KIÊN NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC cơ QUAN NHÀ NƯỚC

Một phần của tài liệu Trục lợi trong bảo hiểm xe cơ giới tại công ty bảo hiểm hà nội (Trang 80 - 86)

III. TÌNH HÌNH TRỤC LỢI BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI TẠI CÔNG TY BẲO HIỂM HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 1998-

1. KIÊN NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC cơ QUAN NHÀ NƯỚC

mạnh xuất hiện và hành vi gian lận của khách hàng cũng phát sinh và ngày càng gia tăng. Hiện nay, có thể thấy rằng hệ thống luật pháp về bảo hiểm đã có những bước tiến quan trọng ( việc ra đời Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000) nhưng chưa tạo được môi trường pháp lý toàn diện, đầy đủ, vững chắc, chưa tương xứng với tầm vóc và tiềm năng của thị trường. Chính vì vậy để làm lành mạnh hoá thị trường và giúp cho thị trường phát triển mạnh mẽ và vững chắc đòi hỏi Nhà nước phải đưa ra một hành lang pháp lý thật hoàn chỉnh làm cơ sở trong việc củng cố và nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Luật kinh doanh bảo hiểm đã tạo cơ sở pháp lý ban đầu cho hoạt động kinh doanh của các công ty bảo hiểm và có vai trò tích cực trong việc điều tiết thị trường. Tuy nhiên, Luật này chưa có chương nào, điều nào đề cập tới việc trục lợi bảo hiểm. Và trong các văn bản dưới luật từ trước tới nay của Chính Phủ, Bộ Tài chính, Bộ Công an cũng chưa có văn bản nào quy định về việc xử phạt đối với những đối tượng gian lận bảo hiểm. Dường như Nhà nước chưa nhìn nhận những đối tượng này là một loại tội phạm. Đó chính là “ điểm tựa về tư tưởng ” của những người thực hiện hành vi gian lận.

Vì vậy, trong thời gian tới, Chính Phủ cần phải ban hành 1 văn bản dưới luật quy định về tội danh này. Trong văn bản đó phải qui định chi tiết số tiền gian lận bao nhiêu là bị xử phạt hành chính, bao nhiêu là bị xử phạt tù. Đồng thời phải có thông tư hướng dẫn các Bộ, các ngành có liên quan trong việc thực hiện nhằm đảm bảo tính thực thi của văn bản đó.

Bộ Tài chính là cơ quan quản lý trực tiếp các hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Do đó, Bộ cần nghiên cứu và tiếp tục hoàn thiện các qui tắc về bảo hiểm nói chung cũng như qui tắc về bảo hiểm xe cơ giới nói riêng. Các qui tắc này càng chặt chẽ thì càng hạn chế được tình trạng trục lợi. Đồng thời, Bộ Tài chính cần có văn bản yêu cầu sự giúp đỡ của các Bộ, cơ quan ngang Bộ khác ( Bộ Công an, Bộ Y tế) trong việc phối hợp với các cơ quan bảo hiểm để hạn chế hiện tượng gian lận bảo hiểm. Đề nghị các cơ quan này có sự kiểm tra quản lý chặt chẽ đối với hoạt động của các nhân viên có liên quan

sĩ cảnh sát giao thông tăng cường trong việc kiểm tra các giấy bảo hiểm bắt buộc của xe cơ giới như BH TNDS của chủ xe, bảo hiểm tai nạn hành khách. Việc tham gia đầy đủ các loại hình bảo hiểm bắt buộc cũng sẽ hạn chế được tình trạng trục lợi. Bên cạnh đó, Bộ cần tăng cường nhắc nhở phổ biến các hình thức trục lợi đối với các nhân viên điều tra. Ngoài ra, trong thời gian tới, Bộ Công an nên đưa công tác quản lý xe cơ giới vào mạng vi tính toàn quốc. Điều này sẽ giúp cho các nhà bảo hiểm thuận lợi hơn khi kiểm tra lý lịch của chiếc xe muốn tham gia bảo hiểm. Đồng thời, Bộ cũng nên lập danh sách các đối tượng đã có tiền sự trong việc trục lợi để gửi tới tất cả các công ty bảo hiểm để đề phòng.

Trên mặt trận chống tội phạm bảo hiểm không thể thiếu sự tham gia của báo chí, truyền hình. Trong thời gian qua các phương tiện truyền thông này còn chưa quan tâm tới mảng đề tài này. Vì vậy, trong thời gian tới báo c h í , truyền hình phải tăng cường công tác tuyên truyền giải thích ý nghĩa của bảo hiểm và vạch trần những hành vi lừa đảo của những người lợi dụng bảo hiểm. 2. KIẾN NGHỊ VỚI HIỆP HỘI BẢO HIỂM VIỆTNAM

Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam tuy đã ra đời và đi vào hoạt động từ năm 1999 nhưng hoạt động của Hiệp hội chưa đem lại hiệu quả cao. Nhiệm vụ chủ yếu của Hiệp hội hiện nay là giảm thiểu sự cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường chứ chưa quan tâm tới việc bảo vệ lợi ích đang bị đe doạ của các công ty bảo hiểm từ phía khách hàng gian lận. Vì vậy trong thời gian tới Hiệp hội phải phát huy vai trò đoàn kết các công ty chống lại hiện tượng này. Cụ thể là:

Hàng năm, Hiệp hội nên tổ chức các cuộc hội thảo về chống gian lận bảo hiểm để các công ty có dịp gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm với nhau từ đó

biến ở các nước có thị trường bảo hiểm phát triển ( VD : thuê người ăn cắp ô tô của mình sau đó đòi tiền bồi thường, sửa chữa hồ sơ quản lý của nhà bảo hiểm thông qua mạng máy tính...). Trong tương lai, khi thị trường bảo hiểm trong nước phát triển thì không có gì đảm bảo là những hình thức đó không xuất hiện ở Việt Nam. Và nếu không nắm bắt được trước nhũng hình thức phức tạp, nghiêm trọng này thì các công ty bảo hiểm chắc chắn sẽ lúng túng, bị động trong việc giải quyết. Do đó, Hiệp hội bảo hiểm nên cử những phái đoàn sang các nước có thị trường bảo hiểm phát triển như Pháp, Mỹ, Canada... để học tập kinh nghiệm phòng chống gian lận. Sau đó, Hiệp hội sẽ phổ biến nhũng kinh nghiệm này tới các công ty thành viên nhằm giúp họ chủ động đối phó với những thủ đoạn mới tinh vi hơn.

Hiện nay việc giải quyết bảo hiểm trùng và đòi người thứ ba đang gặp rất nhiều khó khăn: Các chủ xe tham gia bảo hiểm tại nhiều công ty khi bị tai nạn lại lập hồ sơ đòi 100% số tiền thiệt hại ở tất cả các công ty đó mà các công ty không hề biết hoặc xe đã được công ty bảo hiểm khác bồi thường TNDS nhưng vẫn đòi bảo hiểm vật chất thân xe ở công ty bảo hiểm mà xe đó đã tham gia. Sở dĩ có tình trạng này là do việc thông tin giữa các công ty rất hạn chế. Một công ty bảo hiểm có nghi ngờ đối tượng bảo hiểm trùng nhưng cũng không biết thông báo cho công ty nào. Bởi vậy việc trao đổi thông tin giữa các công ty là yêu cầu khẩn thiết hiện nay. Vì lẽ đó, Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam nên lập ra một Website riêng trên mạng Internet. Website này có chức năng như một bản tin mà các công ty bảo hiểm có thể đưa lên những thông tin về các đối tượng nghi ngờ như số xe, địa điểm tai nạn....hoặc cũng có thể là các vụ trục lợi vừa mới bị phát hiện. Với việc truyền tải thông tin nhanh chóng và rộng rãi như vậy sẽ giúp cho các công ty dễ dàng phát hiện và phối hợp với nhau để xử lý gian lận.

Hiện nay, cơ sở vật chất cũng như trình độ của nhân viên giám định của các công ty bảo hiểm tại Việt Nam còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Các công ty bảo hiểm cũng đã nhận thức được vấn đề này và đang từng bước khắc phục tuy nhiên chưa thể có được sự nhảy vọt về chất. Bởi vậy nhiều vụ

Pháp). Công ty giám định này sẽ tập trung những kỹ thuật viên có trình độ cao, những điều tra viên đã từng có thời gian phục vụ trong ngành cảnh sát. Chức năng chính của Công ty sẽ là tư vấn, trợ giúp các công ty bảo hiểm thành viên giám định những vụ phức tạp. Ngoài ra, Công ty còn có thể tổ chức đào tạo, đào tạo lại, tập huấn, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các giám định viên của các công ty thành viên.

Với những biện pháp như trên, Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam sẽ không những nâng cao được vai trò, uy tín của mình mà còn tạo cho các công ty thành viên mối quan hệ đoàn kết, sự đồng lòng nhất trí trong việc phòng chống gian lận bảo hiểm xe co giới, góp phần làm lành mạnh hoá thị trường bảo hiểm Việt Nam .

3. KIẾN NGHỊ Đối VỚI TổNG CÔNG TY BẲO HIỂM VIỆT NAM

Tổng Công ty bảo hiểm Việt Nam là nhà bảo hiểm lớn nhất trên thị trường bảo hiểm hiện nay với mạng lưới các công ty thành viên 0 khắp 61 tỉnh, thành trong cả nước. Tổng Công ty cũng là người đi tiên phong trong lĩnh vực phòng chống gian lận bảo hiểm xe cơ giới. Năm 1998, Tổng Công ty đã tập hợp ý kiến đóng góp của các công ty bảo hiểm thành viên về kinh nghiệm, biện pháp phòng chống trục lợi bảo hiểm xe cơ giới trong công văn số 728/XCG-98 và phổ biến tới tất cả các công ty thành viên. Bên cạnh đó, nhằm tăng cường hiệu quả công tác phòng chống gian lận bảo hiểm xe cơ giới, Tổng Công ty đã làm việc với cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an, chủ trương đẩy mạnh và đưa công tác phòng chống gian lận bảo hiểm thành nhiệm vụ phối hợp giữa cơ quan Cảnh sát điều tra và Tổng Công ty. Những biện pháp nói trên bước đầu đã hỗ trợ các công ty thành viên trong việc tìm ra phương hướng, đường lối trong công cuộc chống gian lận bảo hiểm. Tuy nhiên, để nâng cao vai trò định hướng, quản lý của mình, xứng đáng là con chim đầu đàn của ngành bảo hiểm Việt Nam thì trong thời gian tới, Tổng

nhật về diễn biến của hiện tượng này ( Hiện nay, trong các báo cáo tổng kết mới chí đề cập chung chung chứ chưa có số liệu cụ thể ).

Thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở về tinh thần chống trục lợi của các công ty thành viên. Tổ chức nhũng phái đoàn thanh tra, thị sát công tác này tại các công ty thành viên và có biện pháp xử lý, kỷ luật Ban giám đốc của những công ty chưa thực hiện tốt nhiệm vụ này. Bên cạnh đó cần tuyên dương, khen thưởng động viên kịp thời đối với những cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong việc chống tội phạm bảo hiểm.

Hiện nay trình độ của cán bộ giám định tại các công ty thành viên còn tương đối hạn chế. Bởi vậy Tổng Công ty cần mở các lớp đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ của những cán bộ này. Ở những lớp học này, Tổng Công ty nên mời giáo viên của các trường kỹ thuật và các cán bộ điều tra giỏi trong ngành Công an giảng dạy. Điều này sẽ giải quyết được 2 điểm yếu cố hữu của cán bộ giám định hiện nay đó là trình độ kỹ thuật chuyên môn và kinh nghiệm tổ chức điều tra hiện trường.

Tổng Công ty cũng nên cử những giám định trẻ, có triển vọng ở các công ty thành viên sang các nước có thị trường bảo hiểm phát triển để học tập chuyên môn. Việc này sẽ tạo ra một đội ngũ cán bộ kế cận có năng lực cao cho các công ty thành viên.

Tạp chí Bảo hiểm là diễn đàn trao đổi nghiệp vụ của Tổng Công ty. Nhưng từ khi ra đời cho tới nay, chưa có bài viết nào trên Tạp chí đề cập tới tình hình trục lợi bảo hiểm. Vì vậy trong thời gian tới, Tạp chí cần mở chuyên mục phòng chống gian lận bảo hiểm để trao đổi, phổ biến kinh nghiệm về vấn đề này.

Hiện nay ở Bảo Việt Hà Nội cũng như các công ty khác trong hệ thống Bảo Việt đã phát hiện ra nhiều vụ trục lợi nhung chưa vụ nào được đưa ra xét xử. Lý do thì có nhiều nhưng chủ yếu là các công ty do đã đạt được mục đích nên không muốn gây sự chú ý, sợ mất khách hàng truyền thống. Trong một số công trình nghiên cứu trước đây, đã có một số ý kiến đề nghị “Công ty bảo hiểm Hà Nội nên đưa một số vụ ra xét xử”. Qua tìm hiểu thực tế tại Công ty cũng như thị trường bảo hiểm Hà Nội, tôi cho rằng ý kiến đề xuất trên là không khả thi, mang tính chủ quan. Bởi lẽ việc khởi kiện trục lợi trên thị trường bảo hiểm Việt Nam chưa có tiền lệ. Bảo Việt Hà Nội tuy là công ty lâu đời nhưng uy tín đối với khách hàng cũng chưa phải là tuyệt đối. Công ty đang rất vất vả để giữ thị phần trước sự cạnh tranh của các công ty khác. Do đó, nếu việc Bảo Việt Hà Nội khởi kiện khách hàng xảy ra thì chắc chắn công ty sẽ mất nhiều khách hàng truyền thống vào tay đối thủ. Vì lẽ đó, tác giả cho rằng trong tình hình hiện nay thì Tổng Công ty phải là người đi tiên phong trong việc khởi kiện các vụ trục lợi lớn. Với uy tín và các mối quan hệ của mình, chắc chắn Tổng Công ty cũng không dễ dàng mất đi những khách hàng lớn. Bên cạnh đó việc này cũng sẽ tạo ra một tiền lệ tốt và sẽ dần lan toả trong khắp hệ thống Bảo Việt cũng như các công ty bảo hiểm khác. Và khi các công ty thực sự đồng lòng nhất trí thì việc phòng chống gian lận chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Trục lợi trong bảo hiểm xe cơ giới tại công ty bảo hiểm hà nội (Trang 80 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w