- Sóc Trăng
4.1.2 Tình hình huy động vốn của Ngân hàng
Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn huy động trong hoạt động tín dụng nên Ngân hàng luôn chú trọng đến công tác huy động vốn nhàn rỗi từ dân cư và các tổ chức kinh tế. Nguồn vốn này gia tăng giúp Ngân hàng bổ sung được vốn đáp ứng ngày càng hiệu quả nhu cầu vay vốn của khách hàng với mức chi phí sử dụng vốn thấp.
4.1.2.1 Giai đoạn 2011 - 2013
Bảng 4.3: Tình hình huy động vốn trong giai đoạn 2011 – 2013 của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Thạnh Trị - Sóc Trăng
ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tiền gửi không
kỳ hạn 9.872 10.324 14.542 452 4,58 4.218 40,86 Tiền gửi kỳ hạn < 12 tháng 107.640 108.517 107.890 877 0,81 (627) (0,58) Tiền gửi kỳ hạn > 12 tháng 11.953 29.634 41.736 17.681 147,92 12.102 40,84 Vốn huy động 129.465 148.475 164.168 1.901 14,68 15.693 10,57
Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT huyện Thạnh Trị
0 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 140.000 160.000 180.000 Triệu đồng 2011 2012 2013 Năm
Tiền gửi không kỳ hạn Tiền gửi kỳ hạn < 12 tháng Tiền gửi kỳ hạn > 12 tháng Vốn huy động
Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT huyện Thạnh Trị
Hình 4.1 Biểu đồ thể hiện tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Thạnh Trị - Sóc Trăng trong giai đoạn 2011 – 2013
34
Trong giai đoạn 2011 – 2013, tuy phải đối mặt với nhiều khó khăn trong việc huy động tiền gửi từ dân cư và các tổ chức kinh tế, nhưng để có thể gia tăng được nguồn vốn huy động Ngân hàng đã thực hiện nhiều cách thức khác nhau trong công tác huy động vốn. Nhờ vậy, tốc độ tăng trưởng vốn huy động luôn gia tăng qua từng năm.
* Tiền gửi không kỳ hạn
Đây là loại tiền gửi thanh toán mà khi gửi vào, khách hàng có thể rút ra bất cứ lúc nào mà không cần phải báo trước cho ngân hàng, và ngân hàng phải thỏa mãn yêu cầu đó của khách hàng. Do tính không ổn định nên lãi suất huy động đối với loại tiền gửi này thấp hơn nhiều so với các loại tiền gửi khác. Ngân hàng có thể sử dụng nguồn vốn này để đầu tư, cho vay nhưng buộc phải trích lập một tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo quy định nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động của Ngân hàng. Loại tiền gửi này chỉ chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng.
Nhìn chung tiền gửi không kỳ hạn tăng dần qua từng năm, năm 2011 tiền gửi này chỉ đạt 9.872 triệu đồng thì sang năm 2012 đã tăng lên 10.324 triệu đồng tăng với tốc độ chậm 4,58% (452 triệu đồng) so với năm 2011. Là do những dịch vụ thanh toán và chăm sóc khách hàng của Ngân hàng chưa được thực hiện tốt, nhưng cũng đã giúp đẩy mạnh việc giảm lượng thanh toán bằng tiền mặt của Ngân hàng phù hợp với quy định của NHNN. Đến năm 2013 công tác huy động vốn tiền gửi đã phát huy được tác dụng khi trong năm nay số lượng tiền gửi không kỳ hạn đạt 14.542 triệu đồng tăng với tốc độ rất nhanh 40,86% (4.218 triệu đồng) so với năm 2012.
* Tiền gửi có kỳ hạn
Tiền gửi kỳ hạn < 12 tháng là loại tiền gửi chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn huy động và tăng trưởng chậm qua từng năm. Năm 2011 lượng tiền gửi này đạt 107.890 triệu đồng, năm 2012 là 108.517 triệu đồng chỉ tăng 0,81% so với năm 2011 và sang năm 2013 thì lượng tiền này giảm với tốc độ chậm đạt 107.890 triệu đồng giảm 0,58% so với năm 2012. Nguyên nhân là do đời sống của người dân trong huyện còn khó khăn, đa số người dân trong huyện hoạt động sản xuất nông nghiệp nên nguồn vốn nhàn rỗi chỉ trong thời gian ngắn nên làm cho lượng tiền gửi kỳ hạn < 12 tháng chiếm tỷ trọng cao. Tuy nhiên do lãi suất huy động đối với loại tiền gửi này liên tục giảm đã làm cho lượng tiền gửi này tăng trưởng chậm.
35
Tiền gửi có kỳ hạn > 12 tháng tuy chiếm tỷ trọng không cao bằng tiền gửi kỳ hạn < 12 tháng nhưng cũng là nguồn vốn quan trọng để tạo lập vốn kinh doanh cho Ngân hàng. Nhìn chung loại tiền gửi này gia tăng nhanh chóng qua 3 năm. Năm 2011 loại tiền gửi này là 11.953 triệu đồng, năm 2012 đã tăng lên 29.634 triệu đồng tăng 147,92% so với năm 2011, đến năm 2013 đạt 41.736 triệu đồng tăng 40,84% so với năm 2012. Nguyên nhân của sự gia tăng đột biến của lượng tiền gửi kỳ hạn > 12 tháng trong thời gian qua là do kỳ hạn càng dài thì lãi suất khách hàng được hưởng càng cao giúp khách hàng có tiền nhàn rỗi không kinh doanh được hưởng tiền lãi lâu dài. Đồng thời thì việc lãi suất liên tục biến động nên gửi tiền với kỳ hạn > 12 tháng sẽ giúp khách hàng hạn chế được các rủi ro khi lãi suất giảm. Đặc biệt thì trong năm 2012 NHNN đã ban hành Thông tư 19/2012//TT-NHNN cho phép các NHTM tự ấn định lãi suất huy động kỳ hạn từ 12 tháng trở lên giúp Ngân hàng có thể đưa ra những mức lãi suất ưu đãi nhằm thu hút khách hàng gửi tiền, cùng với đó là việc thị trường bất động sản đóng băng trong thời gian vừa qua và sự biến động của thị trường chứng khoán thì việc gửi tiền vào Ngân hàng là lựa chọn hàng đầu của nhiều người. Bên cạnh đó thì nguồn tiền gửi kỳ hạn > 12 giúp Ngân hàng đáp ứng nhu cầu cho vay trung và dài hạn với lãi suất cao từ đó đem lại hiệu quả cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng
Tóm lại, việc tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn liên tục tăng trong 3 năm qua là điều đáng mừng cho NHNo&PTNT chi nhánh huyện Thạnh Trị vì nó đem lại nguồn vốn lớn, đáp ứng nhu cầu cho vay ngắn hạn chủ yếu của Ngân hàng và mở rộng hơn nữa hoạt động cho vay trung và dài hạn, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vay vốn của khách hàng.
4.1.2.2 Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2014
Bảng 4.4: Tình hình huy động vốn trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2014 của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Thạnh Trị - Sóc Trăng
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm Chênh lệch 2014/2013 Năm 2013 Năm 2014 Số tiền Tỷ lệ (%) Tiền gửi không kỳ hạn 13.527 16.528 3.001 22,19 Tiền gửi kỳ hạn < 12 tháng 108.123 115.241 7.118 6,58 Tiền gửi kỳ hạn > 12 tháng 36.524 48.956 12.432 34,04
Vốn huy động 158.174 180.725 22.551 14,26
36 0 50.000 100.000 150.000 200.000 Triệu đồng 2013 2014 Năm
Tiền gửi không kỳ hạn Tiền gửi kỳ hạn < 12 tháng Tiền gửi kỳ hạn > 12 tháng Vốn huy động
Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT huyện Thạnh Trị
Hình 4.2 Biểu đồ thể hiện tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Thạnh Trị - Sóc Trăng trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013, 2014
Qua bảng số liệu ta thấy, trong 6 tháng đầu năm 2014 nguồn vốn huy động của Ngân hàng gia tăng nhanh. Cụ thể trong 6 tháng đầu năm 2014 tiền gửi không kỳ hạn của Ngân hàng tăng 22,19% (tương đương 3.001 triệu đồng) so với cùng kỳ năm 2013, điều này cho thấy lượng tiền này tăng lên nhanh chóng, nguyên nhân là do nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt của khách hàng ngày càng gia tăng, cũng như việc Ngân hàng ngày càng đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ thanh toán đã thu hút được nhiều khách hàng quan tâm đến loại tiền gừi này, nên làm gia tăng lượng tiền gửi không kỳ hạn trong 6 tháng đầu năm 2014. Bên cạnh đó thì lượng tiền gửi kỳ hạn < 12 tháng lại tương đối ổn định khi tăng 6,58% (tương đương 7.118 triệu đồng) so với cùng kỳ năm 2013, nguyên nhân là do đa số khách hàng của Ngân hàng hoạt động sản xuất kinh doanh ngắn hạn nên việc gửi tiền với kỳ hạn ngắn giúp khách hàng có được một khoản tiền lãi đối với lượng tiền tạm thời nhàn rỗi này. Trong khi đó thì trong 6 tháng đầu năm 2014 Ngân hàng lại có được sự gia tăng đáng kể đối với loại tiền gửi có kỳ hạn > 12 tháng, khi lượng tiền này đã tăng 34,04% so với cùng kỳ năm 2013, có được kết quả đó là do việc lãi suất liên tục giảm đã khiến cho nhiều người có lượng tiền nhàn rỗi đã chuyển sang gửi tiền với kỳ hạn > 12 tháng nhằm được hưởng tiền lãi cao và ổn định. Đặc biệt thì trong 6 tháng đầu năm Ngân hàng đã đưa các mức lãi suất ưu đãi đối với lượng tiền gửi này nên làm cho lượng tiền gửi có kỳ hạn > 12 tháng gia tăng.
37
Tóm lại trong 6 tháng đầu năm 2014 lượng vốn huy động của Ngân hàng đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, khi lượng tiền gửi không kỳ hạn, và lượng tiền gửi kỳ hạn > 12 tháng tăng nhanh, hơn nữa Ngân hàng còn duy trì được sử ổn định đối với loại tiền gửi kỳ hạn < 12 tháng điều này chứng tỏ mặc dù lãi suất liên tục giảm nhưng Ngân hàng luôn có những chính sách huy động vốn kịp thời hợp lý theo sự biến động của lãi suất. Vì thế trong thời gian tới Ngân hàng cần phát huy và hoàn thiện hơn nữa các chiến lược huy động vốn của mình giúp đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vốn cho hoạt động tín dụng.