Tổng dư nợ/vốn huy động

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện thạnh trị, sóc trăng (Trang 85 - 86)

- Sóc Trăng

4.4.1Tổng dư nợ/vốn huy động

4.4.1.1 Giai đoạn 2011 - 2013

Chỉ số này cho biết khả năng sử dụng vốn huy động của ngân hàng vào mục đích cho vay. Chỉ số này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt cho Ngân hàng. Chỉ số này quá lớn thì khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp, ngược lại chỉ số này quá nhỏ thì Ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động không hiệu quả. Qua bảng số liệu ta thấy tổng dư nợ/vốn huy động của NHNo&PTNT chi nhánh Thạnh Trị liên tục tăng qua 3 năm. Năm 2011 chỉ số này đạt 2,01 lần (nghĩa là bình quân 2,01 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia, còn lại 1,01 đồng là vốn điều chuyển từ cấp trên), năm 2012 chỉ số này là 2,13 lần tăng 0,12 lần so với năm 2011 và năm 2013 chỉ số này là 2,26 lần tăng 0,13 lần so với năm 2012. Qua đó có thể thấy Ngân hàng đã thực hiện tốt công tác sử dụng vốn, nhưng công tác huy động vốn thì chưa được tốt. Nguyên nhân do tốc độ gia tăng của dư nợ luôn cao hơn tốc độ gia tăng của vốn huy động (Năm 2012: tốc độ tăng của dư nợ là 21,64%, tốc độ tăng của vốn huy động là 14,68%; Năm 2013: tốc độ tăng của dư nợ là 17,27%, tốc độ tăng của vốn huy động là 10,57%). Ngân hàng

73

luôn sử dụng triệt để nguồn vốn huy động vào cho vay, khi thường xuyên đưa ra các chiến lược về khách hàng và lãi suất nhằm thu hút khách hàng đến giao dịch tại Ngân hàng từ đó góp phần đẩy mạnh hoạt động tín dụng. Mặt khác thì công tác huy động vốn của Ngân hàng chưa được thực hiện tốt. Mặc dù vốn huy động năm sau luôn cao hơn năm trước, nhưng nguồn vốn huy động còn thấp, Ngân hàng phải phụ thuộc vào vốn điều chuyển từ cấp trên làm gia tăng chi phí sử dụng vốn và hạn chế sự chủ động trong việc cho vay. Vì thế Ngân hàng cần có nhiều biện pháp hơn nữa nhằm thu hút khách hàng gửi tiền để gia tăng nguồn vốn huy động.

4.4.1.2 Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2014

Nhìn chung trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2014 dư nợ/vốn huy động của Ngân hàng giảm và đạt 2,07 lần (nghĩa là bình quân 2,07 đồng dư nợ có sự tham gia của 1 đồng vốn huy động và 1,07 đồng vốn điều chuyển từ cấp trên) giảm 0,14 lần so với cùng kỳ năm 2013. Điều này chứng tỏ công tác huy động và sử dụng vốn của Ngân hàng tương đối hiệu quả. Nguyên nhân khiến là do trong 6 tháng đầu năm 2014 vốn huy động của Ngân hàng tăng với tốc độ cao hơn tốc độ tăng của dư nợ (tốc độ tăng của vốn huy động: 14,26%; tốc độ tăng của dư nợ: 7,45%). Do nhu cầu vay vốn của khách hàng trong 6 tháng đầu năm tăng chậm. Hơn nữa thì với nhiều biện pháp tích cực trong công tác huy động vốn đã góp phân vào sự gia tăng đáng kể của lượng tiền gửi khách hàng. Tuy nhiên thì nguồn vốn huy động vẫn còn thấp và việc Ngân hàng chỉ tập trung sử dụng nguồn vốn huy động này vào công tác cho vay nên có thể gây rủi ro cho Ngân hàng. Do đó trong tương lai Ngân hàng cần đầu tư vốn vào nhiều lĩnh vực kinh doanh khác, giúp phân tán rủi ro, đồng thời nâng cao khả năng sinh lời cho Ngân hàng.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện thạnh trị, sóc trăng (Trang 85 - 86)