Doanh số cho vay theo thời hạn

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện cai lậy, tiền giang (Trang 36)

Nhìn chung ta thấy doanh số cho vay tăng đều qua các năm, cụ thể năm 2012 doanh số cho vay đạt 1.443.035 triệu đồng tăng 121.656 triệu đồng tăng 9,21% so với năm 2011, sang năm 2013 doanh số cho vay tiếp tục tăng nhanh tăng 333.002 triệu đồng tăng với tốc độ tăng 23,08%. Bước sang 6 tháng đầu năm 2014 doanh số cứ trên đà tăng trưởng đạt 987.853 triệu đồng tăng 156.435 triệu đồng tương đương 18,82%. Doanh số cho vay tăng nhanh chủ yếu là do doanh số cho vay ngắn hạn tăng liên tục qua các năm, NH sử dụng ngày càng hiệu quả nguồn vốn huy động của mình.

Bảng 4.2: Doanh số cho vay theo thời hạn của NH qua 3 năm 2011, 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014

Đơn vị: Triệu đồng

Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT huyện Cai Lậy

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6 tháng năm 2013 6 tháng năm 2014 Chênh lệch 2012/ 2011 Chênh lệch 2013/ 2012 Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2014/ 6 tháng đầu năm 2013 Số tiền 132.570 % 11,05 Số tiền 213.111 % 16 Số tiền 82.806 % 11,46 Ngắn hạn 1.199.332 1.331.902 1.545.013 722.506 805.312 Trung hạn 122.047 111.133 231.024 108.912 182.541 (10.914) (8,94) 119.891 107,88 73.629 67,6 và dài hạn Tổng cộng 1.321.379 1.443.035 1.776.037 831.418 987.853 121.656 9,21 333.002 23,08 156.435 18,82

Doanh số cho vay ngắn hạn

Nhìn chung ta thấy doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số cho vay và tăng đều qua các năm. Năm 2012 cho vay ngắn hạn tăng 132.570 triệu đồng tăng 11,05% so với năm 2011, năm 2013 doanh số cho vay ngắn hạn tăng 213.11 triệu đồng, tăng 16% so với năm 2012.

Đến 6 tháng đầu năm 2014 thì doanh số cho vay lại tiếp tục tăng, cho vay ngắn hạn tăng 82.806 triệu đồng (tương đương 11,46%). Doanh số cho vay ngắn hạn tăng liên tục qua các năm là do đáp ứng nhu cầu thường xuyên của khách hàng để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động, vốn thiếu hụt tạm thời cho các tổ chức kinh tế, cá nhân như: mua nguyên vật liệu, vật tư nông nghiệp, mua sắm vật dụng gia đình, trả tiền hàng…Bên cạnh đó NH có chính sách ưu tiên cho các khoản vay ngắn hạn là vì nó ít rủi ro, thời gian quay vòng vốn nhanh, đảm bảo tính thanh khoản cao cho NH và khả năng thu được nợ là rất lớn.

Kết quả doanh số cho vay có sự tăng mạnh qua các năm là do nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu tiêu dùng trong nước và nước ngoài đối với hàng hóa sản xuất trong nước ngày càng tăng, đòi hỏi mở rộng thêm quy mô sản xuất nên ngày càng có nhiều cá nhân và tổ chức tham gia sản xuất kinh tế, làm cho nhu cầu về vốn ngày càng tăng. Vì thế làm cho doanh số cho vay của NH liên tục tăng nhanh trong những năm qua. Ngoài ra còn do uy tín và mức lãi suất thích hợp cùng với những chính sách ưu đãi tạo được lòng tin cho khách hàng nên doanh số cho vay có sự tăng trưởng đều qua các năm.

Doanh số cho vay trung và dài hạn

Qua bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay trung và dài hạn cũng tăng qua các năm. Năm 2012 doanh số cho vay có phần giảm nhẹ so với năm 2011 giảm 8,94% tương đương 10.914 triệu đồng. Sang năm 2013 doanh số cho vay trung và dài hạn tăng nhanh chóng với tốc độ tăng 107,88% (119.891 triệu đồng). Doanh số cho vay tăng là do vay trung và dài hạn thì đáp ứng được nhu cầu đầu tư, sửa chữa, mua mới trang thiết bị để sản xuất nên nhu cầu vay nợ ngày càng tăng, cộng thêm việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu cho vay ngắn hạn sang trung hạn nên đã làm cho doanh số cho vay trung hạn của NH tăng lên trong năm 2013, 2014. Tuy tăng với tỷ lệ cao nhưng không đáng kể so với cho vay ngắn hạn nguyên nhân là do cho vay trung và dài hạn có nhu cầu không thường xuyên, thời gian vay dài, lãi suất tương đối cao hơn so với ngắn hạn.

Bước sang 6 tháng đầu năm 2014 cho vay trung và dài hạn tăng với tốc độ khá cao tăng 67,6% tăng 73.626 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2013.

Mặc dù lãi suất của cho vay trung và dài hạn thường cao nhưng để có thể đầu tư xây mới công trình nhà xưởng nên nhu cầu vay dài hạn của các doanh nghiệp cũng tăng khiến cho doanh số cho vay tăng qua các năm.

4.2.1.2 Doanh số cho vay theo mục đích sử dụng vốn

Nhìn chung ta thấy các mục đích sử dụng vốn vay chủ yếu là để sản xuất nông nghiệp và kinh doanh. Nhìn chung thì doanh số cho vay của NH tăng đều qua các năm chủ yếu là cho vay sản xuất nông nghiệp và kinh doanh là do nhu cầu vốn của hai đối tượng này tương đối cao. Nhu cầu vốn của cá nhân và các DNTN để đáp ứng các nhu cầu như trồng lúa nước, cây lâu năm, chăn nuôi, buôn bán hàng hóa, mua sắm vật dụng gia đình…là các nhu cầu thiết yếu nên doanh số cho vay đối với các đối tượng này tăng đều qua các năm.

Xét theo từng năm, thì cho vay kinh doanh chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số cho vay, kế đến là cho vay sản xuất nông nghiệp và cuối cùng là cho vay tiêu dùng và khác chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số cho vay, cụ thể:

Cho vay nông nghiệp

Nhìn chung thì cho vay sản xuất nông nghiệp và chiếm tỷ trọng khá cao, năm 2012 thì doanh số cho vay đối với sản xuất nông nghiệp không có tăng trưởng nhiều so với năm 2011, sang năm 2013 cho vay sản xuất nông nghiệp tăng khá nhanh 91.944 triệu đồng tương đương 16,26% so với năm 2012. Bước sang 6 tháng đầu năm 2014 doanh số cho vay cho vay đối với sản xuất nông nghiệp tăng khá nhanh 30,49% ( 81.051 triệu đồng). Doanh số cho vay tăng là do Cai Lậy còn là một huyện mang tính chất nông nghiệp đa phần người dân trồng lúa, trồng cây ăn trái như nhãn, sầu riêng, mít…nên việc cá nhân đi vay để phát triển nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất cao. Trong ngành nông nghiệp ngoài trồng trọt thì ngành chăn nuôi heo, bò, dê..cũng khá phát triển cho nên nhu cầu người dân đi vay là rất cao, các hộ kinh doanh chủ yếu cũng là kinh doanh các mặt hàng lương thực như lúa, gạo, các loại nông sản, thu mua các loại trái cây có giá trị cao như sầu riêng, mít, bưởi da xanh…nên bên cạnh việc sản xuất nông nghiệp thì nhu cầu vốn để kinh doanh cũng rất cao.

Bảng 4.3: Doanh số cho vay theo mục đích sử dụng vốn của NH qua 3 năm 2011, 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014

Đơn vị: Triệu đồng

Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT huyện Cai Lậy

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6 tháng năm 2013 6 tháng năm 2014 Chênh lệch 2012/ 2011 Chênh lệch 2013/ 2012 Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2014/ 6 tháng đầu năm 2013 Số tiền 7.164 % 1,28 Số tiền 91.944 % 16,26 Số tiền 81.051 % 30,49 Nông nghiệp 558.395 565.559 657.503 265.751 346.802 Kinh doanh 576.252 720.749 861725 441.996 491.984 144.497 25,08 140.976 19,56 49.988 11,31 Tiêu dùng 146.376 122.450 204.769 93.573 109.730 (23.926) (16,35) 82.319 67,23 16.157 17,27 Khác 40.356 34.277 52.040 30.098 39.337 (6.079) (15,06) 17.763 51,82 9.239 30,69 Tổng cộng 1.321.379 1.443.035 1.776.037 831.418 987.853 121.656 9,21 333.002 23,08 156.435 18,82

Cho vay kinh doanh

Mặc dù huyện đa phần còn mang tính chất nông nghiệp nhưng cho vay kinh doanh lại chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số cho vay. Năm 2011 cho vay kinh doanh đạt 576.252 triệu đồng chiếm 43,61 % trong tổng doanh số, năm 2012 cho vay kinh doanh tăng trưởng khá nhanh tăng 25,08% tương đương 144.457 triệu đồng. Đến năm 2013 thì doanh số cho vay kinh doanh tiếp tục tăng với tốc độ tăng 19,56% so với năm 2012. Sang 6 tháng đầu năm 2014 doanh số cho vay kinh doanh tăng 11,31% tương đương 49.98% triệu đồng

Năm 2013 doanh số cho vay kinh doanh tăng nhanh là do trong năm NH đã chủ động đầu tư tín dụng vào những hộ kinh doanh đồng thời do thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa nên các hộ kinh doanh phát triển ngày càng nhiều nhu cầu vốn của các đối tượng này cũng tăng cao làm cho doanh số cho vay ngành này của chi nhánh cũng tăng theo

Cho vay tiêu dùng

Kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu của người dân ngày càng cao. Do đó nhu cầu mua sắm, tiêu xài của người dân cũng ngày một tăng lên điều này làm cho doanh số cho vay tiêu dùng cũng tăng qua các năm cụ thể:

Năm 2012 cho vay tiêu dùng có giảm so với năm 2011 giảm 23.926 triệu đồng tương đương 16,35 % tuy nhiên đến năm 2013 thì cho vay tiêu dùng đã tăng nhanh trở lại và đạt 204.769 triệu đồng tăng 67,23% so với năm 2012. Không dừng ở đó sang 6 tháng đầu năm 2014 doanh số tiếp tục tăng 17,27% tương đương 16.157 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân của sự tăng lên này là do để đáp ứng nhu cầu mua sắm vật dụng gia đình, chế biến, xây dựng…bên cạnh đó thì NH cũng cho cán bộ công nhân viên chức vay để làm kinh tế gia đình, cho vay mua xe, máy vi tính nhằm đáp ứng nhu cầu cá nhân và cải thiện đời sống vật chất nên làm tăng đáng kể doanh số cho vay của NH.

Cho vay khác

Cho vay khác của NH chủ yếu là cho vay các hoạt động dịch vụ, nghệ thuật vui chơi giải trí, dịch vụ ăn uống, thông tin truyền thông…người dân chủ yếu dựa vào nông nghiệp nên việc đầu tư vào các loại hình dịch vụ này còn chiếm tỷ trọng thấp, tuy nhiên cũng tăng dần qua các năm cụ thể năm 2012 cho vay khác giảm 15,06% so với năm 2011 nhưng sang năm 2013 cho vay khác tăng 17.763 triệu đồng tương đương 51,82%. Bước sang 6 tháng đầu năm 2014 cho vay tiếp tục tăng 30,69 tăng 9.239 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm

2013. Cũng như cho vay tiêu dùng do đời sống người dân ngày càng cao nên cũng dần chú tâm đến các dịch vụ giải trí, vui chơi, ăn uống nên các hộ vay cần vốn để mở rộng các hoạt động dịch vụ, xây dựng các khu vui chơi, địa điểm ăn uống phục vụ cho nhu cầu của người dân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong những năm qua do chính sách khuyến khích đầu tư (như là thuế, các loại phí, lệ phí, vốn, kỹ thuật…), ưu tiên phát triển mở rộng sản xuất cho các doanh nghiệp của tỉnh đã thu hút các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất và ngày càng xuất hiện nhiều các doanh nghiệp mới, đã làm cho nhu cầu vay vốn ngày càng tăng. Bên cạnh đó, do nền kinh tế nước ta trong những năm qua đã đẩy nhanh quá trình mở cửa hội nhập, đầu ra cho hàng hóa sản xuất trong nước ngày càng lớn đã khuyến khích gia tăng sản xuất trong nước. Tiền Giang trong những năm qua cũng tranh thủ lợi thế đó đã mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất trên nhiều lĩnh vực, điều này đã làm cho nhu cầu vốn tăng nhanh hơn.

Mặt khác do NHNo & PTNT là Ngân hàng thương mại lớn có uy tín trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, với khả năng tài chính mạnh nhất luôn là điểm đến của các khách hàng lớn.

Chính những nguyên nhân trên đã làm cho doanh số cho vay của NHNo & PTNT chi nhánh Cai Lậy tăng nhanh trong ba năm gần đây, hay cụ thể hơn là làm cho doanh số cho vay đối với các công ty TNHH và các hộ sản xuất, kinh doanh và các hợp tác xã của Ngân hàng tăng lên một cách nhanh chóng.

4.2.2 DOANH SỐ THU NỢ

Doanh số thu nợ là số tiền mà NH thu được từ doanh số cho vay trong năm và nợ chưa đến hạn thanh toán của năm trước chuyển sang và tất cả các khoản nói trên đều là nợ trung hạn. Trong hoạt động kinh doanh tiền tệ yếu tố rủi ro là rất lớn, đó là rủi ro không thu được nợ sau khi cho vay. Cho vay mà không thu hồi được nợ đúng hạn thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng chủ động nguồn vốn huy động. Do đó công tác thu hồi nợ được quan tâm hàng đầu, cũng như đề ra những biện pháp để đôn đốc, nhắc nhở khách hàng khi nợ gần đến hạn.

4.2.2.1 Doanh số thu nợ theo thời hạn

Như đã phân tích ở trên thì doanh số cho vay chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số cho vay nên doanh số thu nợ cũng chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng doanh số thu nợ.

Bảng 4.4: Doanh số thu nợ theo thời hạn của NH qua 3 năm 2011, 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014

Đơn vị: Triệu đồng

Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT huyện Cai Lậy

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6 tháng năm 2013 6 tháng năm 2014 Chênh lệch 2012/ 2011 Chênh lệch 2013/ 2012 Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2014/ 6 tháng đầu năm 2013 Số tiền 159.040 % 14,58 Số tiền 240.319 % 19,23 Số tiền 152.564 % 21,64 Ngắn hạn 1.090.456 1.249.496 1.489.815 704.907 857.471 Trung và 107.728 91.622 108.713 55.156 89.945 (16.106) (14,95) 17.091 18,65 34.789 63,07 dài hạn Tổng cộng 1.198.184 1.341.218 1.598.528 760.063 947.416 143.034 11,94 257.310 19,18 187.353 24,65

Qua bảng số liệu nhìn chung tình hình thu nợ của NH qua các năm đều tăng. Cụ thể năm 2012 doanh số thu nợ là 1.341.218 triệu đồng tăng 143.034 triệu đồng, tốc độ tăng là 11,94%. Sang năm 2013 tốc độ này tiếp tục tăng 257.310 triệu đồng tương đương với 19,18%, đến 6 tháng đầu năm 2014 con số này tiếp tục tăng 187.353 triệu đồng tăng 24,65% so với 6 tháng đầu năm 2013.

Thu nợ ngắn hạn

Thu nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá cao chiếm hơn 90% trong tổng doanh số thu nợ. Năm 2012 doanh số thu nợ đạt 1.249.496 triệu đồng tăng 159.040 triệu đồng tăng 14,58% so với năm 2011. Sang năm 2013 doanh số tiếp tục tăng nhanh với tốc độ tăng 19,23% tương đương 240.319 triệu đồng. Bước sang 6 tháng đầu năm 2014 donh số thu nợ tiếp tục tăng 21,64% tương đương 152.564 triệu đồng. Doanh số thu nợ ngắn hạn tăng qua các năm đó chính là sự làm ăn ngày càng có hiệu quả của ngành nông nghiệp huyện nhà mà cụ thể hơn là sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp và nông thôn. Điều này cho thấy trong năm 2013 cán bộ công nhân viên trong NH đã ngày càng nâng cao trình độ chuyên môn cũng như việc xem xét kĩ trong khâu thẩm định dự án đầu tư nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thu nợ về sau. Ngoài ra do tình hình kinh tế địa phương có bước phát triển khá lớn so với cùng kỳ năm trước, thêm vào đó được sự hỗ trợ đúng mức, kịp thời của chính quyền địa phương nên hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, các cá nhân sản xuất kinh doanh ngày càng có hiệu quả, giúp tăng khả năng thanh toán nợ vay của doanh nghiệp, của các cá nhân cho Ngân hàng.

Thu nợ trung và dài hạn

Thu nợ trung và dài hạn năm 2012 là 91.622 triệu đồng giảm 14,95% so với năm 2011. Nguyên nhân có thể là do các món vay dài hạn chưa đến hạn trả nợ hoặc do trong năm này nguồn vốn cho vay NH chủ yếu tập trung vào cho vay ngắn hạn, không tập trung nhiều vào các khoản vay dài hạn nên ảnh hưởng đến doanh số thu nợ dài hạn của NH trong năm. Sang năm 2013 doanh số thu nợ lại tăng lên 108.713 triệu đồng tăng 18,65%. Tiếp đó sang 6 tháng đầu năm 2014 doanh số thu nợ trung và dài hạn lại tăng nhanh tăng 63,07% so với 6 tháng đầu năm 2013. Do các hộ vay sản xuất kinh doanh ngày càng có hiệu quả đảm bảo được nguồn trả nợ cho NH, bên cạnh đó cán bộ tín dụng cũng theo sát từng khoản vay, bám sát các hoạt động kinh doanh của các hộ vay nên làm cho doanh số thu nợ tăng qua các năm.

Tóm lại, doanh số thu nợ tăng qua các năm chủ yếu do sự tăng đáng kể

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện cai lậy, tiền giang (Trang 36)