Dư nợ cho vay có thể được hiểu là hệ số giữa doanh số cho vay và thu nợ. Như vậy, chỉ tiêu dư nợ cho vay là khoản tiền đã giải ngân mà Ngân hàng chưa thu hồi về. Dư nợ cho vay là chỉ tiêu xác thực để đánh giá về qui mô hoạt động tín dụng trong từng thời kỳ. Đây là một chỉ tiêu không thể thiếu khi nói đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Tuy nhiên, việc phân tích dư nợ kết hợp với nợ xấu sẽ cho phép ta phản ánh chính xác hơn về hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Nhìn chung, các NHTM có mức dư nợ cao thường là các Ngân hàng có qui mô hoạt động rộng, nguồn vốn mạnh và đa dạng. Để hiểu rõ hơn về tình hình dư nợ của Ngân hàng diễn biến như thế nào trong ba năm qua, ta xem xét dư nợ của Ngân hàng theo thời hạn và theo đối tượng.
4.2.3.1 Tình hình dư nợ theo thời hạn
Nhìn chung dư nợ của NH tăng qua các năm, năm 2012 dư nợ đạt 817.558 triệu đồng giảm nhẹ so với năm 2011 giảm 5.766 triệu đồng nhưng đến năm 2013 dư nợ lại tăng với tốc độ khá nhanh tăng 21,01% tăng 171.743 triệu đồng. Bước sang 6 tháng đầu năm 2013 dư nợ tiếp tục tăng 146.591 triệu đồng tương đương 16,49%. Dư nợ qua các năm tương đối cao một phần là do dư nợ năm trước chuyển sang một phần là do doanh số cho vay tăng, nhưng so với mức tăng trưởng của cho vay và thu nợ thì mức tăng trưởng của dư nợ vẫn chưa cao. Mức dư nợ của NH do NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Tiền Giang là một trong những NH có qui mô lớn thuộc hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam nên mức dư nợ của NH khá cao là điều hợp lý, NH luôn mở rộng hoạt động tín dụng, tăng dư nợ để thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển
Dư nợ ngắn hạn
Tình hình dư nợ ngắn hạn tăng đều qua các năm. Dư nợ năm 2011 là 631.953 triệu đồng chiếm 76,7% trong tổng dư nợ. Năm 2012 dư nợ không tăng nhiều so với năm trước chỉ tăng 2,78%, sang năm 2013 dư nợ ngắn hạn tăng nhanh so với năm 2012 tăng 137.166 triệu đồng tăng 21,13 %. Bước sang 6 tháng đầu năm 2014 dư nợ tiếp tục tăng với tốc độ tăng 18,74% so với 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân là do cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay, mặt khác tuy NH có chuyển đổi cơ cấu cho vay nhưng do nhu cầu vay dài hạn không cao nên NH vẫn cho vay ngắn hạn là chủ yếu. Bên cạnh đó do chính sách khuyến khích hỗ trợ của Nhà nước phát triển nuôi trồng theo hướng công nghiệp, mở rộng diện tích sản xuất kinh doanh làm cho dư nợ trên lĩnh vực này ngày một tăng.
Bảng 4.6: Tình hình dư nợ theo thời hạn của NH qua 3 năm 2011, 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014
Đơn vị: Triệu đồng
Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT huyện Cai Lậy
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6 tháng năm 2013 6 tháng năm 2014 Chênh lệch 2012/ 2011 Chênh lệch 2013/ 2012 Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2014/ 6 tháng đầu năm 2013 Số tiền 17.584 % 2,78 Số tiền 137.166 % 21,13 Số tiền 118.522 % 18,74 Ngắn hạn 631.453 649.037 786.203 632.321 750.843 Trung và 191.871 168.521 208.864 256.592 284.661 (23.350) (12,17) 40.343 23,94 28.069 10,94 dài hạn Tổng cộng 823.324 817.558 995.067 888.913 1.035.504 (5.766) (0,7) 171.743 21,01 146.591 16,49
Dư nợ trung và dài hạn
Nhìn chung dư nợ trung và dài hạn tăng giảm không ổn định, năm 2012 dư nợ giảm 23.350 triệu đồng giảm 12,17% nguyên nhân là do năm 2012 doanh số cho vay trung và dài hạn giăm so với năm 2011, đa số món vay với mục đích đầu tư máy móc thường vay số tiền lớn với thời gian từ ba năm trở lên nên các món vay vẫn còn nằm trong hạn, phần lớn những hộ đầu tư máy móc để thực hiện dịch vụ cho thuê mướn nên doanh số cho vay tăng ở thời gian đầu và giảm dần về sau. Sang năm 2013 dư nợ trung và dài hạn đã tăng trở lại với tốc độ tăng 23,94% tương đương 30.343 triệu đồng. Trong những năm qua doanh số cho vay của NH liên tục tăng lên góp phần làm cho dư nợ gia tăng đáng kể, NH thực hiện chuyển đổi cơ cấu tín dụng từ ngắn hạn sang trung hạn một mặt để sử dụng có hiệu quả vốn huy động nguồn vốn trung hạn, mặt khác để tăng cao lợi nhuận hoạt động.
Dư nợ trung và dài hạn tuy tăng với tốc độ khá nhanh nhưng mức dư nợ vẫn chưa cao cao do nhu cầu vay vốn trung hạn ít hơn nhiều so với nhu cầu vốn ngắn hạn ở địa phương. Mặt khác, do cho vay trung hạn rủi ro thường cao nên chi nhánh chú trọng đến việc mở rộng cho vay đối với những đối tượng có nguồn trả nợ và tài sản đảm bảo chắc chắn, đồng thời duy trì mối quan hệ với những khách hàng truyền thống của NH, không cho vay theo số lượng, tiến tới sàng lọc thật kỹ khách hàng trước khi quyết định cho vay nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng của NH. Dư nợ cho vay dài hạn có phần giảm đi, có thể là do cho vay dài hạn không nhiều trong các năm, thêm vào đó các món nợ vay dài hạn các năm trước đến hạn phải trả nên dư nợ dài hạn giảm xuống.
Bên cạnh việc xem xét dư nợ của một NH ta cần chú ý đến rủi ro mà NH gánh chịu với mức dư nợ đó, mặc dù mức dư nợ đó cao nhưng rủi ro mà NH phải gánh chịu nằm trong khoảng có thể chấp nhận được thì mức dư nợ đó vẫn là tốt vì nó thể hiện đuợc qui mô, khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn cho khách hàng cao. Dư nợ của NHNo Cai Lậy mấy năm qua tăng do NH mở rộng thị phần tăng trưởng tín dụng, cho vay nhiều nên dư nợ cũng cao. NH nên theo dõi mức rủi ro hợp lý trước khi quyết định tăng trưởng dư nợ để làm cho hoạt động của NH có hiệu quả hơn.
4.2.3.2 Tình hình dư nợ theo mục đích sử dụng vốn
Nông nghệp
Nhìn chung ta thấy dư nợ đối với sản xuất nông nghiệp tăng qua các năm. Năm 2011 dư nợ đạt 272.868 triệu đồng chiếm 33,14%, sang năm 2012 dư nợ chỉ tăng 11.125 triệu đồng tăng 4,08% so với năm 2011. Tiếp đến năm 2013
dư nợ tiếp tục tăng nhanh tăng 26,07% so với năm trước, bước sang 6 tháng đầu năm 2014 thì dư nợ đối với sản xuất nông nghiệp tiếp tục tăng 45.741 triệu đồng tương đương 15,77% so với 6 tháng đầu năm 2013. Dư nợ sản xuất nông nghiệp tăng qua các năm là do ở huyện còn mang tính chất nông nghiệp người dân chủ yếu tập trung vào trồng trọt và chăn nuôi, giá cả các loại trái cây ngày càng tăng nhất là vào các tháng nghịch mùa, có nhiều loại giống cây mới cho năng suất cao, ít sâu bệnh nên thu hút người dân mở rộng diện tích trồng cây lâu năm, ngoài ra người dân còn đầu tư vào việc mua máy phục vụ sản xuất, đưa cơ giới hóa vào phát triển nông nghiệp nông thôn. Bên cạnh đó thì việc chăn nuôi bò, heo, cá cũng là một ngành nghề truyền thống của người dân ở địa phương đem lại nguồn thu nhập chính nên nhu cầu vốn để mở rộng diện tích mua sắm nguyên vật liệu dành cho trồng trọt chăn nuôi ngày càng tăng nên người dân ngày càng có nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất của mình
Kinh doanh
Cùng với doanh số cho vay thì dư nợ kinh doanh cũng chiếm tỷ trọng cao và tăng đều qua các năm. Năm 2011 tổng dư nợ đạt 823.324 triệu đồng trong đó dư nợ cho vay cho kinh doanh chiếm 54,91% trong tổng dư nợ, năm 2012 dư nợ tăng nhẹ so với năm 2011 chỉ tăng 4,36%. Sang năm 2013 dư nợ kinh doanh tiếp tục tăng 71.809 triệu đồng tăng 15,21% so với năm 2012. Sang 6 tháng đầu năm 2014 dư nợ kinh doanh tiếp tục tăng 16,94% so với 6 tháng đầu năm 2013, dư nợ tăng là do các doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng sản xuất nên nhu cầu vốn tăng, cộng thêm việc kinh doanh có phần thuận lợi hơn trong thời buổi mở cửa nên họ mạnh dạn đầu tư tiếp cho năm sau và NH cũng đã tăng trưởng dư nợ cho các đối tượng này nên làm cho dư nợ của doanh nghiệp năm 2014 tăng lên đáng kể. Bên cạnh đó thì tình hình kinh doanh của hộ có bước phát triển, người dân đã mạnh dạn mở rộng đầu tư thêm nhiều ngành mới. Mặt khác còn thể hiện sự tích cực của lãnh đạo NH trong việc xâm nhập thị trường mở rộng quy mô tín dụng.
Dư nợ khác
Nhìn chung thì dư nợ tăng giảm không ổn định, dư nợ giảm ở năm 2012 giảm 12.119 triệu đồng nhưng đến năm 2013 dư nợ lại tăng trở lại với tốc độ tăng 70,21% tương đương 8.672 triệu đồng. Sang 6 tháng đầu năm 2014 dư nợ tiếp tục tăng 6.688 triệu đồng tăng 22,06%. Dư nợ tăng cho thấy được sự nổ lực của cán bộ tín dụng trong việc mở rộng các đối tượng cho vay góp phần
Bảng 4.7: Tình hình dư nợ theo mục đích sử dụng vốn của NH qua 3 năm 2011, 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014
Đơn vị: Triệu đồng
Nguồn:Phòng tín dụng NHNo & PTNT huyện Cai Lậy
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6 tháng năm 2013 6 tháng năm 2014 Chênh lệch 2012/ 2011 Chênh lệch 2013/ 2012 Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2014/ 6 tháng đầu năm 2013 Số tiền 11.125 % 4,08 Số tiền 74.046 % 26,07 Số tiền 45.741 % 15,77 Nông nghiệp 272.868 283.993 358.039 289.987 335.728 Kinh doanh 452.128 471.827 543.636 472.892 553.014 19.699 4,36 71.809 15,21 80.122 16,94 Tiêu dùng 76.513 49.387 72.369 95.723 109.763 (27.126) (35,45) 22.982 46,53 14.040 14,67 Khác 21.815 12.351 21.023 30.311 36.999 (12.119) (55,55) 8.672 70,21 6.688 22,06 Tổng cộng 823.324 817.558 995.067 888.913 1.035.504 (5.766) (0,7) 171.743 21,01 146.591 16,49
Tiêu dùng
Dư nợ đối với tiêu dùng cũng tăng nhanh qua các năm, năm 2012 dư nợ có phần giảm so với năm 2011 giảm đến 35,45% tương đương 27.126 triệu đồng nguyên nhân là do ở năm 2012 cho vay tiêu dùng và khác cũng giảm so với năm 2011 làm cho dư nợ giảm theo mặt khác do tình hình thời tiết thay đổi nhiều dịch bệnh xảy ra làm cho sản xuất có phần kém hiệu quả nên người dân chủ yếu tập trung nguồn vốn vào để kinh doanh và sản xuất chăn nuôi ít chú trọng nhiều vào đời sống vật chất, nhưng sang năm 2013 dư nợ đã có những chuyển biến tích cực tăng khá cao 22.982 triệu đồng tương đương 46,53%. Sang 6 tháng đầu năm 2014 thì dư nợ tiếp tục tăng với tốc độ tăng 14,67% tăng 14.040 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2013. Dư nợ tiêu dùng và khác tăng nhanh là do ngày nay mức sống của người dân càng cao thì nhu cầu đáp ứng đời sống vật chất của người dân càng cao, họ bắt đầu chú ý nhiều vào điều kiện sống tốt hơn nên cần vốn để mua sắm vật dụng sinh hoạt gia đình, phương tiện vận chuyển…vì vậy NH cần chú trọng hơn đến cho vay tiêu dùng vì khách hàng phần lớn là công nhân viên chức có thu nhập ổn định hàng tháng và có thiện chí trả nợ cao nên ít rủi ro. Lãi suất cho vay tiêu dùng cũng tương đối cao góp phần mang lại nguồn thu nhập cho NH.
Nhìn chung thì dư nợ của NH tăng đều qua 3 năm. Điều này cho thấy được sự nổ lực của cán bộ tín dụng trong việc mở rộng khách hàng, hoàn thành tốt chỉ tiêu dư nợ của NH. Đây là dấu hiệu đáng mừng vì cho thấy NH hoạt động ngày càng có hiệu quả, NH cần mở rộng hơn nữa đối tượng cho vay và thu hút thêm nhiều khách hàng mới.
4.2.4 TÌNH HÌNH NỢ XẤU
Trong hoạt động kinh tế, bất kì hoạt động động chính nào cũng nhằm mục đích lợi nhuận. Song song với mức lợi nhuận cao đó thì độ rủi ro từ lĩnh vực này cũng không kém Mỗi rủi ro điều thể hiện ở nhiều khía cạnh từ rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản … và đặc biệt là rủi ro tín dụng mà biểu hiện đầu tiên của nó chính là nợ quá hạn. Để tìm hiểu được nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn cũng như có thể tìm ra được các giải pháp hạn chế nợ quá hạn chúng ta cùng tìm hiều tình hình nợ xấu của NH qua các năm từ 2011 đến 2013:
4.2.4.1 Tình hình nợ xấu theo thời hạn
Nhìn chung ta thấy nợ xấu của NH tăng qua các năm trong đó nợ xấu
Bảng 4.8: Tình hình nợ xấu theo thời hạn của NH qua 3 năm 2011, 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014
Đơn vị: Triệu đồng
Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT huyện Cai Lậy
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6 tháng năm 2013 6 tháng năm 2014 Chênh lệch 2012/ 2011 Chênh lệch 2013/ 2012 Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2014/ 6 tháng đầu năm 2013 Số tiền 80 % 4,82 Số tiền 1.179 % 67,88 Số tiền 799 % 41,25 Ngắn hạn 1.657 1.737 2.916 1.937 2.736 Trung và dài hạn 512 564 989 588 724 52 10,16 425 75,35 136 23,13 Tổng cộng 2.169 2.301 3.905 2.525 3.460 132 6,09 1.604 69,71 935 37,03
Năm 2011 nợ xấu đạt 2.169 triệu đồng, sang năm 2012 nợ xấu tăng 6,09% đến năm 2013 nợ xấu tăng với tốc độ rất nhanh lên 69,71% tương đương 1.604 triệu đồng so với năm 2012. Không dừng ở đó nợ xấu tiếp tục tăng khá cao ở 6 tháng đầu năm 2014 tăng 37,03% so với 6 tháng đầu năm 2013. Nợ xấu tăng nhanh là do tốc độ tăng trưởng cho vay, dư nợ tăng quá nhanh trong năm vì thế không thể tránh tác động đến nợ xấu, trong năm thì tình hình dịch bệnh, sâu bệnh hại cây trồng tăng nhanh, thiên tai tuy được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương trong việc khôi phục sản xuất nhưng thiệt hại quá lớn nên nhiều món nợ đến hạn vẫn chưa thu hồi được, để tạo điều kiện cho việc khôi phục sản xuất NH gia hạn thêm thời hạn trả nợ của các món vay đã làm cho nợ xấu tăng lên.
Nợ xấu ngắn hạn
Nhìn chung nợ xấu ngắn hạn tăng nhanh qua các năm, năm 2011 nợ xấu chiếm 76,39 %, năm 2012 nợ xấu ngắn hạn tăng 4,82%, sang năm 2013 nợ xấu tăng khá nhanh cụ thể nợ xấu ngắn hạn tăng 1.179 triệu đồng tương đương 67,88%. Bước sang 6 tháng đầu năm 2014 nợ xấu tiếp tục tăng nhanh, nợ xấu ngắn hạn tăng 799 triệu dồng tăng 41,24 %. Nợ xấu ngắn hạn tăng nhanh là do trong công tác thẩm định cho vay ngắn hạn trong những năm trước còn chủ quan, thực hiện đơn giản nên phát sinh nợ xấu ngắn hạn cao. Một phần là do phía người vay gặp rủi ro trong sản xuất kinh doanh dẫn đến mất khả năng trả nợ cũng làm cho nợ xấu tăng
Nợ xấu trung và dài hạn
Nợ xấu trung và dài hạn tuy thấp hơn ngắn hạn nhưng cũng tăng nhanh qua các năm. Năm 2012 nợ xấu tăng 10,16% so với năm trước, sang năm 2013 nợ xấu trung và dài hạn tăng khá nhanh tăng 75,35% tương đương 425 triệu đồng. Bước sang 6 tháng đầu năm 2014 nợ xấu tiếp tục tăng nhanh tăng 23,12% so với 6 tháng đầu năm 2014. Nợ xấu tăng nhanh là do trong khâu thẩm định của các món vay trung và dài hạn còn nhiều sai sót, những năm đầu thì cán bộ tín dụng còn kiểm tra kĩ các hoạt động kinh doanh của hộ vay nhưng dần về sau thì khâu này dần sơ sài hơn nên dẫn đến việc không kiểm soát được các khoản vay, đồng thời do ý thức trả nợ NH của người dân chưa cao. Bên cạnh đó thì những món vay nợ trung hạn với thời gian dài hơn thường chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn, nên với lượng nợ xấu thấp như vậy