- Sóc Trăng
5.2 Một số giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT chi nhánh
từng năm. Đặc biệt là việc tập trung cho vay ngắn hạn đã khiến cho nợ xấu ngắn hạn liên tục tăng cao. Điều này cho thấy công tác thẩm định cho vay của Ngân hàng chưa được siết chặt.
5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NGÂN HÀNG
5.2.1 Giải pháp về huy động vốn
- Ban lãnh đạo cần chỉ đạo toàn thể nhân viên tích cực nỗ lực hơn nữa trong công tác huy động vốn. Khai thác tối đa nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư. Giao chỉ tiêu và khen thưởng cho nhân viên huy động được vốn đạt chỉ tiêu.
- Ngân hàng cần thực hiện đa dạng hóa các sản phẩm tiền gửi theo từng nhóm khách hàng giúp đáp ứng tốt hơn nhu cầu gửi tiền của khách hàng.
- Ngân hàng cần có những chính sách lãi suất huy động ưu đãi nhằm thu hút khách hàng gửi tiền vào Ngân hàng, nhưng lãi suất phải tuân theo quy định của NHNN.
- Khách hàng hiện nay của Ngân hàng tập trung chủ yếu ở việc gửi tiền có kỳ hạn < 12 tháng. Do đó Ngân hàng cần đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi, lãi suất ưu đãi đối với khách hàng gửi tiền với kỳ hạn > 12 tháng và gửi tiền không kỳ hạn, số dư tiền gửi lớn. Đặc biệt là có kế hoạch tặng quà, bốc thăm trúng thưởng, tiết kiệm dự thưởng… dành cho khách hàng vào các dịp lễ, tết, tặng quà vào dịp sinh nhật của khách hàng.
- Luôn tuyên truyền, quảng bá nhằm thu hút khách hàng đến với Ngân hàng khi có nhu cầu gửi tiền thông qua các phương tiện truyền thông.
- Tạo mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng truyền thống. Tìm kiếm và mở rộng quan hệ với khách hàng tiềm năng.
- Nhân viên Ngân hàng cần phải hoàn thiện tác phong, thái độ, quan tâm, chăm sóc đến khách hàng của mình và Ngân hàng cũng cần nâng cao chế độ khen thưởng đối với các nhân viên, cán bộ đạt được doanh số huy động đề ra.
80
5.2.2 Giải pháp về hoạt động tín dụng
* Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng
- Mở rộng và đa dạng hóa hình thức cho vay nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn và sử dụng vốn có hiệu quả. Đồng thời phải cho vay phù hợp với mục đích và khả năng tài chính của khách hàng và phù hợp với quy định của NHNN.
- Bên cạnh việc tập trung cho vay ngắn hạn, cho vay lĩnh vực nông nghiệp, Ngân hàng cần quan tâm nhiều hơn đến việc cho vay trung và dài hạn, cũng như cho vay các ngành khác đang trên đà phát triển trong tương lai của huyện. Nhằm ngày càng mở rộng quy mô hoạt động tín dụng và phân tán rủi ro.
- Tăng cường triển khai, hướng dẫn cho khách hàng các chương trình cho vay mới của Ngân hàng, chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi, chương trình cho vay với các gói hỗ trợ của Chính phủ và NHNN giúp Ngân hàng ngày càng mở rộng quy mô hoạt động.
- Chủ động tìm kiếm và đầu tư cho vay vào các dự án khả thi, mời gọi các đối tượng DN có khả năng tài chính tốt, phương án sản xuất kinh doanh khả thi vay vốn của Ngân hàng.
* Giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng
- Cần tổ chức các khóa huấn luyện nghiệp vụ, các khóa hội thảo, nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng. Để có thể thực hiện tốt công tác thẩm định cho vay đối với các món vay.
- Ngân hàng cần quan tâm nhiều hơn trong cho vay trung và dài hạn, nhằm phân tán rủi ro cho Ngân hàng. Nhưng đồng thời phải đảm bảo thẩm định tốt các món vay này để hạn chế nợ xấu.
- Để hạn chế nợ xấu trong nông nghiệp, các cán bộ tín dụng cần khuyến khích khách hàng vay vốn tham gia mua bảo hiểm nông nghiệp để hạn chế rủi ro cho Ngân hàng.
- Đối với các khoản nợ xấu Ngân hàng cần tăng cường phân tích, tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp xử lý kịp thời. Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong việc xử lý các món vay mà khách hàng mất khả năng thanh toán cho Ngân hàng.
81
- Duy trì mối quan hệ tốt đối với các khách hàng thân thiết, có uy tín, chấm dứt quan hệ và thu hồi các khoản nợ đối với khách hàng xấu, không có uy tín nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay.
- Cần thường xuyên theo dõi quá trình và mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng. Đối với món vay lớn Ngân hàng cần chia thành từng lần giải ngân để tránh tình trạng khách hàng sử dụng vốn sai mục đích khiến nợ xấu tăng cao.
- Tăng cường số lượng cán bộ tín dụng để hạn chế việc một cán bộ tín dụng phải quản lý quá nhiều món vay, nhằm giúp việc kiểm soát và quản lý món vay được chặt chẽ hơn.
- Tăng cường công tác quản lý, giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng, thường xuyên đánh giá lại tài sản đảm bảo của khách hàng và phân loại khách hàng đúng quy định.
- Đơn giản hóa quy trình cho vay nhưng phải đảm bảo tuân thủ một cách tốt nhất các quy trình thủ tục cho vay, quy chế cho vay hiện hành.
82
CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN CHUNG
Đứng trước những khó khăn chung của nền kinh tế huyện nhà, trong những năm qua NHNo&PTNT chi nhánh huyện Thạnh Trị - Sóc Trăng đã không ngừng phấn đấu vươn lên và đạt được nhiều thành tựu đáng kể, góp phần không nhỏ đưa nền kinh tế huyện nhà tiến thêm một bước trong quá trình hội nhập. Qua việc phân tích hoạt động tín dụng của Ngân hàng có thể thấy rằng Ngân hàng hoạt động tương đối hiệu quả. Qua hơn 3 năm nguồn vốn huy động của Ngân hàng luôn gia tăng đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vay vốn của người dân trong huyện. Bên cạnh đó quy mô hoạt động tín dụng của Ngân hàng ngày càng mở rộng, DSCV, DSTN và dư nợ liên tục tăng cao và tỷ lệ nợ xấu vẫn ở mức an toàn, điều này phản ánh phần nào hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng là khá tốt. Đạt được kết quả đó là do chỉ đạo sáng suốt của Ban lãnh đạo và sự phấn đấu không ngừng của đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ, yêu nghề, nhiệt tình với công việc, sẵn sàng về muộn, làm thêm giờ khi có công việc cần giải quyết đã giúp cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng đạt kết quả khả quan trong những năm qua.
Song song với những thành tựu đạt được, hoạt động tín dụng của Ngân hàng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro như: nguồn vốn huy động còn thấp, phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn điều chuyển từ cấp trên, làm gia tăng chi phí, giảm sự chủ động trong việc cho vay. Hơn nữa qua hơn 3 năm thì DSCV và dư nợ của Ngân hàng có dấu hiệu tăng chậm, từ đó cho thấy tốc độ tăng trưởng tín dụng còn thấp. Bên cạnh đó thì nợ xấu của Ngân hàng liên tục tăng cao, đặc biệt là nợ xấu ngắn hạn. Vì vậy đòi hỏi Ngân hàng cần có những biện pháp thiết thực nhất để giải quyết những vấn đề còn tồn tại trong hoạt động Ngân hàng để ngày càng giữ vững được vị thế của mình là một Ngân hàng chủ lực trong phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn, góp phần chung đem lại sự phát triển cho đất nước.
83
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đặng Trần Thiên Lan, 2013. Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang. Luận văn tốt nghiệp. Đại học Cần Thơ.
Nghị định 41/2010/NĐ-CP, 2010. Về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Quyết định 820/QĐHC-CTUBND của UBND tỉnh Sóc Trăng, 2011. Hỗ trợ nông dân mua máy gặt đập liên hợp.
Quyết định số 63/2010/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ, 2010. Vềchính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản.
Thái Văn Đại và Bùi Văn Trịnh, 2010. Giáo trình tiền tệ - ngân hàng. Đại học Cần Thơ.
Thái Văn Đại, 2012. Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại. Đại học Cần Thơ.
Thái Văn Đại, 2012. Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại. Đại học Cần Thơ.
Thông tư 19/2012/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước, 2012. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 30/2011/TT-NHNN ngày 28 tháng 9 năm 2011 quy định lãi suất tối đa đối với tiền gửibằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Tô Ngọc Thảo, 2013. Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Thạnh Trị tỉnh Sóc Trăng. Chuyên đề tốt nghiệp. Đại học Tây Đô.
PHÓ GIÁM