Phân tích nợ xấu

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện thạnh trị, sóc trăng (Trang 62 - 65)

- Sóc Trăng

4.2.4Phân tích nợ xấu

4.2.4.1 Giai đoạn 2011 - 2013

Bảng 4.11: Nợ xấu theo thời hạn trong giai đoạn 2011 – 2013 của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Thạnh Trị - Sóc Trăng

ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 Số tiền Tỷ lệ (%) tiền Số Tỷ lệ (%) Ngắn hạn 10 1.078 3.049 1.068 10.680,00 1.971 182,84 Trung và dài hạn 47 110 196 63 134,04 86 78,18 Tổng 57 1.188 3.245 1.131 1.984,21 2.057 173,15

Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT huyện Thạnh Trị

Nhìn chung nợ xấu của Ngân hàng tăng lên nhanh chóng trong 3 năm qua. Năm 2011 nợ xấu của Ngân hàng đạt 57 triệu đồng, sang năm 2012 nợ xấu tăng lên và đạt 1.188 triệu đồng tăng 1.131 triệu đồng (tương ứng 1.984,21%) so với năm 2011. Năm 2013 nợ xấu tăng lên và đạt 3.245 triệu đồng tăng 2.057 triệu đồng (tương ứng 173,15%) so với năm 2012. Nguyên nhân là do thiên tai, dịch bệnh liên tục xảy ra ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều khách hàng. Bên cạnh đó do mỗi cán bộ tín dụng phải phụ trách nhiều món vay

50

nên không thể kiểm soát hết được, nên nhiều khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích dẫn đến nợ xấu gia tăng.

Trong các khoản nợ xấu thì nợ xấu ngắn hạn ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ xấu của Ngân hàng và liên tục tăng cao qua 3 năm. Năm 2011 nợ xấu ngắn hạn chỉ 10 triệu đồng, năm 2012 nợ xấu tăng lên và đạt 1.078 triệu đồng tăng 1.068 triệu đồng (tương ứng 10.680,00%) so với năm 2011. Năm 2013 con số này tăng lên 3.049 triệu đồng tăng 1.971 triệu đồng (tương ứng 182,84%) so với năm 2012. Việc DSCV ngắn hạn ngày càng tăng cao cũng chính là nguyên nhân làm cho nợ xấu ngắn hạn tăng cao. Hơn nữa tình hình dịch bệnh, thiên tai dù được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, nhưng do thiệt hại quá lớn nên nhiều món nợ vẫn chưa thu hồi được, để tạo điều kiện cho khách hàng phục hồi sản xuất Ngân hàng đã gia hạn thêm thời hạn trả nợ của các món vay khiến nợ xấu ngắn hạn tăng lên nhanh chóng nhất là trong năm 2012. Sang năm 2013 thì với nhiều biện pháp tích cực trong xử lý nợ xấu của Ngân hàng và với mục tiêu đẩy mạnh cho vay nhưng vẫn đảm bảo an toàn hoạt động đã góp phần làm cho tỷ lệ nợ xấu tăng chậm lại.

Bên cạnh khoản nợ xấu ngắn hạn, thì nợ xấu trung và dài hạn của Ngân hàng cũng tăng dần qua 3 năm. Năm 2011 nợ xấu trung và dài hạn là 47 triệu đồng, năm 2012 con số này là 110 triệu đồng, tăng 63 triệu đồng (tương ứng 134,04%) so với năm 2011. Năm 2013 con số này là 196 triệu đồng, tăng 86 triệu đồng (tương ứng 78,18%) so với năm 2012. Nguyên nhân là do đây là các món vay trung và dài hạn nên việc theo dõi bám sát món vay bị hạn chế dễ dẫn đến việc nhiều người dân sử dụng vốn vay sai mục đích đã làm cho khoản nợ xấu này tăng cao. Đặc biệt do tình hình kinh tế khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của nhiều DN khi hàng tồn kho ứ đọng, DN không thu được lợi nhuận nên mất khả năng trả nợ cho Ngân hàng làm nợ xấu tăng cao.

Trong hoạt động tín dụng thì việc phát sinh nợ xấu là không thể tránh khỏi, nhưng việc nợ xấu của Ngân hàng liên tục tăng cao trong giai đoạn 2011 – 2013, đặc biệt là sự gia tăng nhanh của nợ xấu ngắn hạn là điều đáng lo ngại đòi hỏi Ngân hàng phải quan tâm nhiều hơn đến công tác thẩm định hồ sơ vay vốn, và thực hiện tốt các công tác sau cho vay để kịp thời nhận biết những rủi ro nhằm tránh nợ xấu tăng cao.

51

4.2.4.2 Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2014

Bảng 4.12: Nợ xấu theo thời hạn trong giai đoạn 6 tháng đầu năm của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Thạnh Trị - Sóc Trăng

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm Chênh lệch 2014/2013 Năm 2013 Năm 2014 Số tiền Tỷ lệ (%)

Ngắn hạn 2.557 5.746 3.189 124,72

Trung và dài hạn 296 348 52 17,57

Tổng 2.853 6.094 3.241 113,60

Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT huyện Thạnh Trị

Nhìn chung giai đoạn 6 tháng đầu năm 2014 nợ xấu của Ngân hàng tiếp tục tăng. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2014 tổng nợ xấu của Ngân hàng đã đạt 6.094 triệu đồng tăng 113,60% (tương đương 3.241 triệu đồng) so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó nợ xấu ngắn hạn tăng đến 124,72% (tương đương 3.189 triệu đồng) so với cùng kỳ năm 2013, nợ xấu trung và dài hạn chỉ tăng 17,57% (tương đương 52 triệu đồng) so với cùng kỳ năm 2013. Dù Ngân hàng đã tích cực thực hiện nhiều biện pháp nhằm hạn chế nợ xấu nhưng việc cơ cấu lại thời hạn cho nhiều khoản vay do ảnh hưởng của dịch bệnh nên nhiều món vay vẫn chưa thể thu hồi được. Bên cạnh đó với việc thực hiện tốt công tác thẩm định đối với các món vay trung và dài hạn đã giúp Ngân hàng hạn chế được sự gia tăng của nợ xấu trung và dài hạn. Tuy nhiên để tránh nợ xấu tiếp tục tăng cao trong thời gian tới điều quan trọng nhất là Ngân hàng cần thận trọng ngay từ khâu quyết định cho khách hàng vay vốn, quản lý chặt chẽ quá trình sau cho vay và tiếp tục có những những biện pháp để xử lý nợ xấu của Ngân hàng.

Qua việc phân tích thực trạng hoạt động tín dụng theo thời hạn của NHNo&PTNT huyện Thạnh Trị có thế thấy rằng trong hơn 3 năm qua Ngân hàng luôn tập trung cho vay ngắn hạn để phù hợp với tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện. Qua hơn 3 năm DSCV của Ngân hàng liên tục tăng kéo theo đó là sự gia tăng của DSTN và dư nợ. Điều này chứng tỏ rằng Ngân hàng ngày càng mở rộng quy mộ hoạt động tín dụng và công tác thu hồi nợ và cho vay của Ngân hàng cũng đạt được hiệu quả. Nhưng bên cạnh đó thì qua hơn 3 năm nợ xấu của Ngân hàng liên tục gia tăng, đặc biệt là nợ xấu ngắn hạn do ảnh hưởng của nhiều yếu tố khách quan như: thiên tai, dịch bệnh, tình hình khó khăn của DN, nhưng trong đó còn là do sự kiểm soát chưa được chặt chẽ của cán bộ tín dụng nên làm cho nợ xấu tăng cao.

52

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện thạnh trị, sóc trăng (Trang 62 - 65)