Tình hình nợ xấu

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện cai lậy, tiền giang (Trang 53)

Trong hoạt động kinh tế, bất kì hoạt động động chính nào cũng nhằm mục đích lợi nhuận. Song song với mức lợi nhuận cao đó thì độ rủi ro từ lĩnh vực này cũng không kém Mỗi rủi ro điều thể hiện ở nhiều khía cạnh từ rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản … và đặc biệt là rủi ro tín dụng mà biểu hiện đầu tiên của nó chính là nợ quá hạn. Để tìm hiểu được nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn cũng như có thể tìm ra được các giải pháp hạn chế nợ quá hạn chúng ta cùng tìm hiều tình hình nợ xấu của NH qua các năm từ 2011 đến 2013:

4.2.4.1 Tình hình nợ xấu theo thời hạn

Nhìn chung ta thấy nợ xấu của NH tăng qua các năm trong đó nợ xấu

Bảng 4.8: Tình hình nợ xấu theo thời hạn của NH qua 3 năm 2011, 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014

Đơn vị: Triệu đồng

Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT huyện Cai Lậy

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6 tháng năm 2013 6 tháng năm 2014 Chênh lệch 2012/ 2011 Chênh lệch 2013/ 2012 Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2014/ 6 tháng đầu năm 2013 Số tiền 80 % 4,82 Số tiền 1.179 % 67,88 Số tiền 799 % 41,25 Ngắn hạn 1.657 1.737 2.916 1.937 2.736 Trung và dài hạn 512 564 989 588 724 52 10,16 425 75,35 136 23,13 Tổng cộng 2.169 2.301 3.905 2.525 3.460 132 6,09 1.604 69,71 935 37,03

Năm 2011 nợ xấu đạt 2.169 triệu đồng, sang năm 2012 nợ xấu tăng 6,09% đến năm 2013 nợ xấu tăng với tốc độ rất nhanh lên 69,71% tương đương 1.604 triệu đồng so với năm 2012. Không dừng ở đó nợ xấu tiếp tục tăng khá cao ở 6 tháng đầu năm 2014 tăng 37,03% so với 6 tháng đầu năm 2013. Nợ xấu tăng nhanh là do tốc độ tăng trưởng cho vay, dư nợ tăng quá nhanh trong năm vì thế không thể tránh tác động đến nợ xấu, trong năm thì tình hình dịch bệnh, sâu bệnh hại cây trồng tăng nhanh, thiên tai tuy được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương trong việc khôi phục sản xuất nhưng thiệt hại quá lớn nên nhiều món nợ đến hạn vẫn chưa thu hồi được, để tạo điều kiện cho việc khôi phục sản xuất NH gia hạn thêm thời hạn trả nợ của các món vay đã làm cho nợ xấu tăng lên.

Nợ xấu ngắn hạn

Nhìn chung nợ xấu ngắn hạn tăng nhanh qua các năm, năm 2011 nợ xấu chiếm 76,39 %, năm 2012 nợ xấu ngắn hạn tăng 4,82%, sang năm 2013 nợ xấu tăng khá nhanh cụ thể nợ xấu ngắn hạn tăng 1.179 triệu đồng tương đương 67,88%. Bước sang 6 tháng đầu năm 2014 nợ xấu tiếp tục tăng nhanh, nợ xấu ngắn hạn tăng 799 triệu dồng tăng 41,24 %. Nợ xấu ngắn hạn tăng nhanh là do trong công tác thẩm định cho vay ngắn hạn trong những năm trước còn chủ quan, thực hiện đơn giản nên phát sinh nợ xấu ngắn hạn cao. Một phần là do phía người vay gặp rủi ro trong sản xuất kinh doanh dẫn đến mất khả năng trả nợ cũng làm cho nợ xấu tăng

Nợ xấu trung và dài hạn

Nợ xấu trung và dài hạn tuy thấp hơn ngắn hạn nhưng cũng tăng nhanh qua các năm. Năm 2012 nợ xấu tăng 10,16% so với năm trước, sang năm 2013 nợ xấu trung và dài hạn tăng khá nhanh tăng 75,35% tương đương 425 triệu đồng. Bước sang 6 tháng đầu năm 2014 nợ xấu tiếp tục tăng nhanh tăng 23,12% so với 6 tháng đầu năm 2014. Nợ xấu tăng nhanh là do trong khâu thẩm định của các món vay trung và dài hạn còn nhiều sai sót, những năm đầu thì cán bộ tín dụng còn kiểm tra kĩ các hoạt động kinh doanh của hộ vay nhưng dần về sau thì khâu này dần sơ sài hơn nên dẫn đến việc không kiểm soát được các khoản vay, đồng thời do ý thức trả nợ NH của người dân chưa cao. Bên cạnh đó thì những món vay nợ trung hạn với thời gian dài hơn thường chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn, nên với lượng nợ xấu thấp như vậy cũng không làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng tín dụng đã đề ra.

Bảng 4.9: Tình hình nợ xấu theo mục đích sử dụng vốn của NH qua 3 năm 2011, 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014

Đơn vị: Triệu đồng

Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT huyện Cai Lậy

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6 tháng năm 2013 6 tháng năm 2014 Chênh lệch 2012/ 2011 Chênh lệch 2013/ 2012 Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2014/ 6 tháng đầu năm 2013 Số tiền 75 % 4,97 Số tiền 767 % 48,39 Số tiền 722 % 40 Nông nghiệp 1.510 1.585 2.352 1.805 2.527 Kinh doanh 563 595 764 586 736 32 6,68 169 28,4 150 25,59 Tiêu dùng 72 89 135 105 157 17 23,61 46 51,69 52 49,52 Khác 24 32 54 29 40 8 33,33 22 68,75 11 37,93 Tổng cộng 2.169 2.301 3.905 2.525 3.460 132 6,08 1.604 69,71 935 37,03

4.2.4.2 Tình hình nợ xấu theo mục đích sử dụng vốn

Nông nghiệp

Đối với sản xuất nông nghiệp nhìn chung ta thấy nợ xấu chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng qua các năm. Năm 2012 nợ xấu tăng 4,97% so với năm 2011, năm 2013 nợ xấu tiếp tục tăng 767 triệu đồng tương đương 48,39%, bước sang 6 tháng đầu năm 2014 nợ xấu tiếp tục tăng nhanh với tốc độ tăng 722 triệu đồng tăng 40% so với 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân làm cho nợ xấu tăng nhanh là do nông nghiệp chủ yếu dựa vào thời tiết, khí hậu, trong những năm qua thời tiết thay đổi thất thường làm cho sâu bệnh phát triển làm hại cây trồng và các dịch bệnh trên gia súc như heo tai xanh, long mồm lỡ móng phát triển trên diện rộng làm cho người dân chịu nhiều thiệt hại. Bên cạnh đó do thị trường không ổn định giá bị hạ thấp vào lúc vô mùa, nhiều sản phẩm không tiêu thụ được, một số hộ chưa có biện pháp tốt trong sản xuất kinh doanh nên dẫn đến không trả nợ được cho NH. Ngoài ra một số bộ phận dư nợ tín dụng phát sinh trước đây do khâu thẩm định chưa tốt, quá trình xử lý nợ thiếu kiên quyết, ý thức vay trả của hộ vay chưa cao.

Kinh doanh

Mặc dù không chiếm tỷ trọng cao như sản xuất nông nghiệp nhưng nợ xấu kinh doanh vẫn tăng qua các năm. Cụ thể năm 2012 nợ xấu tăng 5,68% so với năm 2011, năm 2013 nợ xấu tăng nhanh tăng 169 triệu đồng tăng 28,4%. Sang 6 tháng đầu năm 2014 nợ xấu tiếp tục tăng với tốc độ tăng 25,59% so với 6 tháng đầu năm 2014. Cũng như nợ xấu đối với nông nghiệp thì nợ xấu kinh doanh cũng tăng đều qua các năm, nguyên nhân là do NH mở rộng các đối tượng cho vay kinh doanh dẫn đến việc khó kiểm soát được các hoạt động kinh doanh của hộ vay, bên cạnh đó thì do một số hộ kinh doanh còn thiếu kinh nghiệm trong việc kinh doanh dẫn đến việc kinh doanh thua lỗ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của NH

Tiêu dùng

Nợ xấu của tiêu dùng tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng cũng tăng qua các năm. Cụ thể năm 2012 nợ xấu tăng 23,61% so với năm 2011, năm 2013 dư nợ lại tiếp tục tăng 46 triệu đồng tăng 51,69%, sang 6 tháng đầu năm 2014 nợ xấu tăng 52 triệu đồng tương đương 49,52% so với 6 tháng đầu năm 2013. Cho vay tiêu dùng chủ yếu là các khoản cho vay có đảm bảo trả nợ bằng tiền lương, trợ cấp của cán bộ công nhân viên nhưng những năm qua do chính sách mở rộng đối tượng khách hàng mới nên làm cho việc kiểm soát các khoản vay trở nên khó khăn hơn nên làm cho nợ xấu tăng qua các năm.

Nợ xấu khác

Cùng với doanh số cho vay thì nợ xấu khác cũng chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng nợ xấu nhưng vẫn tăng đều qua các năm. Năm 2012 nợ xấu tăng 33,33% so với năm 2011, sang năm 2013 nợ xấu tăng 22 triệu đồng tăng 68,75% so với năm 2012. Bước sang 6 tháng đầu năm 2014 nợ xấu tiếp tục tăng nhanh với tốc độ tăng 37,93%. Nợ xấu tăng qua các năm tăng là do một số hộ vay để hoạt động trong các lĩnh vực giải trí, ăn uống, thông tin và truyền thông…bước đầu chua có nhiều kinh nghiệm, bên cạnh đó thì người dân vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp nên số người quan tân đến các dịch vụ còn hạn chế nên dẫn đến một số hoạt động thua lỗ không trả được nợ.

4.3 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG

Trong những năm qua NHNo & PTNT huyện Cai Lậy đã không ngừng đổi mới các hình thức hoạt động, cùng với việc mở rộng tín dụng để đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng thì NH đã từng bước nâng cao trình độ chuyên môn. Để phản ánh mức độ hoạt động và quy mô của NH thì cần phải đánh giá và xem xét thông qua các chỉ tiêu tài chính sau:

4.3.1 Hệ số tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn

Đây là chỉ số tính toán khả năng sử dụng vốn cho vay trên tổng nguồn vốn. Chỉ số cho thấy trung bình một đồng vốn Ngân hàng đã cho vay được bao nhiêu đồng. Chỉ số này càng cao thì chứng tỏ khả năng cho vay của NH càng tốt, nhưng nếu cao quá thì sẽ tiềm ẩn rủi ro mất khả năng thanh toán. Nếu chỉ số này thấp chứng tỏ NH sử dụng vốn không hiệu quả, bởi vì còn rất nhiều khoản tồn động không sinh lãi. Ngoài ra chỉ số này còn xác định quy mô NH

Năm 2011 một đồng vốn NH bỏ ra thì sẽ sử dụng 0,7142 đồng để cho vay. Năm 2012 một đồng vốn NH bỏ ra sẽ sử dụng 0,6073 đồng cho vay thấp hơn năm 2011 là 0,1069 đồng điều này cho thấy việc sử dụng vốn để cho vay chưa thật sự hiệu quả. Đến năm 2013 một đồng vốn bỏ ra sẽ sử dụng 0,7041 đồng cho vay tăng 0,0968 đồng. Qua bảng số liệu ta thấy hệ số tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn tăng lên qua 3 năm điều này cho thấy NH ngày càng sử dụng vốn có hiệu quả.

Nhìn chung, trong ba năm dư nợ luôn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn. Qua đó, ta thấy khả năng cho vay của NH, NH đã sử dụng phần lớn tiền vốn để cho vay. Đây là sự thành công của NH trong công tác sử dụng vốn, cũng như sự nổ lực rất lớn của NH trong quá trình cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn. Vốn NH có khả năng sinh lời cao. Nhưng điều cần lưu ý ở đây là tỷ số cao như thế có làm phát sinh rủi ro về thanh khoản và có ảnh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hưởng đến chất lượng tín dụng của NH không , ta cần xem xét thêm tỷ số nợ xấu trên tổng dư nợ để có thể đánh giá chính xác hơn, hiểu rõ hơn về mức độ rủi ro tín dụng của NH trong thời gian qua

4.3.2 Dư nợ trên vốn huy động

Chỉ tiêu này đánh giá khả năng sử dụng vốn huy động vào việc cho vay vốn, tức là cho biết được tỷ trọng đầu tư vào cho vay của NH so với khả năng huy động vốn.

Nhìn chung ta thấy hệ số dư nợ trên vốn huy động phần lớn đều chiếm tỷ lệ cao, điều này cho thấy nguồn vốn huy động đã được sử dụng một cách có hiệu quả. Năm 2011 hệ số dư nợ trên vốn huy động đạt 103,15%, năm 2012 hệ số giảm còn 78,73% giảm 24,42% và năm 2013 tăng lên 86,35 lần tăng 7,62%, tỷ trọng có xu hướng tăng giảm không ổn định tuy nhiên nhìn chung thì NH đã sử dụng nguồn vốn huy động để cho vay một cách có hiệu quả, mở rộng được các hình thức cho vay và các đối tượng cho vay như hộ gia đình, hợp tác xã. Ngoài ra đó cũng là sự nổ lực hết mình của tập thể cán bộ nhân viên NH trong việc triệt để khai thác nguồn vốn huy động, đáp ứng phần lớn nhu cầu vốn của khách hàng để sản xuất kinh doanh. Vốn huy động được sử dụng tốt là nhờ vào chính sách mở rộng hoạt động tín dụng của NH

4.3.3 Hệ số thu nợ

Cùng với doanh số cho vay thì doanh số thu nợ cũng tăng lên đáng kể. Chỉ số thu nợ phản ánh hiệu quả thu nợ của NH hay khả năng trả nợ vay của khách hàng, cho biết số tiền mà NH thu được trong một thời kỳ kinh doanh nhất định từ một đồng doanh số cho vay. Hệ số thu nợ càng lớn thì càng được đánh giá tốt, cho thấy công tác thu hồi vốn của NH càng hiệu quả và ngược lại.

Nhìn chung ta thấy hệ số thu nợ qua các năm khá cao, từ năm 2011 đến năm 2013 đều trên 90%. Năm 2011 hệ số thu nợ đạt 90,68% có nghĩa là cứ 100 đồng cho vay sẽ thu lại được 90,68 đồng nợ. Sang năm 2012 hệ số thu nợ đạt 92,94% đây là dấu hiệu đáng mừng cho thấy được khả năng thu hồi nợ của NH rất tốt, các khoản vay đều được thẩm định cẩn thận nên khả năng thu hồi được nợ là rất cao. Đến năm 2013 hệ số lại giảm xuống còn 90% là do doanh số cho vay tăng với tốc độ nhanh hơn doanh số thu nợ mặc dù doanh số thu nợ cũng tăng nhưng không kịp với doanh số cho vay. Hệ số qua các năm đạt khá cao cho thấy được hiệu quả đầu tư tín dụng khá tốt của NH, tăng trưởng tín dụng luôn đi đôi với chất lượng tín dụng, những khoản vay gần như được thu hồi trong năm. Một phần cũng do người dân làm ăn có hiệu quả nên họ có thiện chí trả nợ cho NH cũng góp phần lớn vào công tác thu hồi nợ của NH.

4.3.4 Vòng quay vốn tín dụng

Chỉ tiêu này đo lường tốc độ quay vòng của đồng vốn tín dụng từ đó biết được thời gian thu hồi vốn nhanh hay chậm.

Nhìn chung ta thấy vòng quay vốn tín dụng tại NH có sự biến động qua các năm, tăng giảm không ổn định. Cụ thể năm 2011 đạt 1,46 vòng sang năm 2012 vòng quay tăng lên 1,64 vòng tăng 0,18 vòng, sang năm 2013 vòng quay giảm xuống còn 1,61 vòng giảm 0,03 vòng. Bước sang 6 tháng đầu năm 2014 thì vòng quay có chiều hướng tăng so với 6 tháng đầu năm 2013 tăng 0,06 vòng. Nhìn chung thì số vòng quay vốn tín dụng của NH còn thấp điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của NH còn thấp, thời gian thu hồi vốn còn chậm. Nguyên nhân vòng quay vốn tín dụng còn thấp là do doanh số thu nợ có tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng của doanh số thu nợ còn thấp hơn doanh số cho vay. NH càng nổ lực hơn nữa trong việc nâng cao hiệu quả thu hồi vốn.

4.3.5 Nợ xấu trên tổng dư nợ

Nợ xấu là vấn đề đáng lo ngại của bất kì NH nào, đây là chỉ số quan trọng đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng. Những Ngân hàng có chỉ số này thấp cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng của Ngân hàng này cao.

Nhìn chung ta thấy nợ xấu của NH tăng qua các năm nhưng tỷ lệ nợ xấu của NH là rất thấp cụ thể năm 2011 nợ xấu trên tổng dư nợ đạt 0,27%, năm 2012 là 0,28%. Sang năm 2013 tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ đạt 0,39% tăng 0,12%. Bước sang 6 tháng đầu năm 2014 nợ xấu trên tổng dư nợ đạt 0,33% tăng 0,05% so với 6 tháng đầu năm 2013. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tăng qua các năm là do một số khách hàng làm ăn thua lỗ, qua các năm thời tiết thay đổi nhiều dịch bệnh xảy ra làm cho người dân bị mất mùa, nông sản bán với giá thấp. Nhưng nhìn chung thì tỷ lệ nợ xấu rất thấp cho thấy đó là một dấu hiệu đáng mừng thể hiện sự thành công của NH trong việc cho vay và thu hồi vốn, cán bộ tín dụng càng nổ lực giám sát khách hàng, thẩm định các phương án vay, theo dõi từng món nợ, xuống từng hộ nhắc nhở họ thực hiện

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện cai lậy, tiền giang (Trang 53)