- Sóc Trăng
4.3 Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng của Ngân hàng theo ngành
HÀNG THEO NGÀNH
Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT huyện Thạnh Trị theo ngành cho thấy tính đa dạng hóa trong việc cho vay của Ngân hàng. Việc đa dạng hoá cho vay giúp Ngân hàng mở rộng phạm vi cho vay nhưng vẫn có thể duy trì những lĩnh vực mà Ngân hàng có lợi thế là cho vay nông nghiệp. Cách phân loại này giúp Ngân hàng theo dõi rủi ro và sinh lợi gắn liền với những ngành cho vay để có chính sách lãi suất, hạn mức và mở rộng cho vay phù hợp.
4.3.1 Phân tích doanh số cho vay
4.3.1.1 Giai đoạn 2011 - 2013
Bảng 4.13: Doanh số cho vay theo ngành trong giai đoạn 2011 – 2013 của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Thạnh Trị - Sóc Trăng
ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Nông nghiệp 142.764 169.872 190.653 27.108 18,99 20.781 12,23 Thương mại, dịch vụ 198.756 239.597 282.642 40.841 20,55 43.045 17,97 Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 2.464 3.653 4.685 1.189 48,25 1.032 28,25 Xây dựng 38.764 43.586 51.763 4.822 12,44 8.177 18,76 Ngành khác 24.763 31.074 38.652 6.311 25,49 7.578 24,39 Tổng 407.511 487.782 568.395 80.271 19,70 80.613 16,53
53 0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 Triệu đồng 2011 2012 2013 Năm Nông nghiệp Thương mại, dịch vụ Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Xây dựng
Ngành khác Tổng
Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT huyện Thạnh Trị
Hình 4.9 Biểu đồ thể hiện doanh số cho vay theo ngành của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Thạnh Trị - Sóc Trăng trong giai đoạn 2011 - 2013
* Nông nghiệp
Nhìn chung trong giai đoạn 2011 – 2013 DSCV ngành nông nghiệp liên tục tăng và chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng DSCV theo ngành (chiếm trên 30%). Năm 2012 DSCV ngành nông nghiệp là 169.872 triệu đồng tăng 18,99% tương ứng tăng 27.108 triệu đồng so với năm 2011. Năm 2013 con số này là 190.653 triệu đồng tăng 12,23% tương ứng tăng 20.781 triệu đồng so với năm 2012. Nguyên nhân DSCV nông nghiệp gia tăng là do Chính phủ đã ban hành các Nghị định về hỗ trợ cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn. Mặt khác thì đa số khách hàng của Ngân hàng làm nghề trồng lúa. Nhưng trong thời gian qua thì dịch bệnh đạo ôn gây hại cho cây lúa, giá cả vật tư nông nghiệp liên tục gia tăng nên nhu cầu vốn để phục vụ sản xuất là rất lớn. Đặc biệt là nhu cầu đầu tư máy móc (máy cày, máy gặt đặp liên hợp…) ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó thì người dân cũng cần vay vốn để mở rộng và cải tiến các mô hình chăn nuôi bò lấy thịt, nuôi gà thả vườn…. Chính những lý do trên mà DSCV nông nghiệp gia tăng. Tuy nhiên qua 3 năm DSCV nông nghiệp có xu hướng tăng chậm lại do Ngân hàng bắt đầu quan tâm hơn đến cho vay các lĩnh vực khác.
* Thương mại, dịch vụ
Cùng với sự gia tăng của lĩnh vực nông nghiệp, trong 3 năm qua lĩnh vực cho vay thương mại, dịch vụ cũng liên tục tăng cao, và đây là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng DSCV theo ngành (chiếm trên 45%). Năm 2012 DSCV thương mại, dịch vụ là 239.597 triệu đồng tăng 20,55% (tương ứng 40.841 triệu
54
đồng) so với năm 2011. Năm 2013 con số này là 282.642 triệu đồng tăng 17,97% (tương ứng 43.045 triệu đồng) so với năm 2012. Nguyên nhân là kinh tế của huyện ngày càng phát triển, đời sống người dân ngày càng được cải thiện nên nhu cầu chi tiêu phục vụ đời sống ngày càng tăng cao tạo điều kiện cho các công ty, DN tư nhân…mở rộng kinh doanh trong lĩnh vực này. Vì thế mà nhu cầu vay vốn cho lĩnh vực thương mại dịch vụ gia tăng. Đồng thời các cán bộ tín dụng luôn tích cực tìm kiếm những khách hàng tốt, có phương án khả năng tài chính tốt giúp họ có thể tiếp cận được nguồn vốn cho vay của Ngân hàng đã góp phần làm cho DSCV thương mại, dịch vụ tăng trưởng. Tuy nhiên cũng giống như cho vay nông nghiệp thì cho vay thương mại dịch vụ cũng đang có xu hướng tăng chậm lại do trong năm 2013 việc kinh doanh của nhiều khách hàng không thuận lợi nên nhu cầu đầu tư cho kinh doanh không cao.
* Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng thấp trong DSCV của Ngân hàng. Nhưng trong 3 năm trở lại đây cho vay công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã gia tăng nhanh chóng. Cụ thể năm 2012 DSCV ngành này đạt 3.653 triệu đồng tăng đến 48,25% (tương ứng 1.189 triệu đồng) so với năm 2011. Năm 2013 con số này là 4.685 triệu đồng tăng 28,25% (tương ứng 1.032 triệu đồng) so với năm 2012. Sở dĩ có sự tăng lên nhanh chóng này là do với vị trí địa lý thuận lợi đã tạo điều kiện cho ngành công nghiệp phát triển đặc biệt là các công ty chế biến nông sản, thủy sản (tôm, cá) ngày càng mở rộng quy mô, cải tiến kỹ thuật nên cần đến nguồn vốn cho vay của Ngân hàng giúp cho DSCV đối với lĩnh vực này tăng lên nhanh chóng. Mặt khác thi ngành tiểu thủ công nghiệp đang thiếu hụt về nguồn nguyên liệu đầu vào khiến giá nguyên liệu đầu vào gia tăng làm gia tăng nhu cầu vay vốn Ngân hàng. Vì thế mà trong 3 năm qua Ngân hàng luôn chủ chủ động kịp thời đáp ứng nhu cầu vay vốn của DN trong lĩnh vực này. Đặc biệt Ngân hàng luôn có những chính sách ưu đãi tín dụng tạo điều kiện thuận lợi cho DN hoạt động sản xuất giúp DSCV ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng trưởng. Tuy nhiên năm 2013 thì do khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm nên nhiều DN làm ăn thua lỗ không đủ điều kiện để vay vốn Ngân hàng nên DSCV trong năm nay tăng với tốc độ thấp hơn năm 2012.
* Xây dựng
DSCV ngành xây dựng liên tục tăng trưởng trong những năm trở lại đây. Cụ thể năm 2012 DSCV ngành xây dựng là 43.586 triệu đồng tăng 12,44% so với năm 2011. Năm 2013 con số này là 51.763 triệu đồng tăng 18,76% so với năm
55
2012. Nguyên nhân là do xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, và huyện Thạnh Trị cũng đang trên đà phát triển đã tạo điều kiện cho các công trình, dự án khả thi mới ra đời. Nắm bắt được tiềm năng phát triển của chúng Ngân hàng đã chú trọng đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực này đã làm cho DSCV ngành xây dựng gia tăng qua 3 năm. Đồng thời thì do nhu cầu đời sống của người dân ngày càng cao nên làm gia tăng nhu cầu vay vốn cho xây dựng, sửa chữa nhà.
* Ngành khác
Đó là các khoản vay cho tiêu dùng đời sống của người dân và cán bộ, công nhân viên. Khoản vay này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng lại có chiều hướng tăng ổn định qua từng năm. Năm 2012 DSCV ngành khác đạt 31.074 triệu đồng tăng 25,49% so với năm 2011. Năm 2013 con số này là 38.652 triệu đồng tăng 24,39% so với năm 2012. Do mức sống của người dân ngày càng cao kéo theo đó là sự gia tăng nhu cầu sử dụng vốn làm cho DSCV đối với ngành khác gia tăng.
Qua việc phân tích DSCV theo ngành ta thấy doanh số này luôn gia tăng qua từng năm. Hơn nữa ngoài việc tập trung cho vay nông nghiệp là chủ yếu thì Ngân hàng cũng đã quan tâm nhiều hơn đến việc cho vay các ngành kinh tế khác giúp Ngân hàng ngày càng nâng cao tầm quan trọng của mình trong sự phát triển của nền kinh tế địa phương. Tuy nhiên trong thời gian tới Ngân hàng cần quan tâm hơn nữa đến cho vay nông nghiệp vì đây ngành tuy đem lại lợi nhuận thấp cho Ngân hàng nhưng có độ rủi ro thấp và là thế mạnh của Ngân hàng.
4.3.1.2 Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2014
Bảng 4.14: Doanh số cho vay theo ngành trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2014 của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Thạnh Trị - Sóc Trăng
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2014 Chênh lệch 2014/2013 Năm 2013 Năm 2014 Số tiền Tỷ lệ (%) Nông nghiệp 89.525 111.651 22.126 24,71 Thương mại, dịch vụ 144.354 151.875 7.521 5,21 Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 2.458 2.854 396 16,11
Xây dựng 23.587 26.872 3.285 13,93
Ngành khác 19.352 20.854 1.502 7,76
Tổng 279.276 314.106 34.830 12,47
56 0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 350.000 Triệu đồng 2013 2014 Năm Nông nghiệp Thương mại, dịch vụ
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Xây dựng
Ngành khác Tổng
Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT huyện Thạnh Trị
Hình 4.10 Biểu đồ thể hiện doanh số cho vay theo ngành của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Thạnh Trị - Sóc Trăng 6 tháng đầu năm 2013, 2014
* Nông nghiệp
Trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2014 DSCV ngành nông nghiệp tiếp tục gia tăng đến 24,71% (tương đương 22.216 triệu đồng) so với cùng kỳ năm 2013, điều này chứng tỏ Ngân hàng đã thực hiện tốt mục tiêu của mình là đẩy mạnh cho vay nông nghiệp. Nguyên nhân là do Ngân hàng luôn thực hiện mục tiêu đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu vốn của nông dân, Ngân hàng luôn phân công các cán bộ tín dụng đến các xã tìm hiểu nhu cầu vay vốn của họ, nên giúp nhiều hộ nông dân dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn cho vay của Ngân hàng từ đó gia tăng DSCV nông nghiệp của Ngân hàng.
* Thương mại, dịch vụ
Với vai trò là ngành luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng DSCV, nhưng trong 6 tháng đầu năm DSCV của ngành này chỉ tăng 5,21% (tương đương 7.521 triệu đồng) so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân là do trong 6 tháng đầu năm 2014 sức mua của người dân thấp, hàng tồn kho của DN còn ứ đọng, nên nhiều DN còn e ngại trong việc vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó thì nhiều DN cũng có nhu cầu vay vốn nhưng do không đáp ứng đủ điều kiện để vay vốn của Ngân hàng đã làm cho DN không thể tiếp cận được các khoản cho vay của Ngân hàng. Chính vì vậy mà trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2014 DSCV ngành thương mại dịch vụ tăng chậm. Vì vậy để gia tăng hơn nữa DSCV ngành này thì
57
trong 6 tháng cuối năm 2014 Ngân hàng cần giúp khách hàng có thể tiếp cận được nguồn vốn vay.
* Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng
Nhìn chung DSCV ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành xây dựng đã có sự gia tăng nhanh trong 6 tháng đầu năm 2014. Cụ thể cho vay ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng 16,11% (tương đương 396 triệu đồng) so với cùng kỳ năm 2013, cho vay ngành xây dựng tăng 13,93% (tương đương 3.285 triệu đồng) so với cùng kỳ năm 2013. Sở dĩ có sự gia tăng nhanh là do sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện đã làm gia tăng nhu cầu vay vốn đối với các ngành này.
* Ngành khác
Trong 6 tháng đầu năm 2014 cho vay ngành khác gia tăng tương đối chậm. Cụ thể trong 6 tháng đầu năm 2014 cho vay ngành khác tăng 7,76% (tương đương 1.502 triệu đồng) so với cùng kỳ năm 2013. Do giá cả xăng dầu, hàng hóa gia tăng nên người dân cẩn thận hơn trong việc chi tiêu. Điều này đòi hỏi Ngân hàng cần gia tăng hơn nữa DSCV ngành này vì đây là một kênh cho vay khá an toàn.
4.3.2 Phân tích doanh số thu nợ
4.3.2.1 Giai đoạn 2011 - 2013
Bảng 4.15: Doanh số thu nợ theo ngành trong giai đoạn 2011 – 2013 của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Thạnh Trị - Sóc Trăng
ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Nông nghiệp 127.854 145.016 177.731 17.162 13,42 32.715 22,56 Thương mại, dịch vụ 161.156 216.263 254.185 55.107 34,19 37.922 17,54 Công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp 1.904 2.933 4.355 1.029 54,04 1.422 48,48 Xây dựng 34.670 41.812 43.437 7.142 20,60 1.625 3,89 Ngành khác 23.359 25.463 34.056 2.104 9,01 8.593 33,75 Tổng 348.943 431.487 513.764 82.544 23,66 82.277 19,07
58 0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 Triệu đồng 2011 2012 2013 Năm Nông nghiệp Thương mại, dịch vụ
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Xây dựng
Ngành khác Tổng
Hình 4.11 Biểu đồ thể hiện doanh số thu nợ theo ngành của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Thạnh Trị - Sóc Trăng trong giai đoạn 2011 - 2013
* Nông nghiệp
Trong những năm qua việc NHNN và Chính phủ luôn có những chính sách ưu tiên, và tạo điều kiện cho ngành nông nghiệp phát triển như cho vay hạn chế tổn thất sau thu hoạch, cho vay ngành sản xuất lúa gạo, cho vay chăn nuôi… giúp khách hàng có được nguồn vốn vay để cải tiến kỹ thuật, thực hiện sản xuất tốt hơn, giảm thiểu chi phí sản xuất. Đồng thời chính quyền địa phương cũng có các biện pháp chỉ đạo, hỗ trợ giúp việc trồng trọt của người dân đạt hiệu quả tốt tránh được nhiều thiệt hại sau thu hoạch, nên làm gia tăng thu nhập cho người dân, giúp họ trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng. Hơn nữa những người nông dân thường là những khách hàng tốt, luôn ý thức trong việc trả nợ cũng góp phần gia tăng DSTN đối với ngành này. Bên cạnh đó thì Ban lãnh đạo cũng quản lí tốt khi phân công lịch trực công tác cho cán bộ tín dụng xuống các xã để từ đó kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay và nhắc nhở khách hàng trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng làm cho DSTN đối với ngành nông nghiệp của Ngân hàng đạt hiệu quả. Cụ thể DSTN ngành nông nghiệp của Ngân hàng tăng đều qua từng năm theo sự gia tăng của DSCV, năm 2012 DSTN đạt 145.016 triệu đồng tăng 17.162 triệu đồng (tương ứng 13,42%) so với năm 2011, năm 2013 con số này là 177.731 triệu đồng tăng 32.715 triệu đồng (tương ứng 22,56%) so với năm 2012.
* Thương mại, dịch vụ
Nhìn chung DSTN của lĩnh vực thương mại, dịch vụ tăng dần qua 3 năm. Năm 2012 DSTN đạt 216.263 triệu đồng tăng 55.107 triệu đồng (tương ứng 34,19%) so với năm 2011. Năm 2013 con số này là 254.185 triệu đồng tăng
59
37.922 triệu đồng (tương ứng 17,54%) so với năm 2012. Vì đối tượng cho vay của lĩnh vực này phần lớn là người có thu nhập cao nên khả năng thu hồi nợ đối với các món vay này là rất lớn. Hơn nữa việc Ngân hàng đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng đã giúp họ sản xuất kinh doanh tốt hơn. Đồng thời việc luôn tìm hiểu kỹ về khách hàng cho vay của cán bộ tín dụng đã giúp DSTN của Ngân hàng trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ đạt kết quả ngoài mong đợi. Tuy nhiên trong năm 2013 DSTN ngành thương mại, dịch vụ của Ngân hàng có tốc độ tăng chậm lại là do DSCV ngành này trong năm nay tăng chậm, vì tình hình khó khăn chung của tỉnh làm giảm sức mua của người dân khiến việc kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ gặp khó khăn làm giảm nhu cầu vay vốn, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho Ngân hàng.
* Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Do chính quyền địa phương luôn quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi cho ngành công nghiệp phát triển đặc biệt là các công ty chế biến nông sản, thủy sản, rau củ quả vì đây cũng là một trong những tiềm năng phát triển của huyện. Hơn nữa trong những năm qua hoạt động sản xuất kinh doanh của lĩnh vực này đang phát triển tốt đã góp phần giúp khách hàng trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng làm cho DSTN tăng. Cụ thể, năm 2012 DSTN đạt 2.933 triệu đồng tăng 1.029 triệu đồng (tương ứng 54,04%) so với năm 2011. Năm 2013 con số này đạt 4.355 triệu đồng tăng 1.422 triệu đồng (tương ứng 48,48%) so với năm 2012. DSTN thể hiện khả năng trả nợ của khách hàng, nên doanh số này tăng cao cho thấy đời sống của người dân trong huyện ngày càng được cải thiện và thể hiện sự đầu tư hợp lý cũng như khả năng thu nợ của Ngân hàng.
* Xây dựng
Cùng với sự gia tăng của DSCV thì DSTN của Ngân hàng đối với lĩnh vực xây dựng cũng gia tăng trong giai đoạn 2011 – 2013. Năm 2012 DSTN ngành xây