TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI NGHIỆP vụ BẢO HIEM XE CƠ GIỚ

Một phần của tài liệu Trục lợi trong bảo hiểm xe cơ giới tại công ty bảo hiểm hà nội (Trang 50 - 55)

TẠI CÔNG TY BẲO HIỂM HÀNỘI

1. Công tác khai thác bảo hiểm xe cơ giối tại Công ty bảo hiểm Hà Nội

Nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới được Công ty bảo hiểm Hà Nội triển khai từ năm 1981. Khi mới triển khai nghiệp vụ gặp rất nhiều khó khăn do:

- Là nghiệp vụ mới, kinh nghiệm quản lý, triển khai còn hạn chế.

- Khách hàng chưa có thói quen trong việc sử dụng dịch vụ bảo hiểm. Hơn nữa, nền kinh tế còn trong thời kỳ bao cấp nên khách hàng không quan tâm tới nhũng tổn thất do tai nạn gây ra.

- Mạng lưới khai thác, đại lý còn nhỏ hẹp không được phân bố rộng khắp trong khu vực.

Theo thời gian, nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới đã đứng vững và trở thành nghiệp vụ chủ đạo của Công ty. Đặc biệt trong những năm gần đây, sự phát triển của nền kinh tế nhiều thành phần đã làm bùng nổ các phương tiện cơ giới vận tải chuyên dụng. Đây là điều kiện cần cho quy luật “ Sô đông bù

S Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách trên xe: Theo Nghị định 115/NĐCP ra ngày 17/12/1997 thì chủ xe bắt buộc phải tham gia BH TNDS của chủ xe cơ giới đối với hành khách theo hợp đồng vận chuyển hành khách.

- Các loại hình bảo hiểm xe cơ giới tự nguyện:

Nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới là nghiệp vụ truyền thống có thế mạnh của Bảo Việt Hà Nội. Trong những năm qua, nghiệp vụ này luôn đứng đầu về doanh thu trong các nghiệp vụ đang triển khai của Công ty. Cụ thể, từ bảng 5 ta thấy rằng trong 5 năm gần đây:

Năm 1998 là năm có doanh thu lớn nhất (36.725 triệu đồng) với tỷ lệ thu/Tổng thu đạt 41.91%.

Sở dĩ đạt được kết quả như vậy là bởi Công ty đã:

- Thúc đẩy các chính sách Marketing, thực hiện quảng cáo sâu rộng làm cho khách hàng thấy được lợi ích của sản phẩm, uy tín của Công ty.

- Tăng cường quan hệ với khách hàng nhằm giữ và mở rộng danh sách khách hàng truyền thống.

Để đối phó với tình hình đó, Công ty đã chủ động thực hiện những chính sách khách hàng, Marketing hợp lý và nhờ đó doanh thu bảo hiểm xe cơ giới năm 2001 đã tăng trưởng dương (5,52% với 30.675 triệu đồng). Tuy nhiên, doanh thu vẫn chưa đạt được mức cao nhất của năm 1998 và tỷ lệ thu nghiệp vụ/Tổng thu đã hạ xuống mức thấp nhất.

Sang năm 2002, Công ty tiếp tục tăng trưởng ( 10,26% với 33.823 triệu đồng ). Đây là tỷ lệ tăng trưởng cao nhất trong 5 năm gần đây. Có điều này là do ngoài việc tiếp tục tích cực thực hiện các chính sách khách hàng, Marketing đã được phát huy ở năm 2001 Công ty đã quan tâm thêm ở công tác bồi thường, công tác chăm sóc khách hàng sau khai thác, ngoài ra Công ty còn tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo. Nhờ đó uy tín của Công ty đã được cải thiện rõ rệt. Khách hàng lại tiếp tục mua bảo hiểm của Công ty đặc biệt là nghiệp vụ bảo hiểm vật chất ôtô ( 18.326 triệu đồng chiếm 54,18% tổng doanh thu bảo hiểm xe cơ giới, hơn cả năm 1998 với 17.606 triệu đồng ). Cũng có một lý do cơ bản nữa là sau những năm bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng, nước ta đã có những biện pháp tốt giúp nền kinh tế nước ta ổn định trở lại, do đó người dân yên tâm hơn khi mua bảo hiểm.

Trong các nghiệp vụ của bảo hiểm xe cơ giới ta thấy rằng nghiệp vụ bảo hiểm vật chất ôtô đóng góp doanh thu lớn nhất ( khoảng50-55%), còn thấp nhất là bảo hiểm vật chất môtô (chỉ khoảng 0.03%). Các nghiệp vụ BH TNDS của chủ xe ôtô và BH lái, phụ và người ngồi trên xe cũng là những nghiệp vụ chủ yếu của Công ty với doanh thu trung bình lần lượt vào khoảng 8 tỷ đồng và 4 tỷ đồng. Trong 5 năm qua, hầu như tất cả các nghiệp vụ của bảo hiểm xe cơ giới đều giảm sút nhưng lại có một nghiệp vụ có doanh thu tăng tương đối mạnh và trở thành một nghiệp vụ chủ yếu. Đó là BH TNDS chủ xe môtô. Tuy nhiên như vậy không có nghĩa là ý thức của các chủ phương tiện nâng cao mà chủ yếu là do sự bùng nổ của thị trường xe gắn

2. Công tác giám đinh bổi thường

Công tác giám định bồi thường là những công việc thuộc dịch vụ sau bán hàng có tác động lớn đến sự cạnh tranh và uy tín của Công ty. Do vậy Bảo Việt Hà Nội rất chú trọng đến vấn đề này.

Trước năm 1997, công tác giám định bồi thường được thực hiện trực tiếp bởi Phòng quản lý và khai thác nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới. Do vậy hiệu quả của công tác giám định bồi thường chưa cao dẫn đến sự mất lòng tin từ khách hàng, hiện tượng gian lận gây nhiều thất thu cho Công ty. Nhận thức được vai trò quan trọng của giám định bồi thường, năm 1997 Giám đốc Công ty quyết định thành lập Phòng giám định bồi thường trên phân cấp với nhiệm vụ chính:

- Giám định và phối họp giám định các đối tượng bảo hiểm bị tổn thất theo yêu cầu của khách hàng và phân cấp của Giám đốc.

Từ bảng số liệu cho thấy, chi bồi thường của nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới tại Bảo Việt Hà Nội trong 5 năm vừa qua là ở mức vừa phải (từ 30-40%) và tương đối ổn định. Tỷ lệ chi bồi thường biến đổi không rõ nét nhưng tổng chi lại thay đổi không theo một quy luật nào. Năm 1999 là năm có tổng chi thấp nhất với 8550 triệu đồng và sau 2 năm có tổng chi khá ổn định từ 10-11 tỷ đồng thì đến năm 2002 tổng chi lại tăng đột ngột với 13.658,28 triệu đồng. Có điều này là do vài năm gần đây tai nạn xảy ra quá nhiều như đã nói ở các phần trước.

Tuy tỷ lệ bồi thường của bảo hiểm xe cơ giới không dao động lớn nhưng tỷ lệ của từng nghiệp vụ khác nhau lại rất khác nhau. Nghiệp vụ có số tiền bồi thường lớn nhất là BH TNDS chủ xe ôtô và đây cũng là nghiệp vụ có tỷ lệ bồi thường lớn nhất (50-70% tương úng với 4 - 8 tỷ đồng). Tiếp sau là bảo hiểm vật chất ôtô với tỷ lệ bồi thường là 20-30% với hơn 4.000 triệu đồng hàng năm. Kế đó là nghiệp vụ BH tai nạn lái, phụ và người ngồi trên xe với tỷ lệ bồi thường hàng năm là 25-40% tương ứng 800-1.600 triệu đồng. Các nghiệp vụ còn lại tuy tỷ lệ có khác nhau nhung số tuyệt đối tương đối thấp.

Qua đó, ta thấy được rằng các khoản thu và chi của nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới chủ yếu xuất phát từ 3 nghiệp vụ: BH vật chất ôtô, BH TNDS chủ xe ôtô và BH tai nạn lái phụ và người ngồi trên xe.

Một phần của tài liệu Trục lợi trong bảo hiểm xe cơ giới tại công ty bảo hiểm hà nội (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w