Doanh số thu nợ theo thời hạn

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện cai lậy, tiền giang (Trang 42)

Doanh số thu nợ là số tiền mà NH thu được từ doanh số cho vay trong năm và nợ chưa đến hạn thanh toán của năm trước chuyển sang và tất cả các khoản nói trên đều là nợ trung hạn. Trong hoạt động kinh doanh tiền tệ yếu tố rủi ro là rất lớn, đó là rủi ro không thu được nợ sau khi cho vay. Cho vay mà không thu hồi được nợ đúng hạn thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng chủ động nguồn vốn huy động. Do đó công tác thu hồi nợ được quan tâm hàng đầu, cũng như đề ra những biện pháp để đôn đốc, nhắc nhở khách hàng khi nợ gần đến hạn.

4.2.2.1 Doanh số thu nợ theo thời hạn

Như đã phân tích ở trên thì doanh số cho vay chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số cho vay nên doanh số thu nợ cũng chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng doanh số thu nợ.

Bảng 4.4: Doanh số thu nợ theo thời hạn của NH qua 3 năm 2011, 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014

Đơn vị: Triệu đồng

Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT huyện Cai Lậy

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6 tháng năm 2013 6 tháng năm 2014 Chênh lệch 2012/ 2011 Chênh lệch 2013/ 2012 Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2014/ 6 tháng đầu năm 2013 Số tiền 159.040 % 14,58 Số tiền 240.319 % 19,23 Số tiền 152.564 % 21,64 Ngắn hạn 1.090.456 1.249.496 1.489.815 704.907 857.471 Trung và 107.728 91.622 108.713 55.156 89.945 (16.106) (14,95) 17.091 18,65 34.789 63,07 dài hạn Tổng cộng 1.198.184 1.341.218 1.598.528 760.063 947.416 143.034 11,94 257.310 19,18 187.353 24,65

Qua bảng số liệu nhìn chung tình hình thu nợ của NH qua các năm đều tăng. Cụ thể năm 2012 doanh số thu nợ là 1.341.218 triệu đồng tăng 143.034 triệu đồng, tốc độ tăng là 11,94%. Sang năm 2013 tốc độ này tiếp tục tăng 257.310 triệu đồng tương đương với 19,18%, đến 6 tháng đầu năm 2014 con số này tiếp tục tăng 187.353 triệu đồng tăng 24,65% so với 6 tháng đầu năm 2013.

Thu nợ ngắn hạn

Thu nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá cao chiếm hơn 90% trong tổng doanh số thu nợ. Năm 2012 doanh số thu nợ đạt 1.249.496 triệu đồng tăng 159.040 triệu đồng tăng 14,58% so với năm 2011. Sang năm 2013 doanh số tiếp tục tăng nhanh với tốc độ tăng 19,23% tương đương 240.319 triệu đồng. Bước sang 6 tháng đầu năm 2014 donh số thu nợ tiếp tục tăng 21,64% tương đương 152.564 triệu đồng. Doanh số thu nợ ngắn hạn tăng qua các năm đó chính là sự làm ăn ngày càng có hiệu quả của ngành nông nghiệp huyện nhà mà cụ thể hơn là sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp và nông thôn. Điều này cho thấy trong năm 2013 cán bộ công nhân viên trong NH đã ngày càng nâng cao trình độ chuyên môn cũng như việc xem xét kĩ trong khâu thẩm định dự án đầu tư nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thu nợ về sau. Ngoài ra do tình hình kinh tế địa phương có bước phát triển khá lớn so với cùng kỳ năm trước, thêm vào đó được sự hỗ trợ đúng mức, kịp thời của chính quyền địa phương nên hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, các cá nhân sản xuất kinh doanh ngày càng có hiệu quả, giúp tăng khả năng thanh toán nợ vay của doanh nghiệp, của các cá nhân cho Ngân hàng.

Thu nợ trung và dài hạn

Thu nợ trung và dài hạn năm 2012 là 91.622 triệu đồng giảm 14,95% so với năm 2011. Nguyên nhân có thể là do các món vay dài hạn chưa đến hạn trả nợ hoặc do trong năm này nguồn vốn cho vay NH chủ yếu tập trung vào cho vay ngắn hạn, không tập trung nhiều vào các khoản vay dài hạn nên ảnh hưởng đến doanh số thu nợ dài hạn của NH trong năm. Sang năm 2013 doanh số thu nợ lại tăng lên 108.713 triệu đồng tăng 18,65%. Tiếp đó sang 6 tháng đầu năm 2014 doanh số thu nợ trung và dài hạn lại tăng nhanh tăng 63,07% so với 6 tháng đầu năm 2013. Do các hộ vay sản xuất kinh doanh ngày càng có hiệu quả đảm bảo được nguồn trả nợ cho NH, bên cạnh đó cán bộ tín dụng cũng theo sát từng khoản vay, bám sát các hoạt động kinh doanh của các hộ vay nên làm cho doanh số thu nợ tăng qua các năm.

Tóm lại, doanh số thu nợ tăng qua các năm chủ yếu do sự tăng đáng kể

ngắn hạn tăng. Doanh số thu nợ tăng một mặt là do nền kinh tế địa phương đã có những chuyển biến tích cực, sản xuất ổn định, các dịch bệnh được ngăn chặn kịp thời giúp người dân yên tâm sản xuất, các đơn vị làm ăn có hiệu quả hơn, góp phần gia tăng khả năng trả nợ của các đơn vị, các cá nhân. Bên cạnh đó, phải kể đến năng lực của cán bộ tín dụng không những trong việc nổ lực mở rộng tín dụng, tìm kiếm thị trường để tăng doanh số cho vay mà còn trong công tác thẩm định hồ sơ vay nợ, kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng khi vay nợ NH. Trong vài năm gần đây, NH cũng đã chọn lọc những khách hàng có khả năng tài chính đảm bảo cho khoản vay và có uy tín làm cho hiệu quả hoạt động thu nợ tăng lên.

4.2.2.2 Doanh số thu nợ theo mục đích sử dụng vốn

Cũng tương tự như doanh số cho vay thì doanh số thu nợ đối với kinh doanh chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số kế đến là thu nợ sản xuất nông nghiệp và cuối cùng là cho vay tiêu dàng và khác.

Nông nghiệp

Doanh số thu nợ đối với việc sản xuất nông nghiệp cũng tăng qua 3 năm. Năm 2012 doanh số thu nợ đạt 488.672 triệu đồng, sang năm 2013 thu nợ tiếp tục tăng 78.898 triệu đồng tăng 16,15%, đến 6 tháng đầu năm 2014 thu nợ tăng nhanh tăng 84.079 triệu đồng với tốc độ tăng là 35,97%. Doanh số thu nợ tăng đáng kể cho thấy được sự thành công trong công tác thu nợ của NH. Trong những năm qua mặc dù kinh tế gặp nhiều khó khăn, biến đổi khí hậu và dịch bệnh cũng tác động đến năng suất chung, bên cạnh đó do giá cả bấp bênh, dịch bệnh xảy ra phức tạp, các sản phẩm bán ra thu lại lợi nhuận thấp vì chi phí bỏ ra quá cao...đã tác động không ít đến tình hình thu nợ của NH. Không chấp nhận thế, bà con đã tìm hiểu và áp dụng các công tác trồng trọt mang lại hiệu quả trồng xen canh các loại cây khác vào sầu riêng, nhãn để giảm bớt bệnh hại trên cây trồng đồng thời tham gia các lớp tập huấn về phòng chống dịch bệnh trên giá súc, gia cầm..từ đó đã góp phần giúp mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con và cũng góp phần giúp cán bộ tín dụng hoàn thành tốt hiệm vụ của mình trong công tác thu nợ.

Bảng 4.5: Doanh số thu nợ theo mục đích sử dụng vốn của NH qua 3 năm 2011, 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014

Đơn vị: Triệu đồng

Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT huyện Cai Lậy

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6 tháng năm 2013 6 tháng năm 2014 Chênh lệch 2012/ 2011 Chênh lệch 2013/ 2012 Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2014/ 6 tháng đầu năm 2013 Số tiền 15.738 % 3,33 Số tiền 78.898 % 16,15 Số tiền 84.079 % 35,97 Nông nghiệp 472.934 488.672 567.570 233.761 317.840 Kinh doanh 594.898 689.445 828.108 413.841 505.692 94.547 22,84 138.663 20,11 91.851 22,19 Tiêu dùng 108.346 128.976 161.650 85.214 91.731 20.630 19,04 32.674 25,33 6.517 7,65 Khác 22.006 34.125 41.200 27.220 32.153 12.119 55,07 7.075 20,73 4.933 18,12 Tổng cộng 1.198.184 1.341.218 1.598.528 760.036 947.416 143.034 11,94 257.310 19,18 187.380 24,65

Kinh doanh

Thu nợ kinh doanh chiếm tỷ trọng khá cao qua các năm. Thu nợ kinh doanh năm 2012 là 689.445 triệu đồng tăng 94.456 triệu đồng tăng 15,88%, đến năm 2013 doanh số tiếp tục tăng 138.663 triệu đồng tương đương 20,11%. Bước sang 6 tháng đầu năm 2014 doanh số thu nợ kinh doanh tăng với tốc độ tăng 22,18 % so với 6 tháng đầu năm 2013. Doanh số thu nợ đối với các đối tượng tăng nhanh là do đối với DNTN hoặc các hộ kinh doanh thì các khoản vay thường lớn nên công tác kiểm tra thu hồi được quản lý rất tốt, các đối tượng này luôn mong muốn trả nợ để có thể tiếp tục hợp tác cùng NH, khả năng tài chính lớn nên việc trả nợ cũng đúng hạn. Bên cạnh đó do NH cũng rất thận trọng trong việc lựa chọn khách hàng, thường chọn các doanh nghiệp, hộ sản xuất có uy tín, có phương án kinh doanh rõ ràng, cụ thể để đầu tư tín dụng để cho vay, nên công tác thu nợ cũng dễ dàng hơn nhiều so với các đối tượng khác, song song với việc tìm kiếm khách hàng mới thì việc thẩm định khách hàng của cán bộ tín dụng để tìm hiểu khả năng trả nợ cũng như thiện chí trả nợ của khách hàng cũng được coi trọng.

Tiêu dùng

Bên cạnh thu nợ kinh doanh và sản xuất nông nghiệp thì doanh số thu nợ tiêu dùng cũng tăng lên đáng kể cụ thể năm 2012 tăng 20.630 triệu đồng tương đương 19,04%, năm 2013 thu nợ tăng 33.674 triệu đồng tăng 25,33%. Tốc độ thu hồi nợ tiêu dùng và khác tăng lên qua 3 năm cho thấy bên cạnh việc tăng cường khả năng cho vay NH còn rất chú trọng đến việc thu hồi nợ của KH, bên cạnh đó thì cho vay tiêu dùng chủ yếu là cho vay cán bộ công nhân viên có thu nhập ổn định nên việc thu hồi nợ cũng dễ dàng hơn. Qua đó ta thấy được sự nổ lực rất lớn của cán bộ tín dụng trong việc kiểm tra, giám sát khả năng trả nợ của khách hàng và có biện pháp kịp thời trong việc thu hồi vốn làm cho doanh số thu nợ của NH tăng cao qua các năm.

Thu nợ khác

Cùng với doanh số cho vay thì doanh số thu nợ của các hoạt động dịch vụ, ăn uống, giải trí cũng tăng qua các năm. Người dân ngày càng chú ý nhiều đến đời sống tinh thần nên ngày càng ưa chuộng các hình thức giải trí, truyền thông, ăn uống nên các hộ kinh doanh trên các lĩnh vực này cũng ngày càng phát triển nên khả năng trả nợ NH ngày càng cao cụ thể năm 2012 thu nợ tăng 12.119 triệu đồng tăng 55,07% so với năm 2011, sang năm 2013 thu nợ tiếp tục tăng với tốc độ tăng 20,73% tương đương 7.075 triệu đồng. Bước sang 6 tháng đầu năm 2014 thu nợ tăng khá nhanh tăng 18,12% so với 6 tháng đầu

4.2.3 TÌNH HÌNH DƯ NỢ

Dư nợ cho vay có thể được hiểu là hệ số giữa doanh số cho vay và thu nợ. Như vậy, chỉ tiêu dư nợ cho vay là khoản tiền đã giải ngân mà Ngân hàng chưa thu hồi về. Dư nợ cho vay là chỉ tiêu xác thực để đánh giá về qui mô hoạt động tín dụng trong từng thời kỳ. Đây là một chỉ tiêu không thể thiếu khi nói đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Tuy nhiên, việc phân tích dư nợ kết hợp với nợ xấu sẽ cho phép ta phản ánh chính xác hơn về hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Nhìn chung, các NHTM có mức dư nợ cao thường là các Ngân hàng có qui mô hoạt động rộng, nguồn vốn mạnh và đa dạng. Để hiểu rõ hơn về tình hình dư nợ của Ngân hàng diễn biến như thế nào trong ba năm qua, ta xem xét dư nợ của Ngân hàng theo thời hạn và theo đối tượng.

4.2.3.1 Tình hình dư nợ theo thời hạn

Nhìn chung dư nợ của NH tăng qua các năm, năm 2012 dư nợ đạt 817.558 triệu đồng giảm nhẹ so với năm 2011 giảm 5.766 triệu đồng nhưng đến năm 2013 dư nợ lại tăng với tốc độ khá nhanh tăng 21,01% tăng 171.743 triệu đồng. Bước sang 6 tháng đầu năm 2013 dư nợ tiếp tục tăng 146.591 triệu đồng tương đương 16,49%. Dư nợ qua các năm tương đối cao một phần là do dư nợ năm trước chuyển sang một phần là do doanh số cho vay tăng, nhưng so với mức tăng trưởng của cho vay và thu nợ thì mức tăng trưởng của dư nợ vẫn chưa cao. Mức dư nợ của NH do NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Tiền Giang là một trong những NH có qui mô lớn thuộc hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam nên mức dư nợ của NH khá cao là điều hợp lý, NH luôn mở rộng hoạt động tín dụng, tăng dư nợ để thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển

Dư nợ ngắn hạn

Tình hình dư nợ ngắn hạn tăng đều qua các năm. Dư nợ năm 2011 là 631.953 triệu đồng chiếm 76,7% trong tổng dư nợ. Năm 2012 dư nợ không tăng nhiều so với năm trước chỉ tăng 2,78%, sang năm 2013 dư nợ ngắn hạn tăng nhanh so với năm 2012 tăng 137.166 triệu đồng tăng 21,13 %. Bước sang 6 tháng đầu năm 2014 dư nợ tiếp tục tăng với tốc độ tăng 18,74% so với 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân là do cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay, mặt khác tuy NH có chuyển đổi cơ cấu cho vay nhưng do nhu cầu vay dài hạn không cao nên NH vẫn cho vay ngắn hạn là chủ yếu. Bên cạnh đó do chính sách khuyến khích hỗ trợ của Nhà nước phát triển nuôi trồng theo hướng công nghiệp, mở rộng diện tích sản xuất kinh doanh làm cho dư nợ trên lĩnh vực này ngày một tăng.

Bảng 4.6: Tình hình dư nợ theo thời hạn của NH qua 3 năm 2011, 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014

Đơn vị: Triệu đồng

Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT huyện Cai Lậy

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6 tháng năm 2013 6 tháng năm 2014 Chênh lệch 2012/ 2011 Chênh lệch 2013/ 2012 Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2014/ 6 tháng đầu năm 2013 Số tiền 17.584 % 2,78 Số tiền 137.166 % 21,13 Số tiền 118.522 % 18,74 Ngắn hạn 631.453 649.037 786.203 632.321 750.843 Trung và 191.871 168.521 208.864 256.592 284.661 (23.350) (12,17) 40.343 23,94 28.069 10,94 dài hạn Tổng cộng 823.324 817.558 995.067 888.913 1.035.504 (5.766) (0,7) 171.743 21,01 146.591 16,49

Dư nợ trung và dài hạn

Nhìn chung dư nợ trung và dài hạn tăng giảm không ổn định, năm 2012 dư nợ giảm 23.350 triệu đồng giảm 12,17% nguyên nhân là do năm 2012 doanh số cho vay trung và dài hạn giăm so với năm 2011, đa số món vay với mục đích đầu tư máy móc thường vay số tiền lớn với thời gian từ ba năm trở lên nên các món vay vẫn còn nằm trong hạn, phần lớn những hộ đầu tư máy móc để thực hiện dịch vụ cho thuê mướn nên doanh số cho vay tăng ở thời gian đầu và giảm dần về sau. Sang năm 2013 dư nợ trung và dài hạn đã tăng trở lại với tốc độ tăng 23,94% tương đương 30.343 triệu đồng. Trong những năm qua doanh số cho vay của NH liên tục tăng lên góp phần làm cho dư nợ gia tăng đáng kể, NH thực hiện chuyển đổi cơ cấu tín dụng từ ngắn hạn sang trung hạn một mặt để sử dụng có hiệu quả vốn huy động nguồn vốn trung hạn, mặt khác để tăng cao lợi nhuận hoạt động.

Dư nợ trung và dài hạn tuy tăng với tốc độ khá nhanh nhưng mức dư nợ vẫn chưa cao cao do nhu cầu vay vốn trung hạn ít hơn nhiều so với nhu cầu vốn ngắn hạn ở địa phương. Mặt khác, do cho vay trung hạn rủi ro thường cao nên chi nhánh chú trọng đến việc mở rộng cho vay đối với những đối tượng có nguồn trả nợ và tài sản đảm bảo chắc chắn, đồng thời duy trì mối quan hệ với những khách hàng truyền thống của NH, không cho vay theo số lượng, tiến tới sàng lọc thật kỹ khách hàng trước khi quyết định cho vay nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng của NH. Dư nợ cho vay dài hạn có phần giảm đi, có thể là do cho vay dài hạn không nhiều trong các năm, thêm vào đó các món nợ vay dài hạn các năm trước đến hạn phải trả nên dư nợ dài hạn giảm xuống.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện cai lậy, tiền giang (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)