Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động Ban giám đốc
Ban giám đốc NHNo & PTNT huyện Cai Lậy do Giám đốc NHNo & PTNT tỉnh Tiền Giang bổ nhiệm và miễn nhiệm. Có chức năng trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
- Giám đốc: Giám đốc chi nhánh có vai trò trực tiếp điều hành, quản lý hoạt động kinh doanh tại đơn vị. Giám đốc còn có chức năng quản lý phòng Hành chánh – Tổ chức đơn vị. Đồng thời phải chụi trách nhiệm trước Ban Giám đốc NHNo & PTNT tỉnh Tiền Giang về hoạt động của toàn chi nhánh.
- Phó Giám đốc: có 2 phó giám đốc
Phó Giám đốc phụ trách tín dụng: giúp Giám đốc quản lý và điều hành hoạt động của phòng Tín dụng.
Phó Giám đốc Kế Toán – Ngân Quỹ: giúp Giám đốc quản lý và điều hành hoạt động của phòng Kế toán – Ngân quỹ.
Phòng Tín Dụng
Đây là nơi có sức ảnh hưởng rất lớn, quyết định sự thành công của hoạt động tín dụng và là nơi tạo ra thu nhập chính cho Ngân hàng. Phòng tín dụng gồm 01 Trưởng phòng, 02 Phó phòng và các cán bộ tín dụng. Phòng tín dụng GIÁM ĐỐC Phó Giám Đốc phụ trách tín dụng Phòng tín dụng Phó Giám Đốc phụ trách kế toán Phòng tổ chức hành chánh Phòng kế toán ngân quỹ
có chức năng thực hiện các nghiệp vụ cho vay như: cho vay từ nguồn vốn ADB, cho vay ngoài quốc doanh, cho vay tiêu dùng, cho vay hộ sản xuất, cho vay trả góp cán bộ công nhân viên, hưu trí, cho vay hộ nghèo, cho vay khắc phục lũ lụt (cho vay tôn nền nhà),….Phòng tín dụng là bộ phận quan trọng nhất trong NHNo & PTNT huyện Cai Lậy là phòng trực tiếp thực hiện giao dịch với khách hàng về hoạt động tín dụng. Cụ thể là trực tiếp thẩm định để xét duyệt cho vay và trực tiếp điều tra theo dõi các khoản nợ trong suốt thời gian cho vay từ khi phát sinh cho đến khi kết thúc hợp đồng.
Phòng Kế Toán – Ngân Quỹ
Phòng Kế Toán: Phòng có chức năng thực hiện các nghiệp vụ thu chi theo yêu cầu của khách hàng. Khi thực hiện chi tiền phải có phê duyệt của Giám đốc, hoặc Phó Giám đốc. Theo dõi những tài khoản phát sinh từ hoạt động hằng ngày, kịp thời báo cho phòng tín dụng những thay đổi hay sự phát sinh các tài khoản mới trong quá trình kinh doanh của cơ quan, thực hiện bút toán chuyển khoản giữa Ngân hàng với khách hàng có tài khoản tiền gửi, thực hiện nghiệp vụ thanh toán bù trừ hay liên hàng giữa các Ngân hàng khác hoặc gữa NHNo & PTNT huyện Cai Lậy với NHNo & PTNT tỉnh Tiền Giang hay NHNo & PTNT Trung Ương.
Phòng kế toán còn thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền bằng các dịch vụ chuyển tiền nhanh cho khách hàng như: Western Union, Money Transfer,…. Trong phòng kế toán còn có bộ phận vi tính, bộ phận này chụi sự quản lý điều hành trực tiếp của phòng Kế toán. Cán bộ vi tính có nhiệm vụ tổng hợp số liệu hằng ngày, tháng, quý, năm do các phòng ban chuyển sang, giữa các chi nhánh chuyển về thực hiện việc chuyển Fax cho khách hàng hay giữa Ngân hàng Trung Tâm với các chi nhánh. Bộ phận vi tính có chức năng quan trọng là lưu trữ thông tin, số liệu hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Nhiệm vụ của cán bộ vin tính còn là nơi cung cấp các thông tin cần thiết cho các bộ phận có liên quan, cho Giám Đốc và các phó Giám Đốc.
Phòng Tổ Chức – Hành Chính
Chịu sự quản lý của Giám đốc.
Phòng có chức năng quản lý toàn bộ hoạt động có liên quan đến cán bộ công nhân viên như tính lương, khen thưởng, đề bạt,…Tham mưu với Giám đốc về xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển nguồn nhân lực. Ngoài ra,phòng còn phân công cán bộ trực đêm để bảo đảm an ninh cho đơn vị.
Phòng Tổ chức – Hành chính còn có chức năng tính toán các khoản chi phí để mua sắm, sửa chữa trang thiết bị phục vụ cho ngân hàng.
3.4 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
Mỗi hoạt động kinh doanh nào cũng đều nhằm mục đích cuối cùng là lợi nhuận. Lợi nhuận là yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của một Ngân hàng. NH là loại hình kinh doanh tiền tệ cũng với mục tiêu tồn tại và phát triển, nâng cao uy tín, thị phần trên thị trường. Để nâng cao chất lượng kinh doanh, cạnh tranh với các NH khác tập thể cán bộ công nhân viên NHNo & PTNT huyện Cai Lậy đã nỗ lực rất lớn trong việc duy trì sự tồn tại và phát triển của NH mình và đạt được những kết quả mong muốn qua 3 năm như sau:
3.4.1 Tình hình thu nhập
Thu nhập là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của NH.Trong những năm qua, mặc dù chịu ảnh hưởng của nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng trong những năm qua Agribank đã từng bước mở rộng quy mô hoạt động và ngày càng phát triển, không những thế mà các công tác huy động vốn cũng được chú trọng không kém, ngày càng có nhiều hình thức tiếp cận khách hàng, đào tạo nhân viên…tạo điều kiện cạnh tranh với các Ngân hàng khác. Từ việc đổi mới, nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh, trong 3 năm thu nhập của NH thay đổi như sau:
Thu nhập của NH nhìn chung tăng qua 3 năm, năm 2012 thu nhập đạt 150.067 triệu đồng tăng 10.444 triệu đồng so với năm 2011. Sang năm 2013 thu nhập giảm 20.305 triệu đồng giảm 13,53% xuống còn 129.762 triệu đồng. Nguyên nhân của sự giảm này là do nguồn thu từ lãi giảm, năm 2013 NH chưa thu được nợ đã xử lý bằng nguồn dự phòng rủi ro đồng thời NH cũng chưa đa dạng hóa được các hình thức cho vay, chưa mở rộng được đối với các thành phần kinh tế, chưa đơn giản hóa thủ tục cho vay và việc tiếp cận khách hàng còn hạn chế nên chưa thu hút được nhiều khách hàng. Thu nhập 6 tháng đầu năm 2014 đạt 67.070 triệu đồng cũng không có sự thay đổi nhiều so với 6 tháng đầu năm 2013 là 66.376 triệu đồng. Ngoài khoản thu nhập từ lãi vay thì NH còn có các khoản thu khác ngoài lãi như thu phí bảo lãnh, thu phí dịch vụ, kinh doanh ngoại tệ và kinh doanh khác…các khoản thu này chỉ chiếm một phần nhỏ trong thu nhập của NH nhưng cũng góp phần làm tăng thu nhập cho NH. Vì thế NH cần có những biện pháp nâng cao các hoạt động dich vụ và đa dạng hóa các hình thức dịch vụ để vừa thu hút khách hàng vừa nâng cao thu nhập cho NH.
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của NH qua 3 năm 2011, 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014
Đơn vị: Triệu đồng
Nguồn: Phòng tín dụng NHo & PTNT huyện Cai Lậy
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6 tháng năm 2013 6 tháng năm 2014 Chênh lệch 2012/ 2011 Chênh lệch 2013/ 2012 Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2014/ 6 tháng đầu năm 2013 Số tiền 10.444 % 7,48 Số tiền (20.305) % (13,53) Số tiền (694) % (1,03) Tổng thu 139.623 150.067 129.762 67.070 66.376 Thu từ lãi 133.052 151.964 124.143 63.589 63.051 8.912 6,69 (17.821) (18,55) (538) (0,85)
Thu ngoài lãi 6.571 7.103 5.619 3.481 3.325 1.532 23,31 (1.484) (20,89) (156) (4,48)
Tổng chi phí 110.791 116.425 93.148 46.518 45.461 5.634 5,09 (23.277) (19,99) (1.057) (2,27)
Chi phí lãi 91.531 96.284 79.412 40.367 41.053 4.753 5,19 (16.872) (17,52) 686 1,69
Chi phí ngoài lãi 19.260 20.141 13.736 6.151 4.408 881 4,57 (6.405) (31,8) (1.743) (28,34)
Nhìn chung, mặc dù NH đã thực hiện chính sách tiết kiệm, giảm thiểu các chi phí hoạt động của NH đạt hiệu quả tương đối tốt, nhưng do khoản mục chi trả lãi vay và huy động vốn là khoản mục bắt buộc để duy trì hoạt động của NH, nó còn chịu sự tác động của chính sách lãi suất thu hút khách hàng của các NH đối thủ trên thị trường nên việc tăng chi phí hoạt động của NH là điều khó tránh khỏi. Tuy vậy từng khoản mục chi phí sinh ra sẽ làm hạn chế mức lợi nhuận đạt được của ngân hàng, cho nên ngoài việc phát triển tín dụng ngân hàng cần quan tâm đến việc giảm thiểu chi phí đến mức hợp lí để tối đa hóa lợi nhuận của NH.
3.4.2 Tình hình chi phí
Cùng với sự biến động của thu nhập thì chi phí cũng thay đổi qua 3 năm. Chi phí cũng là một trong những chỉ tiêu phản ánh quy mô hoạt động cũng như hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong thời gian qua. Đối với Ngân hàng hay bất kì một doanh nghiệp nào thì việc giảm chi phí là một điều tốt vì điều đó làm tăng lợi nhuận. Năm 2013 chi phí đạt 116.425 triệu đồng giảm 23.277 triệu đồng (tương đương 19,99%) so với năm 2012. Chi phí giảm là do năm 2012 NH đã trích một khoảng chi phí lớn để mở rộng kinh doanh khi nâng cấp 2 phòng giao dịch Long Tiên và Mỹ Phước Tây thành hai chi nhánh NH cấp 3 đòi hỏi nhu cầu máy móc, thiết bị, cán bộ làm việc cho các cơ sở mới này đồng thời chi nhánh cũng tiến hành sửa chữa lại NH tạo điều kiện cho nhân viên làm việc tốt nhất nên sang năm 2013 NH không cần phải trích các khoảng chi phí để tu sửa lại NH nên làm cho chi phí của NH giảm hơn so với năm 2012. Đứng trước tình hình kinh tế khó khăn hiện nay thì Ngân hàng thực hiện việc cắt giảm số lượng nhân viên cũng như những nhân viên không có đủ năng lực để làm giảm bớt một phần chi phí vì chi phí cho nhân viên cũng chiếm một phần không nhỏ trong tổng chi phí.
Nhìn chung, mặc dù Ngân hàng đã thực hiện chính sách tiết kiệm, giảm thiểu các chi phí hoạt động của Ngân hàng đạt hiệu quả tương đối tốt, nhưng do khoản mục chi trả lãi vay và huy động vốn là khoản mục bắt buộc để duy trì hoạt động của Ngân hàng, nó còn chịu sự tác động của chính sách lãi suất thu hút khách hàng của các Ngân hàng đối thủ trên thị trường nên việc tăng chi phí hoạt động của Ngân hàng là điều khó tránh khỏi. Tuy vậy từng khoản mục chi phí sinh ra sẽ làm hạn chế mức lợi nhuận đạt được của ngân hàng, cho nên ngoài việc phát triển tín dụng ngân hàng cần quan tâm đến việc giảm thiểu chi phí đến mức hợp lí để tối đa hóa lợi nhuận của ngân hàng.
3.4.3 Tình hình lợi nhuận
Qua bảng số liệu ta thấy lợi nhuận của NH tăng đều qua các năm từ 2011-2013. Năm 2012 lợi nhuận đạt 33.642 triệu đồng tăng 4.810 triệu đồng tăng 14,3% so với năm 2011. Sang năm 2013 lợi nhuận của NH tiếp tục tăng 8,83% so với năm 2012 đạt 36.614 triệu đồng. Năm 2013 mặc dù thu nhập của NH giảm nhưng bên cạnh đó chi phí của NH cũng giảm nên việc lợi nhuận tăng là điều hợp lí bên cạnh đó do sự phấn đấu của tập thể cán bộ công nhân viên của NH từ Giám đốc đến nhân viên đồng thời đã chủ động hơn trong việc tiếp cận, tìm kiếm các dự án hiệu quả, các khách hàng lớn, ưu đãi lãi suất, bán chéo các sản phẩm, dịch vụ, cung ứng ngoại tệ. Ngoài ra NH cũng đã cố gắng trong việc thu hồi và xử lý nợ quá hạn phát sinh, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động. Đó là sự cố gắng của chi nhánh và cần nổ lực trong việc mở rộng các hoạt động dịch vụ thu hút khách hàng và chính sách tiết kiệm chi phí thì NH sẽ đạt được hiệu quả hoạt động cao trong thời gian tới để giữ vững và nâng cao vị thế của NH trên toàn hệ thống. NH cần kết hợp với các cơ quan ban ngành có liên quan như các trạm khuyến nông hướng dẫn cho bà con cách trồng các loại cây có giá trị cao như bưởi da xanh, sầu riêng giống mới, các giống lúa kháng sâu bệnh..các trạm thú y để giúp bà con có kinh nghiệm hơn trong việc chăn nuôi và biết cách phòng chống các dịch bệnh.
Tóm lại, hoạt động kinh doanh của NH qua 3 năm đạt được kết quả tốt. Tuy nhiên NH cần chú trọng hơn trong việc tăng các nguồn thu từ lãi và ngoài lãi, bên cạnh đó NH cũng cần tìm cách hạn chế những rủi ro và làm giảm chi phí đến mức thấp nhất. Kết quả đạt được là do sự cố gắng, nổ lực rất lớn của tập thể cán bộ trong toàn chi nhánh để tạo nên sự thành công cho NHNo & PTNT huyện Cai Lậy.
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - CHI NHÁNH
CAI LẬY, TIỀN GIANG
4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG
Huy động vốn là một trong hai hoạt động tín dụng chính của NH, nhằm thu hút tiền nhàn rỗi từ trong dân cư và các tổ chức kinh tế rồi dùng nó cho các đối tượng có nhu cầu vay vốn vay lại có điều kiện, nhằm mang lại nguồn thu nhập chính yếu cho NH. Chiến lược hoạt động vốn là sự mở đầu trong công việc kinh doanh tiền tệ của các NH, nó mang tính chất thường xuyên và liên tục. Trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình ngoài hỗ trợ vốn trong sản xuất, NHNo&PTNT huyện Cai Lậy còn đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của mình thể hiện ở việc cho vay các đối tượng khác như hộ sản xuất kinh doanh, DNTN, công ty TNHH…Để mở rộng và duy trì được hoạt động kinh doanh của mình đòi hỏi NH phải có nguồn vốn đủ mạnh để đảm bảo khả năng thanh toán được và cho vay đối với khách hàng của mình.
Trong công tác huy động vốn khách hàng giữ vai trò chủ thể, NH là khách thể nên khách hàng có quyền lựa chọn nơi gửi tiền mà họ xem là đáng tin tưởng nhất, đáp ứng được mục đích gửi tiền của mình là cao nhất. Nắm được nhu cầu của khách hàng, NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Tiền Giang không ngừng tạo lập, củng cố thương hiệu của mình trên thị trường để tạo niềm tin cho khách hàng. Bên cạnh đó cũng cần có sự thỏa mãn về lãi suất và một điều không kém phần quan trọng là thái độ phục vụ của nhân viên trong Ngân hàng, họ phải có trách nhiệm là làm cho khách hàng thỏai mái, hài lòng khi giao dịch với NH và để một ấn tượng đẹp về NH trong lòng khách hàng, có như vậy NH mới có thể đạt được kết quả huy động như mình mong muốn.
Là một NH hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiêp, hộ sản xuất, doanh nghiệp thương mại và dịch vụ nhỏ nên trong công tác huy động vốn NH chú ý nhiều đến các nguồn vốn lớn và rẻ, bởi vì khi huy động được nguồn vốn rẻ giúp NH tiết kiệm được chi phí trả lãi, mạnh dạn đầu tư làm tăng lợi nhuận và rủi ro NH cũng được giảm thiểu, đây là điều mà bất kỳ NH nào hoạt động vì mục đích lợi nhuận cũng muốn đạt được. Ngay sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu kết quả huy động vốn của NH để có thể hiểu sâu hơn về công tác này:
Bảng 4.1: Tình hình nguồn vốn của NH qua 3 năm 2011, 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014
Đơn vị: Triệu đồng
Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT huyện Cai Lậy
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6 tháng năm 2013 6 tháng năm 2014 Chênh lệch 2012/ 2011 Chênh lệch 2013/ 2012 Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2014/ 6 tháng đầu năm 2013 Số tiền 240.224 % 30,17 Số tiền 113.927 % 10,97 Số tiền 252.883 % 22,95 Vốn huy động 798.213 1.038.437 1.152.364 1.101.901 1.354.784 TG không kì hạn 37.856 58.960 56.492 61.498 78.767 21.104 55,75 (2.468) (4,19) 17.269 28,08 TG ngắn hạn 742.940 856.160 935.785 921.234 1.066.393 113.820 15,32 79.625 9,3 145.159 15,76 TG trung và dài hạn Vốn điều chuyển 17.417 354.654 23.317 307.723 160.087 260.812 119.169 200.406 209.624 212.247 5.900 (46.931) 33,87 (13,23) 136.770 (46.911) 586,57 (15,24) 90.455 11.841 75,9 5,91 Tổng nguồn vốn 1.152.867 1.346.160 1.413.176 1.302.307 1.567.031 193.293 16,77 67.016 4,98 264.724 20,33