Đối vói nhân viên khai thác, đại lý, giám định, bối thường:

Một phần của tài liệu Trục lợi trong bảo hiểm xe cơ giới tại công ty bảo hiểm hà nội (Trang 66 - 80)

III. TÌNH HÌNH TRỤC LỢI BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI TẠI CÔNG TY BẲO HIỂM HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 1998-

1. Những thuận lợi và khó khãn của Công ty trong công tác phòng chống trục lợi bảo hiểm xe cơ giỡ

2.2.2. Đối vói nhân viên khai thác, đại lý, giám định, bối thường:

Đây là những cán bộ trực tiếp tiếp xúc với khách hàng. Bởi vậy, nâng cao trình độ chuyên môn, ý thức đấu tranh trục lợi của những nhân viên này là công việc chủ yếu của công tác phòng chống gian lận bảo hiểm xe cơ giới. Do đó, Công ty đã phổ biến tới toàn thể cán bộ những dấu hiệu đặt nghi vấn gian lận và những biện pháp xử lý cụ thể cho từng trường hợp gian lận.

2.2.2.I. Những dấu hiệu cần đặt nghi vấn có gian lận bảo hiểm xe cơ giới

Cũng như các vụ án hình sự, các vụ gian lận bảo hiểm xe cơ giới dù có được chuẩn bị công phu tới đâu cũng để lại những sơ hở gây nghi vấn. Và người làm bảo hiểm nếu nắm được các biểu hiện nghi vấn này sẽ dễ dàng hơn trong việc điều tra. Sau đây là 10 dấu hiệu cần đặt nghi vấn đã được tổng kết qua thực tiễn:

1. Tai nạn xảy ra trong vòng 01 tháng kể từ ngày hết hạn hoặc bắt đầu có hiệu lực bảo hiểm.

8. Trong hồ sơ tai nạn có ghi hoặc có biểu hiện có xe thứ ba liên quan nhưng không để lại việc giải quyết liên quan, không để lại địa chỉ của xe khác.

9. Xe bị thiệt hại nặng hoặc toàn bộ tham gia bảo hiểm cao hơn giá trị thực tế thị trường.

10. Xe bị thiệt hại nặng ( cháy xe, đổ xe xuống vực....) nhưng người lái xe hoặc người trên xe không bị thương.

2.2.2.2. Các biện pháp phát hiện và xử lý các hình thức trục lợi bảo hiểm xe cơ giới

A. Hình thức hợp lý hoá ngày tai nạn và hiệu lực bảo hiểm :

Để hợp pháp hoá hiệu lực của Giấy chúng nhận bảo hiểm, người khiếu nại gian lận thường làm theo 2 cách sau:

■ Xác minh hiện trường: Xem dấu vết trên địa bàn và tại nơi xảy ra tai nạn có phù hợp với tai nạn xảy ra như lời khai của lái xe hay không.

■ Xác minh qua nhân chứng: Người dân xung quanh nơi xảy ra tai nạn.

■ Xác minh các đối tượng liên quan trong vụ tai nạn: Người trên xe bị thương, người thứ ba bị thiệt hại ( Chứng từ xác định ngày vào viện...).

■ Xác minh hành trình của xe: Ngày đi, các điểm dừng xe, ngày giờ qua các trạm cân xe....

Cách thứ hai : Ghi lùi ngày bảo hiểm.

- Hành vi: Người khiếu nại gian lận thông đồng với người bán bảo hiểm ghi lùi ngày bán bảo hiểm trở về trước so với ngày đến mua và làm thủ tục bảo hiểm.

■ Kiểm tra kỹ Giấy chứng nhận, cuống lưu, hoá đơn ( nếu có).

B. Hình thức lập hồ sơ khiếu nại nhiều lần :

- Hành vi:

S Hai xe đâm nhau, chủ xe đã được xe khác có lỗi bồi thường thiệt hại nhưng tiếp tục khiếu nại bồi thường về thân xe.

s Hai xe cùng có lỗi gây tai nạn cho người thứ ba, cả hai xe đều lập hồ sơ và cùng qui lỗi toàn bộ thuộc về mỗi xe để được bồi thường về trách nhiệm dân sự.

S Đọc kỹ lời khai của lái xe, biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường để phân tích tình huống xảy ra tai nạn.

S Đối chiếu bản gốc của các giấy phép lái xe, giấy phép lưu hành.

S Trường hợp hồ sơ không có dấu hiệu sửa chữa thì có thể tìm cách đối chiếu bản gốc hồ sơ tai nạn nơi có chức năng lập biên bản ( Việc này nếu có khó khăn thì cần tranh thủ hỗ trợ của cơ quan cấp trên).

D. Hình thức lập hồ sơ, hiện trường giả :

- Hành vi:

S Đưa xe từ nơi bị tai nạn đến nơi khác để lập biên bản.

■ Sửa chữa thay thế cả những bộ phận hư hỏng không do tai nạn, hoặc bị tai nạn từ trước khi bảo hiểm.

■ Thay thế những vật tư cũ, chế lại... nhưng kê khai thay vật tư mới.

■ Lấy cắp phụ tùng xe ( Kính, gương....), tài sản, hàng hoá chở trên xe và thay vào đó đồ đã hỏng.

- Biện pháp xử lý:

V Phải giám định trực tiếp trong thời gian sớm nhất ( giám định sơ bộ, giám định chi tiết).

V Phải theo dõi thường xuyên trong quá trình sửa chữa.

V Chú ý công tác nghiệm thu sửa chữa ( bộ phận hư hỏng thực tế đã được sửa chữa, thay thế đúng chủng loại, chất lượng...).

tai nạn là rất cần thiết: Xác định qua nguồn gốc xe, hồ sơ gốc

khi đăng ký xe ( có đánh giá giá trị khi nộp thuế trước bạ...),

xác định nơi sửa chữa qua các lần sửa chữa, nâng cấp... để xác định giá trị tăng thêm.

Các biện pháp trên đã và đang được cán bộ Công ty bảo hiểm Hà Nội triển khai một cách triệt để nhằm ngăn chặn hành vi gian lận bảo hiểm xe cơ giới. Do đó trong thời gian qua, công tác này ở Bảo Việt Hà Nội đã có những kết quả đáng khích lệ.

3. Kết quả phòng chống trục lòi bảo hiểm xe cở giối tại Công ty bảo hiểm Hà Nội giai đoạn 1998-2002

Với các biện pháp cụ thể đã đề ra, cùng với sự kiểm tra, đôn đốc kịp thời của các cán bộ quản lý nên công tác phòng chống gian lận bảo hiểm xe cơ giới tại Bảo Việt Hà Nội trong thời gian qua đã có những bước tiến đáng kể:

- Công tác quan hệ đối ngoại nhằm chống lại gian lận đã được tăng Giám định bồi thường đã phát hiện được hàng chục vụ gian lận, ước tính số tiền nếu phải bồi thường lên đến hàng trăm triệu đồng.

- Hoạt động của Phòng Kiểm tra nội bộ đã đem lại những kết quả nhất định. Dưới sự chỉ đạo của Ban Giám đốc, Phòng đã tiến hành thanh tra nhiều hồ sơ bồi thường có biểu hiện nghi vấn và đã phát hiện ra nhiều vụ gian lận lớn, tiết kiệm cho Công ty hàng chục triệu đồng mỗi năm. Bên cạnh đó,

Bảng 10: Kết quả đạt được trong công tác phòng chống gian lận bảo hiểm xe cơ giốỉ tai Bảo Việt Hà Nội giai đoạn

Nguồn số liệu: Bảo Việt Hà Nội

hiện/ số vụ nghi ngờ đang có xu hướng tăng lên: Từ 25,59% năm 1997 lên tới 33,01% năm 2001. Cùng với nó là sự gia tăng về số tiền từ chối bồi thường: Từ 424 triệu đồng vào năm 1997 thì năm 2001 là 551 triệu đồng. Qua đó ta thấy công tác phòng chống gian lận bảo hiểm xe cơ giới của Công ty đã có nhũng tiến bộ đáng kể. Không những tăng lên về số vụ phát hiện mà còn tăng số tiền tiết kiệm cho Công ty. Ta sẽ thấy kết quả trên có ý nghĩa hơn nếu biết rằng số tiền từ chối bồi thường hàng năm bằng 3-5% số tiền bồi thường nghiệp vụ. Đây là con số không nhỏ trong lĩnh vực này.

Tuy số tiền trục lợi trung bình chỉ trên dưới 10 triệu đồng nhưng trong thời gian qua, Công ty đã phát hiện và từ chối rất nhiều vụ có số tiền từ 30-50 triệu đồng. Sau đây là một số vụ gian lận điển hình với số tiền đòi bồi thường lớn tại Bảo Việt Hà Nội trong thời gian vừa qua.

Hình thức hợp lý hoá ngày tai nạn và hiệu lực bảo hiểm : ❖

Hình thức này xảy ra rất nhiều tại Bảo Việt Hà Nội, tiêu biểu là các vụ: Vụ 1 :

Xe ôtô 52M-4695 ngày 17/11/1998 bị đâm vào giải phân cách km

Hình thức lập hồ sơ khiếu nại nhiều lần : ❖

Tại Bảo Việt Hà Nội, chưa phát hiện trường hợp đòi bảo hiểm trùng nào. Có thể là chưa phát sinh hình thức này cũng có thể là chủ xe đã thực hiện hành vi gian lận qua kín kẽ nên không phát hiện được.

Nhưng cũng đã có trường hợp tai nạn các xe đều có lỗi và đều qui 100% lỗi về phía mình để đòi bồi thường, ví dụ như:

Ngày 15/05/1998, xe 29H-9847 tham gia bảo hiểm vật chất thân xe tại Bảo Việt Hà Nội đã gây tai nạn với 2 xe ôtô khác tại Hải Dương, thiệt hại 34 triệu đồng. Trong hồ sơ, chủ xe 29H-9847 đã nhận 100% lỗi về phía mình. Sau khi điều tra, giám định viên kết luận cả 3 xe đều có lỗi và còn phát hiện ra 2 xe kia cũng đều nhận 100% lỗi về phía mình để đòi BH TNDS tại Bảo Việt Hải Dương và Bảo Việt Hải Phòng. Vì vậy, Công ty đã chí bồi thường cho xe 29H-9847 số tiền là 6,8 triệu đồng, tương ứng với 20% lỗi của xe này.

Hình thức thay đổi tình tiết vụ tai nạn : ❖

Tại Bảo Việt Hà Nội, trục lợi theo hình thức này thường xảy ra trong những trường hợp:

Ngày 28/06/2001 xe ôtô khách 29H-8448 của Công ty vận tải hành khách Hà Nội đã gây tai nạn tại Phong Châu - Phú Thọ làm chết 1 người, đền bù TNDS là 35 triệu đồng.

Qua điều tra, Công ty phát hiện là khi tai nạn, xe 29H-8448 đang được điều khiển bởi phụ xe ( không có bằng lái). Thì ra, trong hồ sơ bồi thường lái xe đã nhận trách nhiệm về mình để được bồi thường. Vì vậy, Công ty từ chối bồi thường 35 triệu đồng.

Tuy nhiên, những trường hợp trên Công ty đều hỗ trợ chủ xe về tài chính thông qua bồi thường nhân đạo.

❖ Hình thức lập hồ sơ hiện trường giả :

Hình thức này tuy ít nhưng mức độ vi phạm nghiêm trọng, số tiền hòng trục lợi thường lớn.

tai nạn, lái xe Ninh đã nộp hồ sơ yêu cầu bồi thường TNDS tại Bảo Việt Hà Nội. Trong hồ sơ, lái xe Ninh đã khai là bồi thường cho nạn nhân 18 triệu đồng. Công ty đã cử cán bộ đi điều tra thì được biết lái xe Ninh đã bồi thường cho nạn nhân thực tế là :

- Viện phí: 2,5 triệu đồng.

- Tiền bồi dưỡng: 5,5 triệu đồng. Tổng cộng: 8 triệu đồng.

Do đó Công ty chỉ bồi thường TNDS cho lái xe Ninh số tiền 8 triệu đồng.

Vụ 2:

Ngày 04/08/1998 xe ôtô 31A-3904 (tham gia bảo hiểm vật chất thân xe tại Bảo Việt Hà Nội) đã bị tai nạn tại km 50+800 quốc lộ 2 - Vĩnh Phúc. Nguyên nhân là do trời mưa, đường trơn xe đâm xuống mộng. Trong hồ sơ, chủ xe khai sau tai nạn đã đem sửa chữa tại một xưởng sửa chữa ôtô của Vĩnh Phúc với số tiền sửa chữa là 35 triệu đồng, có đầy đủ hoá đơn.

Việc phòng chống trục lợi bảo hiểm xe cơ giới đòi hỏi phải có những biện pháp đồng bộ, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các khâu của quá trình kinh doanh. Tuy nhiên, công tác này ở Bảo Việt Hà Nội vẫn còn một số tồn tại chưa được giải quyết dứt điểm. Đó là:

Ở khâu khai thác : ❖

- Một số phòng kinh doanh vẫn chưa thực hiện tốt việc quản lý ấn chỉ:

S Không kiểm soát được số ấn chí của phòng và số ấn chí đã giao cho đại lý. Sổ theo dõi ấn chỉ chưa thể hiện được loại ấn chỉ, số lượng.

S Giao những ấn chỉ không thuộc quyền khai thác của đại lý ( giao ấn chỉ bảo hiểm vật chất ôtô cho đại lý bán chuyên nghiệp), giao cho đại lý nhiều ấn chí hơn khả năng khai thác.

V Buông lỏng việc quản lý thời gian quyết toán ấn chỉ. Nhiều đại lý bán bảo hiểm xe ôtô nhưng gần 10 ngày sau mới quyết toán. Đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc bán bảo hiểm sau tai nạn.

■ Giấy chứng nhận bảo hiểm không ghi rõ phí bảo hiểm, không ghi ngày cấp.

■ Hoá đơn thu phí bảo hiểm không ghi số GCNBH.

■ Một số liên lưu GCNBH không ghi qua giấy than.

S Một số nhân viên khai thác, đại lý, cộng tác viên do thiếu bản lĩnh đã bị các lái xe mua chuộc bán bảo hiểm cho dù đã biết xe bị tai nạn. Nguy hiểm hơn, một số đại lý còn chỉ đường dẫn lối cho hành vi trục lợi của chủ xe hòng chia chác số tiền nhận được. Hiện tượng này tuy không nhiều tại Bảo Việt Hà Nội nhưng những hậu quả của nó là hết sức nghiêm trọng bởi những vụ trục lợi như vậy thường rất khó phát hiện.

Ở khâu giám định : ❖

♦♦♦ Ở khâu bồi thường :

Đây là khâu xem xét tính hợp lệ của các giấy tờ trong hồ sơ bồi thường từ đó đưa ra quyết định cuối cùng. Tuy công việc không phức tạp bằng khâu giám định nhưng vẫn còn một số vấn đề chưa hoàn thiện, đó là:

- Hồ sơ bồi thường chưa thu thập đủ hồ sơ Công an, giấy phép lái xe hoặc các giấy tờ sao chụp lại không có chữ ký xác nhận của cán bộ tiếp nhận hồ sơ, có hồ sơ không có ảnh chụp giám định.

- Chưa áp dụng khấu hao hoặc khấu hao không đúng quy định đối với vật tư thay mới, bồi thường không áp dụng mức miễn thường, chưa quan tâm tới công tác đòi người thứ ba.

Ở khâu thanh tra : ❖

Một phần của tài liệu Trục lợi trong bảo hiểm xe cơ giới tại công ty bảo hiểm hà nội (Trang 66 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w