình nghiên cứu. Để có hình ảnh tổng quát về tổng thể nghiên cứu, số liệu thu thập phải đƣợc xử lý tổng hợp, trình bày, tính toán các số đo; kết quả có đƣợc sẽ giúp khái quát đƣợc đặc trƣng của tổng thể.

Nghiên cứu các hiện tƣợng trong hoàn cảnh không chắc chắn: Trong thực tế, có nhiều hiện tƣợng mà thông tin liên quan đến đối tƣợng nghiên cứu không đầy đủ mặc dù ngƣời nghiên cứu đã có sự cố gắng. Ví dụ nhƣ nghiên cứu về nhu cầu của thị trƣờng về một sản phẩm ở mức độ nào, tình trạng của nền kinh tế ra sao, để nắm đƣợc các thông tin này một cách rõ ràng quả là một điều không chắc chắn.

Điều tra chọn mẫu: Trong một số trƣờng để nghiên cứu toàn bộ tất cả các quan sát của tổng thể là một điều không hiệu quả, xét cả về tính kinh tế(chi phí, thời gian) và tính kiệp thời, hoặc không thực hiện đƣợc.chính điều này đã đặc ra cho thống kê xây dựng các phƣơng pháp chỉ cần nghiên cứu một bộ phận của tổng thể mà có thể suy luận cho hiện tƣợng tổng quát mà vẫn đảm bảo độ tin cậy cho phép. đó là phƣơng pháp điều tra chọn mẫu.

Nghiên cứu mối liên hệ giữa các hiện tƣợng: Giữa các hiện tƣợng thông thƣờng có mối liên hệ với nhau. ví dụ: mối liên hệ giữa chi tiêu và thu nhập; mối liên hệ giữa lƣợng vốn vay và các yếu tố tác động đến lƣợng vốn vay nhƣ chi tiêu, thu nhập, trình độ học vấn; mối liên hệ tốc độ phát triển với tốc độ phát triển của các ngành, lạm phát, tốc độ phát triển dân số... sự hiểu biết về mối liên hệ giữa các hiện tƣợng rất có ý nghĩa, phục vụ cho quá trình dự đoán

Dự đoán: Là công việc cần thiết trong tất cả lĩnh vực hoạt động. trong hoạt động dự đoán ngƣời ta có thể chỉ ra thành nhiều loại:

Dự đoán dựa vào định lƣợng và dựa vào định tính. Tuy nhiên, trong thống kê chúng ta chủ yếu xem xét về mặt định lƣợng với mục đích cung cấp cho những nhà quản lý có cái nhìn mang tính khoa học hơn và cụ thể hơn trƣớc khi ra quyết định phù hợp.

Dự đoán dựa vào nội suy và dựa vào ngoại suy: Dự đoán nội suy là chúng ta dựa vào bản chất của hiện tƣợng để suy luận; dự đoán dựa vào ngoại suy là chúng ta chỉ quan sát sự biến động của hiện tƣợng trong thực tế, tổng hợp lại thành quy luật và sử dụng quy luật này để suy luận, dự đoán sự phát triển của hiện tƣợng.

2.2.2 Mục đích sử dụng phƣơng pháp

- Thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu, tính toán các đặc trƣng của đối tƣợng nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và đề ra các quyết định.

- Chỉ ra các đặc trƣng của tổng thể nghiên cứu, phân tích mối liên hệ giữa các hiện tƣợng nghiên cứu, dự đoán và đề nghị giải pháp trên cơ sở các số liệu thu thập đƣợc.

- Xem xét các mặt, các tác động bên ngoài và các quy trình nghiệp vụ bên

Một phần của tài liệu Chất lượng cho vay tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh vĩnh phúc (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)