C 12H22O –H 2 O 12H20O10 –H 2 O 12H18O9 –H 2 O 36H50O25 Trùng hợp –H 2 O
2. Xác định hàm lượng tro trong táo
Tro là thành phần còn lại của thực phẩm sau khi nung cháy hết các chất hữu cơ.
Tro thực sự chỉ gồm các loại muối khoáng có trong thực phẩm (do đó còn được gọi là tổng số muối khoáng). Trong trường hợp thực phẩm có lẫn các chất bẩn (đất, cát), muốn có độ tro thật sự phải loại trừ đất, cát và những chất không phải là muối khoáng mà lại không nung cháy ở nhiệt độ quy định.
Đối với thực phẩm có chứa đường, độ tro được biểu thị bằng “Độ tro dưới dạng sufat” (gọi tắt là tro sulfat). Muốn có độ tro thật sự hay tổng số muối khoáng ta lấy “tro sulfat” nhân với 0.9.
Do đó, đối với táo có chứa đường ta phải xác định hàm lượng tro dưới dạng tro sulfat.
2.1. Nguyên lý
Dùng H2SO4 loãng để chuyển các chất khoáng của thực phẩm thành dạng muối sulfat vững bền. Nung thành tro trắng để loại các chất hữu cơ, cân và từ đó tính ra phần trăm tro sulfat. Muốn có tổng số muối khoáng thật sự, nhân kết quả tro sulfat với 0.9.
2.2. Dụng cụ, vật liệu, thuốc thử
• Nồi cách cát. • Nồi cách thủy.
• Lò nung vuông điều chỉnh được nhiệt độ. • Bình hút ẩm.
• Chén nung bằng sứ. • Cân phân tích.
• Dung dịch H2SO4 1N.
2.3. Tiến hành
Mẫu: táo được lấy sạch lõi và hạt, cắt nhỏ.
Cân chính xác khoảng 5g mẫu thử vào chén nung đã nung đến khối lượng không đổi. Cho dung dịch H2SO4 1N từ từ từng giọt một để có thể thấm ướt toàn bộ mẫu thử. Cô khô ở nồi cách thủy, sau đó đặt lên nồi cách cát đun cho đến khi mẫu thử cháy toàn bộ thành than đen. Sau đó cho vào lò nung ở nhiệt độ 550÷6000C cho đến khi thành tro trắng. Để nguội trong bình hút ẩm và cân trên cân phân tích có độ chính xác 10-4g. Thực hiện thao tác đến khối lượng không đổi.
2.4. Tính kết quả
Hàm lượng tro tổng số trong lê được tính bằng công thức: 1 *0.9*100(%) G G X P − = Trong đó: G: Khối lượng của chén nung (g).
G1: Khối lượng của chén và tro sulfat (g). P: Khối lượng mẫu thử (g).
X: Hàm lượng tro tổng số (%).