Dư nợ trên cán bộ tín dụng

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện cai lậy, tiền giang (Trang 61)

Nhìn chung dư nợ trên cán bộ tín dụng tăng qua các năm. Năm 2011 dư nợ trên cán bộ tín dụng đạt 68.610 triệu đồng, năm 2012 hệ số giảm nhẹ so với năm 2011 đạt 68.129 triệu đồng. Sang năm 2013 dư nợ trên cán bộ tín dụng tăng lên 76.543 triệu đồng tăng 8.414 triệu đồng, hệ số tiếp tục tăng ở 6 tháng

đầu năm 2014 tăng 11.277 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2013. Dư nợ trên cán bộ tín dụng tăng dần qua các năm cho thấy NH hoạt động ngày càng hiệu quả qua đó cho ta thấy hiệu quả làm việc của cán bộ tín dụng ngày càng được nâng cao đạt được chỉ tiêu mà NH đã đề ra.

Bên cạnh đó thì số lượng cán bộ tín dụng còn ít, mỗi cán bộ phải làm việc quá tải, phải nổ lực nhiều hơn nữa để đạt được chỉ tiêu dư nợ. Bên cạnh việc dư nợ tăng qua các năm thì việc làm việc quá tải sẽ dẫn đến những thiếu sót trong khâu thẩm định và cho vay dẫn đến những hậu quả không mong muốn, làm tăng nợ xấu của NH.

Bảng 4.10:Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng

Chỉ tiêu Đơn vị 2011 2012 2013 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 1.Tổng nguồn vốn Triệu đồng 1.152.867 1.346.160 1.413.176 1.302.307 1.567.031 2.Vốn huy động Triệu đồng 798.213 1.038.437 1.152.364 1.101.901 1.354.784 3.Doanh số cho vay Triệu đồng 1.321.379 1.443.035 1.776.037 831.418 987.853 4.Doanh số thu nợ Triệu đồng 1.198.184 1.341.218 1.598.528 760.063 947.416

5.Tổng dư nợ Triệu đồng 823.324 817.558 995.067 888.913 1.035.504 6.Nợ xấu Triệu đồng 2.169 2.301 3.905 2.525 3.460 7.Cán bộ tín dụng Người 12 12 13 13 13 Tổng dư nợ/Tổng nguồn vốn % 71,42 60,73 70,41 68,25 66,08 Dư nợ /vốn huy động % 103,15 78,73 86,35 80,67 76,43 Hệ số thu nợ % 90,68 92,94 90 91,42 95,91 Vòng quay vốn tín dụng Vòng 1,46 1,64 1,61 0,85 0,91

Nợ xấu trên tổng dư nợ

% 0,26 0,28 0,39 0,28 0,33

Dư nợ trên cán bộ tín dụng

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG

5.1 NHỮNG KẾT QUẢ VÀ HẠN CHẾ TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠT NGÂN HÀNG

5.1.1 Kết quả đạt được

Trong những năm qua với sự nổ lực cố gắng của tập thể cán bộ công nhân viên đã giúp Agribank huyện Cai Lậy có được sự vững mạnh và có được lòng tin với đa số người dân trong huyện. Doanh số cho vay cũng như thu hồi nợ đều tăng qua các năm, dư nợ đạt khá cao và tăng dần qua các năm. Mạng lưới chi nhánh rộng khắp đến các xã, thị trấn; mỗi một xã, thị trấn đều có một cán bộ tín dụng phụ trách cho vay và thu nợ nhằm hạn chế nợ xấu, nợ xấu tuy có xu hướng tăng qua các năm nhưng nhìn chung thì nợ xấu vẫn ở mức thấp. Xu hướng tín dụng tăng và phân bố thích hợp, mở rộng nhiều đối tượng khách hàng tăng cường cho vay khách hàng là các công ty, DNTN, hộ gia đình, hợp tác xã. Ngoài ra còn mở rộng các tổ vay vốn giúp cho cán bộ tín dụng dễ dàng nắm bắt rõ tình hình kinh tế của các hộ vay để từ đó có những biện pháp để thẩm định chính xác và thu hồi nợ đúng hạn. NH nông nghiệp ngày càng tham gia mạnh vào quá trình đổi mới kinh tế, đáp ứng các nhu cầu đầu tư, sản xuất kinh doanh của mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là tham gia chuyển dịch rõ rệt cơ cấu kinh tế theo thành phần và theo ngành kinh tế.

Do có ưu thế về thời gian hoạt động lâu năm nên đa số CBCNV là những người có nhiều kinh nghiệm, trình độ năng lực tốt, nhiệt tình trong công tác đáp ứng khả năng phát triển ngày càng cao về chất lượng cũng như hiệu quả phục vụ khách hàng, nắm địa bàn nên có thể nắm bắt nhu cầu, hiểu rõ khách hàng, thẩm định không chỉ dựa trên mặt định lượng mà còn kết hợp cả định tính để đưa ra quyết định chính xác vừa có lợi cho NH và cho cả khách hàng.

NH ngày càng sử dụng nguồn vốn có hiệu quả trong việc cho vay cũng như thu hồi nợ, NH sử dụng chủ yếu nguồn vốn huy động và vốn điều hòa từ trên chuyển xuống ngày càng giảm điều này cho thấy dấu hiệu đáng mừng cho việc giảm bớt chi phí và nâng cao lợi nhuận cho NH. Do tình hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn ngày càng rộng, doanh số thu nợ và cho vay cũng tăng cao điều này cho thấy nhu cầu vốn phục vụ cho kinh doanh và sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng. Đồng thời việc sử dụng vốn của NH có hiệu quả đảm bảo trả nợ gốc và lãi vay đúng hạn nên làm cho dư nợ của NH tăng lên khá cao.

5.1.2 Những hạn chế

Ở địa phương hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp mà nông nghiệp lại phụ thuộc vào thời tiết, trong những năm qua thời tiết thay đổi thất thường gây ảnh hưởng đến việc thu hoạch của bà con nên nguồn vốn dư thừa trong dân còn thấp, đồng thời do mất mùa làm ăn thua lỗ làm giảm khả năng trả nợ của người dân làm cho nợ xấu tăng qua các năm.

Do giá cả ngày càng tăng như giá các loại thức ăn, thuốc phòng dịch bệnh tăng cao nên làm cho chi phí bỏ ra cho ngành chăn nuôi cao, mặt khác do dịch bệnh lan truyền trên diện rộng làm cho giá thành các sản phẩm bán ra thấp, nhiều nông dân bị lỗ không trả được nợ nên việc thu hồi nợ gặp khó khăn.

Địa bàn rộng lớn, cán bộ tín dụng phải phụ trách một lượng quá tải khách hàng. Giao thông nông thôn tuy phần nào được cải thiện nhưng vào mùa mưa thì ít nhiều ảnh hưởng đến công tác thẩm định, xử lý thu hồi nợ của cán bộ tín dụng làm phát sinh chi phí cao.

Ý thức trả nợ của người dân chưa cao, cán bộ tín dụng phải đến từng nhà từng địa phương thu hồi nợ và gia hạn nợ nhiều lần nhưng một số hộ vay vẫn không có thiện chí trả nợ cho NH.

Phòng tín dụng còn thiếu nhân lực làm cho công việc của cán bộ tín dụng trở nên quá tải nên không tránh khỏi việc sơ sót trong quá trình kiểm tra thẩm định và cho vay.

Tốc độ tín dụng tăng nhanh nhưng tốc độ gia tăng nợ xấu cũng nhanh, điều này sẽ làm phát sinh rủi ro cho Ngân hàng nếu NH không có giải pháp phòng ngừa hợp lý.

Việc cho vay còn dựa trên các mối quan hệ, chú trọng các khách hàng quen thuộc và khách hàng truyền thống nên thiếu sự kiểm tra giám sát chặt chẽ trong quá trình thẩm định và đưa ra quyết định cho vay.

Tuy đã thực hiện chuyển đổi cơ cấu cho vay nhưng tỷ lệ cho vay ngắn hạn vẫn còn khá cao, như thế NH sẽ không sử dụng có hiệu quả vốn huy động trung và dài hạn.

Do chưa đủ về nhân lực để mở rộng thẩm định hồ sơ vay vốn cho các doanh nghiệp của cán bộ thẩm định, nên NH vẫn chưa mở rộng cho vay trung dài hạn đối với doanh nghiệp mà đây là loại hình cho vay mang lại lợi nhuận cao nhất cho NH.

5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG5.2.1 Nâng cao hiệu quả cho vay vốn 5.2.1 Nâng cao hiệu quả cho vay vốn

Để mở rộng hoạt động cho vay thì cán bộ tín dụng là một nhân tố không thể thiếu vì thế NH nên bổ sung nguồn nhân lực kịp thời vì địa bàn hoạt động ở địa phương ngày càng mở rộng các cán bộ tín dụng sẽ làm việc quá tải dẫn đến những thiếu sót không mong muốn nên việc tăng nhân sự là điều cần thiết. Cùng với lãi suất huy động thì lãi suất cho vay cũng giảm điều này cũng thu hút nhiều khách hàng đang cần vốn tìm đến NH nên NH cần đơn giản hóa các thủ tục cho vay tránh rườm rà để người dân có thể nhận tiền sớm nhất có thể song vẫn phải tuân thủ quy tắc cho vay. Bên cạnh đó thì cán bộ tín dụng cũng nên căn cứ vào khả năng sản xuất của từng hộ mà áp dụng mức cho vay linh hoạt, phù hợp để đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng.

Ngân hàng phải có chính sách phân loại khách hàng để áp dụng khung lãi suất thích hợp giúp khách hàng mức chịu lãi hợp lý, đem lại lợi nhuận cao cho Ngân hàng đồng thời tránh rủi ro không thu được nợ. Nhân viên NH nên có thái độ ân cần, hướng dẫn thủ tục vay một cách rõ ràng, tận tình khi khách hàng đến làm thủ tục xin vay, đây là một điểm rất quan trọng vì cho vay NH chủ yếu là cho vay ngắn hạn, đáp ứng khả năng tạm thời cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nên khi khách hàng đánh giá thái độ phục vụ nhân viên không tốt họ sẽ không muốn vay nữa như vậy làm cho ý nghĩa của hoạt động huy động vốn mất đi và nguồn vốn NH sẽ mất đi cơ hội sinh lời, kéo theo đó là lợi nhuận sẽ giảm xuống.

5.2.2 Giảm nợ xấu nâng cao chất lượng tín dụng

Cán bộ tín dụng cần xem xét kỹ lưỡng trước khi cho vay, đi đến từng hộ vay để khảo sát tình hình kinh tế của hộ để đảm bảo được nguồn trả nợ của khách hàng nhằm giảm thiểu rủi ro khách hàng vay nhưng không có khả năng trả được nợ

Đối với các món đã cho vay Ngân hàng nên theo dõi thường xuyên, xem họ có sử dụng vốn vay đúng mục đích vay vốn đã thỏa thuận trong hợp đồng không để có biện pháp thu hồi nợ thích hợp và chọn lọc khách hàng cho Ngân hàng.

NH thường xuyên nhắc nhở các hộ vay trả nợ khi đền hạn tránh trường hợp nợ quá hạn quá lâu sẽ ảnh hưởng đến dư nợ của NH. Đồng thời cần kết hợp với các tổ vay vốn và ủy ban xã để hỗ trợ trong việc thu hồi nợ.

Ngoài ra NH cũng cần cân đối số lượng hồ sơ tín dụng mà cán bộ tín dụng phụ trách, phân chia việc quản lý các món vay một cách hợp lí để cán bộ

tín dụng có đủ khả năng theo dõi các khoản vay một cách chặt chẽ và kịp thời xử lí nếu có rủi ro xảy ra

Tôn trọng triệt để các nguyên tắc và điều kiện vay vốn, thực hiện nghiêm túc qui trình tín dụng. Trong đó đẩy mạnh hoạt động kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, theo dõi sát tình hình vay vốn của khách hàng. Chú trọng đến công tác kiểm tra tình hình thực tế, thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng.

5.2.3 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Yếu tố con người luôn đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của một tổ chức kinh doanh nào đó vì thế việc nâng cao chất lượng cán bộ nhân viên là một phần rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng tín dụng.

Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật thêm về nghiệp vụ, về các thông tin kinh tế - kỹ thuật, các thông tin dự báo phát triển của các ngành, giá cả trên thị trường cho các cán bộ tín dụng để phục vụ cho công tác thẩm định có hiệu quả hơn, nâng cao chất lượng tín dụng cho Ngân hàng.

Chú trọng công tác tuyển dụng, về điều kiện tuyển dụng nhân viên mới để tạo sự phù hợp đối với từng công việc chuyên môn của ngân hàng. Tiếp tục hoàn thiện thực hiện cơ chế động lực tiền lương, tiền thưởng theo nguyên tắc gắn lợi ích với trách nhiệm, kết quả, năng suất, hiệu quả công việc của từng cán bộ nhân viên.

Có chính sách khuyến khích cá nhân, tập thể, xử lý cán bộ yếu kém: chú trọng công tác khen thưởng và nghiêm túc xử lý những yếu kém, qua đó tạo động lực thi đua, tích cực, hăng hái hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn đồng thời nâng cao trách nhiệm, tính chủ động trong công việc để hoàn thành công tác được giao có hiệu quả, chất lượng.

Hàng năm chi nhánh nên tổ chức các cuộc kiểm tra chuyên môn nghiệp vụ, đối với các phòng ban, qua đó thúc đẩy các cán cộ công nhân viên không ngừng học tập, nâng cao trình độ

Phát động thi đua, giao chỉ tiêu cụ thể cho từng cán bộ ngân hàng về tăng trưởng dư nợ và giảm nợ xấu, thu nợ rủi ro… phân công cán bộ lãnh đạo kiểm tra giám sát chặt chẽ để có biện pháp hỗ trợ cán bộ tín dụng thực hiện đạt hiệu quả các chỉ tiêu được giao.

5.2.4 Chấp hành tốt quy trình, thủ tục cho vay.

Để hạn chế tối đa nợ quá hạn cán bộ tín dụng phải chấp hành đúng quy trình cho vay, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay một cách kỹ lưỡng,

phát hiện kịp thời các sai phạm trong sử dụng vốn vay để có biện pháp xử lý đúng lúc, không chậm trễ để tránh gây thất thoát vốn.

Khi xét duyệt cho vay cán bộ tín dụng cũng như ban lãnh đạo Ngân hàng cần cương quyết dứt khoát đối với những khoản vay không đảm bảo yếu tố cần thiết, bên cạnh đó cần phải công bằng trong việc cho vay không thiên vị các khách hàng quen thuộc và thân thiết.

Cho vay phải đúng quy định: hồ sơ vay vốn phải đầy đủ thủ tục giấy tờ, đầy đủ tính pháp lý, dự án sản xuất phải phù hợp với chương trình phát triển kinh tế, đảm bảo tính thực thi và có hiệu quả, cho vay đúng mục đích, đúng đối tượng, đúng theo quyền phán quyết, thời gian cho vay, đảm bảo an toàn vốn hạn chế rủi ro và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Bản thân mỗi cán bộ Ngân hàng phải có trách nhiệm, nhận thức, trình độ, chấp hành bài bản các quy trình nghiệp vụ đề ra

5.2.5. Đẩy mạnh cho vay trung và dài hạn

Những năm qua tỷ trọng cho vay trung và dài hạn còn hạn chế, để giải quyết vấn đề này cần tăng cường công tác huy động vốn, bên cạnh đó cần mở rộng các đối tượng cho vay nhất là các DNTN và các hộ vay với mục đích cải tạo hoặc chăm sóc vườn vì các đối tượng này cần nguồn vốn dài hạn để đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh của mình.

Có chính sách lãi suất thích hợp với tín dụng trung và dài hạn vì cho vay trung và dài hạn lãi suất thường cao hơn ngắn hạn nên đa phần người dân ngại việc trả lãi cao cho NH.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Trong những năm qua hoạt động của NH đều mang lại hiệu quả cao, góp phần chuyển biến tích cực tình hình xã hội, mang lại lợi ích thiết thực không chỉ cho huyện nhà mà còn cho cả nền kinh tế tỉnh. NH từng bước nâng cao họat động tín dụng cụ thể thể là nguồn vốn huy động có xu hướng tăng lên, lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước, tín dụng ngày càng lành mạnh hóa thể hiện qua việc xử lý thu hồi nợ tồn đọng kịp thời và có hiệu quả, công tác huy động vốn ngày càng được mở rộng, NH đã tận dụng được các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, đưa ra các chương trình khuyến mãi như rút thăm trúng thưởng, tiết kiệm dự thưởng, làm thẻ ATM miễn phí để thu hút lượng tiền gởi từ người dân làm cho nguồn vốn huy động tăng qua các năm 798.213 triệu đồng năm 2011, 1.038.437 triệu đồng, 1.152.364 triệu đồng năm 2013.

Về nguồn vốn cho vay NH chủ yếu tập trung vào cho vay ngắn hạn, ưu tiên cho vay đối với hộ nông dân, hộ kinh doanh sản xuất quy mô nhỏ do đó doanh số cho vay đối với các đối tượng này tăng qua các năm, qua các năm doanh số cho vay đều lớn hơn tổng nguồn vốn cho thấy Ngân hàng sử dụng rất hiệu quả nguồn vốn huy động, tăng chất lượng hoạt động tín dụng của NH. NH ngày càng mở rộng các đối tượng khách hàng và cung ứng kịp thời nhu cầu vốn của khách hàng. Doanh số cho vay của năm sau cao hơn năm trước do

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện cai lậy, tiền giang (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)