2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu thứ cấp từ phòng kế hoạch và tín dụng của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Thạnh Trị - Sóc Trăng trong giai đoạn từ tháng 1 năm 2011 đến tháng 6 năm 2014.
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
- Sử dụng phương pháp so sánh.
+ So sánh bằng số liệu tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.
y = y1 – y0
Trong đó:
y0 : chỉ tiêu năm trước. y1 : chỉ tiêu năm sau.
y : là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.
+ So sánh bằng số tương đối: Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.
y = (y1 /y0) *100% Trong đó:
y0 : chỉ tiêu năm trước. y1 : chỉ tiêu năm sau.
y : biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế.
Phương pháp dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa
14
các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
- Sử dụng phương pháp tỷ số:
Là mối quan hệ giữa hai chỉ tiêu kinh tế nào đó mà ta cần xem xét để từ đó thấy được hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Phương pháp tỷ số sử dụng các chỉ tiêu tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng.
Các chỉ tiêu đánh giá được sử dụng trong đề tài bao gồm: + Tổng dư nợ/nguồn vốn huy động
+ Hệ số thu nợ
+ Vòng quay vốn tín dụng + Tỷ lệ nợ xấu
- Sử dụng phương pháp lý luận để từ thực trạng đưa ra các giải pháp cụ thể cho từng chỉ số.
15
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU VỀ NHNo&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN THẠNH TRỊ - SÓC TRĂNG
3.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ NHNo&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN THẠNH TRỊ - SÓC TRĂNG THẠNH TRỊ - SÓC TRĂNG
3.1.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam thôn Việt Nam
Thành lập ngày 26/03/1988, hoạt động theo Luật các TCTD Việt Nam, đến nay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Agibank là NHTM hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt là cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development, và tên gọi tắt là AGRIBANK. Có trụ sở giao dịch chính tại: Lô 2B.XV, Khu đô thị mới Mỹ Đình I, Huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các Ngân hàng chuyên doanh trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Lúc mới thành lập, ngân hàng này mang tên là Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Cuối năm 1990, ngân hàng được đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam. Đến cuối năm 1996, ngân hàng lại được đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và kéo dài cho đến ngày nay. Ngày 30/01/2011 thực hiện Quyết định số 214/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chuyển đổi sang mô hình Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu 100% vốn điều lệ.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam là ngân hàng lớn nhất, dẫn đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam về vốn, tài sản, nguồn nhân lực, mạng lưới hoạt động, số lượng khách hàng. Đến ngày 31/12/2013, Ngân hàng có tổng tài sản 705.365 tỷ đồng, vốn điều lệ 29.605 tỷ đồng, tổng nguồn vốn 626.390 tỷ đồng, tổng dư nợ 530.600 tỷ đồng; đội ngũ cán bộ nhân viên gần 40.000 người; gần 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc, chi nhánh
16
Campuchia; quan hệ đại lý với trên 1.000 ngân hàng tại gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ; được hàng triệu khách hàng tin tưởng lựa chọn.
Với vị thế là NHTM hàng đầu Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã, đang không ngừng nỗ lực hết mình, đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, đóng góp to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế của đất nước.
3.1.2 Giới thiệu về NHNo&PTNT chi nhánh huyện Thạnh Trị - Sóc Trăng Trăng
NHNo&PTNT chi nhánh huyện Thạnh Trị - Sóc Trăng là chi nhánh cấp 2 trực thuộc chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Sóc Trăng. Được thành lập vào ngày 29/01/1992. Có trụ sở đặt tại số 278 đường Trần Hưng Đạo, Ấp 1, Thị trấn Phú Lộc, Huyện Thạnh Trị, Tỉnh Sóc Trăng. Từ đó đến nay Ngân hàng đã qua hơn 22 năm hình thành và nỗ lực phấn đấu để có thể trở thành Ngân hàng có vai trò chủ chốt đối với sự phát triển của nền kinh tế huyện nhà. NHNo&PTNT huyện Thạnh Trị từ những ngày đầu thành lập với nguồn vốn huy động ít ỏi, máy móc thiết bị còn lạc hậu, cơ sở hạ tầng làm việc xuống cấp trầm trọng, trình độ nghiệp vụ chuyên môn chưa cao. Tình hình tài chính khó khăn còn phụ thuộc vào ngân hàng cấp trên và là một chi nhánh ngân hàng cấp 4. Tuy gặp nhiều khó khăn, nhưng với phương châm “Sẵn sàng vượt khó” cùng với sự nỗ lực phấn đấu của Ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên ngân hàng đã đưa chi nhánh từng bước đi vào ổn định, không những khắc phục khó khăn mà còn vươn lên theo kịp cơ chế thị trường. Qua thời gian hoạt động, NHNo&PTNT chi nhánh huyện Thạnh Trị đã mở rộng kinh doanh nhiều dịch vụ ngân hàng hiện đại và cho vay trực tiếp đến hộ sản xuất, làm tăng khối lượng đầu tư vốn tín dụng, góp phần tích cực vào sự chuyển dịch cơ cấu nông thôn và phát triển nền kinh tế huyện nhà.
Với những kết quả đạt được trong thời gian qua toàn thể lãnh đạo và cán bộ nhân viên ngân hàng luôn nỗ lực nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, tổ chức các khóa huấn luyện nghiệp vụ trong nội bộ ngân hàng để nâng cao năng lực của cán bộ nhân viên. Đồng thời mở rộng hoạt động một cách vững chắc, an toàn, cung cấp dịch vụ ngày càng tiện ích, thuận lợi đối với mọi loại hình DN và dân cư.
17
3.1.3 Cơ cấu tổ chức và chức năng của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Thạnh Trị - Sóc Trăng
3.1.3.1 Cơ cấu tổ chức
Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT huyện Thạnh Trị
Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Thạnh Trị - Sóc Trăng trong giai đoạn 2011 - 2014
Cơ cấu tổ chức bao gồm: 1 Giám Đốc, 1 Phó Giám Đốc, 1 phòng Kế hoạch kinh doanh, 1 phòng Kế toán ngân quỹ.
3.1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận
Ban giám đốc: Thành phần của Ban Giám Đốc gồm có 2 người, 1 Giám Đốc và 1 Phó Giám Đốc.
* Giám Đốc
- Giám Đốc là người trực tiếp điều hành, giám sát mọi hoạt động của Ngân hàng.
- Tổ chức chỉ đạo thực hiện các chính sách, chế độ nghiệp vụ và hạch toán kinh doanh theo sự chỉ đạo của Ngân hàng Tỉnh.
- Quyết định đầu tư, cho vay, bảo lãnh trong giới hạn được Giám Đốc Ngân hàng Tỉnh ủy quyền. GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG KẾ TOÁN NGÂN QUỸ PHÒNG KẾ HOẠCH KINH DOANH
18
- Chỉ đạo phụ trách phòng kế hoạch kinh doanh, xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch và hoạch định chiến lược kinh doanh.
- Chịu trách nhiệm về tài sản, vốn, tổ chức cán bộ của chi nhánh. * Phó Giám Đốc
- Thay mặt Giám Đốc điều hành một số công việc khi Giám Đốc vắng mặt (theo văn bản ủy quyền của Giám Đốc) và tham mưu cho Giám Đốc về các vấn đề quan trọng trong hoạt động kinh doanh.
- Giúp Giám Đốc chỉ đạo điều hành trực tiếp phòng Kế Toán Ngân Quỹ và theo dõi tài sản, vốn và nhân sự của nội bộ.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám Đốc giao. Đối với những trường hợp vượt quá trách nhiệm của mình thì Phó Giám Đốc phải được sự đồng ý hay ủy quyền của Giám Đốc.
* Phòng Kế Hoạch Kinh Doanh: Gồm 7 nhân viên, trong đó có 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 5 cán bộ tín dụng thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Khảo sát địa bàn để nắm bắt tình hình kinh tế ở từng xã, thị trấn của Huyện. Thông qua đó đưa ra các chính sách cho vay một cách hiệu quả.
- Có nhiệm vụ chủ động tìm kiếm và hướng dẫn khách hàng về thủ tục vay vốn thông qua hồ sơ vay vốn và tiến hành thẩm định trước, trong và sau khi thực hiện HĐTD.
- Theo dõi tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn, nhu cầu vay vốn cần thiết để phục vụ tín dụng, từ đó trình lên Giám Đốc để có kế hoạch cụ thể.
- Tìm kiếm khách hàng mới, giữ mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng truyền thống.
- Quản lý chặt chẽ về dư nợ, nợ xấu, tài sản đảm bảo của khách hàng. Bên cạnh đó, đưa ra những giải pháp xử lý nợ xấu và hạn chế rủi ro tín dụng một cách hiệu quả.
- Định kỳ báo cáo tình hình hoạt động của phòng cho Ban Giám Đốc.
* Phòng Kế Toán Ngân Quỹ: Gồm 10 nhân viên, trong đó có 1 trưởng phòng Kế Toán, 1 Phó phòng Kế Toán, 5 Kế Toán viên, 1 Thủ Quỹ, 1 Kiểm ngân và 1 Tài xế. Chức năng của phòng Kế Toán Ngân Quỹ chủ yếu là:
19
+ Thực hiện các nghiệp vụ dịch vụ thanh toán: dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ kiều hối, dịch vụ thẻ… cho khách hàng.
+ Quản lý hồ sơ của khách hàng vay, hạch toán các nghiệp vụ cho vay, thu nợ, tiền gửi, thu thập các thông tin phát sinh trong ngày, thực hiện các khoản giao nộp ngân sách Nhà nước.
+ Thường xuyên theo dõi các tài khoản giao dịch của khách hàng, để gửi giấy báo nợ, báo có và giấy báo lãi cho khách hàng.
+ Cuối năm báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, lãi lỗ… cho Ban Giám Đốc.
- Ngân Quỹ
+ Thực hiện công tác thu chi VND và USD
+ Có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát tiền mặt, ngân phiếu trong kho hàng ngày.
+ Cuối mỗi ngày khóa sổ ngân quỹ, kết hợp với kế toán theo dõi nghiệp vụ ngân quỹ phát sinh để điều chỉnh kịp thời khi có sai sót. Định kỳ hàng tháng báo cáo trên bảng cân đối vốn và sử dụng vốn hàng ngày để trình lên Ban Giám Đốc.
3.2 KHÁI QUÁT VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNo&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN THẠNH TRỊ - SÓC TRĂNG NHNo&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN THẠNH TRỊ - SÓC TRĂNG
Trong kinh doanh tiền tệ, mục tiêu của các NHTM luôn là tối đa hóa lợi nhuận với một mức chi phí hợp lý, nhưng vẫn phải đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của Nhà nước. Trong đó lợi nhuận luôn là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đây cũng là mục tiêu hàng đầu của NHNo&PTNT chi nhánh Thạnh Trị trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Vì vậy để thấy rõ kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong giai đoạn 2011 – 2014, cần xem xét đến chỉ tiêu thu nhập, chi phí và lợi nhuận của Ngân hàng.
20
3.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong giai đoạn 2011 – 2013 2011 – 2013
Bảng 3.1: Kết quả kinh doanh trong giai đoạn 2011 - 2013 của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Thạnh Trị - Sóc Trăng ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Thu nhập 50.320 57.211 61.393 6.891 13,69 4.182 7,31 Thu từ hoạt động tín dụng 48.752 55.974 59.851 7.222 14,81 3.877 6,93 Thu từ hoạt động phi tín dụng 1.568 1.237 1.542 (331) (21,11) 305 24,66 Chi phí 48.746 56.199 60.415 7.453 15,29 4.216 7,50 Chi từ hoạt động tín dụng 46.564 53.723 58.452 7.159 15,37 4.729 8,80 Chi từ hoạt động phi tín dụng 2.182 2.476 1.963 294 13,47 (513) (20,72) Lợi nhuận 1.574 1.012 978 (562) (35,71) (34) (3,36)
Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT huyện Thạnh Trị
3.2.1.1 Thu nhập
Dựa vào bảng số liệu trên có thể thấy thu nhập của Ngân hàng luôn tăng dần qua 3 năm. Năm 2011, tổng thu nhập là 50.320 triệu đồng, đến năm 2012 đã đạt 57.211 triệu đồng tăng 6.891 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 13,69% so với năm 2011. Với đà tăng trưởng trên, năm 2013 tổng thu nhập của Ngân hàng tiếp tục tăng nhưng với tốc độ chậm hơn, đạt 61.393 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 7,31% so với năm 2012. Điều này thể hiện phần nào hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng là khá tốt. Đạt được kết quả đó là do trong thời gian qua Ngân hàng đã tích cực thực hiện nhiều biện pháp nhằm mở rộng quy mô hoạt động tín dụng.
Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thì nguồn thu từ hoạt động tín dụng luôn là nguồn thu chính và chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập của Ngân hàng (chiếm trên 97,00%). Nhìn chung qua 3 năm nguồn thu từ hoạt động tín dụng của Ngân hàng liên tục gia tăng. Cụ thể, năm 2011 thu nhập từ hoạt động tín dụng của Ngân hàng chỉ đạt 48.752 triệu đồng, đến năm 2012 đã đạt 55.974 triệu đồng tăng 14,81% so với năm 2011 và đến năm 2013 thì nguồn thu này tương đối
21
ổn định khi đạt 59.851 triệu đồng tăng 6,93% so với năm 2012. Nguyên nhân là do Ngân hàng đã đẩy mạnh công tác cho vay làm cho tổng dư nợ gia tăng góp phần đem lại thu nhập cho Ngân hàng. Năm 2012, việc tăng trưởng cho vay của Ngân hàng trong thời điểm nền kinh tế gặp nhiều khó khăn là điều không hề đơn giản, nhưng Ngân hàng đã có những biện pháp tích cực để đạt được mức tăng trưởng tín dụng tốt bằng việc thực hiện tốt các chương trình tín dụng của Chính phủ và NHNN như: chương trình hỗ trợ đối với lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản, lương thực; chương trình cho vay hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch… Hơn nữa do tiềm năng thế mạnh của huyện là nông nghiệp nên tạo điều kiện thuận lợi để Ngân hàng đẩy mạnh cho vay đối với ngành này. Đặc biệt để giúp tăng trưởng cho vay thì trong năm 2012 Ngân hàng đã nhiều lần điều chỉnh giảm lãi suất theo quy định của NHNN, các cán bộ tín dụng cũng luôn tìm hiểu rõ về đặc điểm đời sống của người dân, kịp thời đáp ứng nhu cầu vay vốn cho từng khách hàng với lãi suất hỗ trợ ưu đãi. Luôn tích cực triển khai cho khách hàng về các chương trình cho vay hỗ trợ của Ngân hàng giúp họ dễ dàng tiếp cận vốn vay. Chính việc thực hiện tích cực các hoạt động trên đã góp phần làm cho thu nhập năm 2012 gia tăng. Sang năm 2013 Ngân hàng tiếp tục thực hiện tốt các biện pháp tăng trưởng cho vay và luôn hướng dòng vốn tín dụng của mình vào lĩnh vực nông nghiệp, đảm bảo nguồn vốn cho vay khách hàng, hỗ trợ DN phục hồi sản xuất. Tuy nhiên do sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng lân cận về lãi suất huy động và cho vay khiến cho thu nhập của Ngân hàng tăng chậm. Đặc biệt là lạm phát tiếp tục